Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Ai muốn thử “cảm giác an ninh” của Nga?




Có lẽ đến bây giờ có rất ít người qua tâm đến cụm từ “khiêu khích rất nguy hiểm” của chính quyền Kiev mà điện Kremlin đã tuyên bố trước sự cố eo biển Kerch vừa qua.
Vậy tại sao điện Kremlin lại cho rằng đó là sự khiêu khích rất nguy hiểm? Và liệu đứng đằng sau sự kiện này có các thế lực Mỹ-NATO phê duyệt kế hoạch hay không?
Muốn hiểu, nhận thức được điều đó, chúng ta cần phải biết mục tiêu chính trị và quân sự của chính quyền Kiev cần đạt được khi gây ra sự cố xung đột này tại eo biển Kerch như thế nào…
1, Mục tiêu chính trị
- Tố cáo hành động “hung hăng của Nga” (thực tế là Nga không thể không hành động như vậy, như ta đã biết khi an ninh bị đe dọa) qua đó kích động chiến dịch chống Nga cuồng loạn tiếp tục ở Phương Tây, để gia tăng các biện pháp trừng phạt với Nga của EU.
- Từ đó có lý do chính đáng “chống sự xâm lược, hung hăng của Nga” để tiếp nhận vũ khí trang bị viện trợ từ phương Tây.
- Kích động tư tưởng bài Nga, chống Nga trong nước nhằm loại bỏ, ngăn chặn quyền lực của các ứng cử viên trung thành của Nga để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Ukraine ngày 31/3/2018.
Rõ ràng là chính quyền Kiev đã gần như đạt được bước khởi đầu chỉ bằng hành động của chiếc tàu kéo với 2 con tàu muỗi. Người Nga biết đó là sự khiêu khích để ăn vạ song do tính chất nguy hiểm của tình huống nên buộc Nga phải ra tay theo cách bị coi là “hung hăng, quyết liệt”…
2, Mục tiêu quân sự
Có lẽ tính chất nguy hiểm được biểu hiện rõ nhất trong mục tiêu quân sự mà chính quyền Kiev muốn đạt được…
- Chuẩn bị phá vỡ hiệp ước với Nga về biển Azov ký năm 2003.
Như chúng ta biết, năm 2003, Nga và Ukraine đã ký một hiệp ước về biển Azov, theo đó coi đây là biển nội địa của chỉ 2 quốc gia mà không có bất kỳ một lực lượng hải quân của quốc gia nào được phép hiện diện tại đây.
Việc phá vỡ hiệp ước này, chính quyền Kiev cố tình biến Azov thành biển công (biển quốc tế), lúc đó tàu chiến NATO sẽ có cơ sở pháp lý hoạt động sát nách Nga, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh sống còn của Nga.
Không phải ý đồ này của Kiev sau sự cố eo biển Kerch mà từ trước đó, Kiev đã yêu cầu NATO can thiệp vào Azov nhưng Nga đã tuyên bố lạnh lùng: Nga sẽ không cho phép Hải quân NATO có mặt tại đây! (Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov).
- Mục tiếu thứ hai, mục tiêu này được coi là cực kỳ nguy hiểm, đó là tìm cách tấn công cầu Crimea.
Có lẽ điều nhức nhối nhất của chính quyền Kiev và của Mỹ-NATO-EU là cây cầu Crimea. Cây cầu là biểu tượng sức mạnh Nga hiện đại mà không thời nào, thế lực nào có thể làm nên được.
Chính cây cầu này đã biến eo biển Kerch thành của Nga hoàn toàn, chính cây cầu này đã kết nối bán đảo Crimea với đất Nga, chính nó đã biến Cộng hòa tự trị Crimea – Nga, không còn là một quốc gia bán đảo…
Vì thế, phá hoại, đánh sập cầu Crimea không chỉ là một âm mưu mà đã trở thành chiến lược của chính quyền Kiev hiện tại…
Chỉ một con tàu kéo với 2 chiếc tàu pháo, Hải quân Ukraine nhằm eo biển Kerch thẳng tiến cách cầu 12 dặm, bất chấp cảnh báo, cảnh cáo, của lực lượng bảo vệ Nga thực chất là hành động trinh sát, tìm hiểu sự đối phó của Nga ra sao và “nắn gân” Nga.
Kiev và Mỹ-NATO-EU cần biết Nga cảnh giác, bố trí, tổ chức lực lượng bảo vệ cầu Crimea ra sao, có “dám đánh” trước áp lực mạnh mẽ của Mỹ-NATO-EU hay không…
Tất nhiên, Kiev “mơ được, ước thấy”…
Nga ra đòn phủ đầu…
Hãy quên chuyện 3 tàu chiến Ukraine xâm phạm lãnh hải, dù rằng có nhiều trường hợp tàu cá, tàu hàng nước ngoài xâm phạm lãnh hải Nga được cảnh báo, cảnh cáo nhưng không hiệu lực thì Nga vẫn xả súng như thường mà ngay tàu Trung Quốc là ví dụ…
Ở đây chúng ta để ý đến an toàn của cây cầu Crimea, có nghĩa là Nga ưu tiên việc bảo vệ cầu hơn là xâm phạm lãnh hải và Nga hành động như vừa rồi cũng chỉ vì cây cầu Crimea chứ không đến mức đó vì lãnh hải.
Khi 3 tàu hải quân Ukraine chỉ cách cầu Crimea 12 dặm thì FSB Nga buộc nổ súng để ngăn chặn. Đồng thời, một con tàu hàng “vô tình” nằm ở đó lúc nào vận động nằm chắn ngang lối đi qua cầu để vào biển Azov và trên trời xuất hiện trực thăng chiến đâu và SU-25.
Sự ra tay quyết đoán bằng hỏa lực là chính xác bởi FSB Nga không thể biết được trên 3 con tàu này chứa chất nổ hay cái gì khác có thể gây hại cho cầu Crimea.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine tố cáo là Nga đã dùng cả SU-30 phóng 2 tên lửa trong sự cố này tại eo biển Kerch
Quả thật, chỉ 3 con tàu muỗi này, lực lượng mặt biển FSB thừa sức đàn áp, nhưng tại sao lại có SU-30 phóng 2 tên lửa ở đây? Có đúng không?
Hoàn toàn sự thật, nhưng trước hết phải công nhận Nga ra tay rất chi là “chuyên nghiệp” nên khiến cho không một ai của Ukraine thiệt mạng. Còn SU-30 phóng 2 tên lửa, cũng sự thật vì SU-30 phóng tên lửa không phải nhằm vào 3 chiếc tàu rách kia mà “phóng” vào Bộ Tham mưu Ukraine và NATO.
Nga ra đòn phủ đầu, nhanh, mạnh, quyết liệt nhằm gửi 2 tin nhắn bằng 2 thứ tiếng Ukraine và tiếng Mỹ-NATO với nội dung: “Biển Azov và eo biển Kerch là có chủ, là của Nga. Nga sẽ thể hiện là ông chủ bằng bất cứ phương tiện sức mạnh nào. Đừng dại đùa với an ninh Nga!. Chấm hết!”

1 nhận xét:

  1. Nga dưới thời PuTin thì không có gì là không thể; vì vậy Mỹ phải dè chừng

    Trả lờiXóa