Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Trump và Putin tự giải huyệt để “rút kiếm” với Trung Quốc?


Rút khỏi INF và bố trí tên lửa hạt nhân tầm trung tại Châu Âu nhắm vào Nga có vẻ như là 2 vấn đề không đồng thời.
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Tên lửa DF-21 tầm trung của TQ
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C của Trung Quốc (tầm bắn 1.700km)
Nhìn ở góc độ chính trị, quân sự thì việc Tống thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) song phương giữa Nga và Mỹ là có “vấn đề” thiếu thuyết phục, vô tác dụng…
Có thể nói, INF là một biểu hiện tốt đẹp nhất, khẳng định chiến tranh lạnh đã kết thúc. Nga và Châu Âu có thể kê cao gối ngủ ngon vì đã kiểm soát và loại bỏ được loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (VKHN) của 2 bên chĩa vào nhau.
Thực hiện INF, Liên Xô phải hủy bỏ, loại khỏi biên chế 1843 đơn vị, Mỹ-NATO chỉ có 843. Sự không công bằng này đã chứng tỏ Liên Xô lúc đó ở vị thế yếu so với Mỹ-NATO và được an ủi bằng một lời hứa NATO không tiến về phía Đông.
Tuy nhiên, cục diện địa chính trị thế giới hiện nay đã khác xa lúc đó rất nhiều như chúng ta đã thấy, nó thay đổi cơ bản, cho nên, đương nhiên, các đối sách, hiệp định, hiệp ước có tính toàn cầu, khu vực phải thay đổi cho phù hợp với tình thế không chỉ cho Mỹ mà cả Nga.
Thứ nhất, NATO không chỉ tiến về phía Đông mà đã sát biên giới Nga, Mỹ-NATO xác định Nga là kẻ thù.
Hãy đọc và hiểu nguyên tắc sử dụng VKHN trong học thuyết quân sự Nga thời Putin. Đó là Nga sẽ sử dụng VKHN trong 2 trường hợp:
1, Liên bang Nga giữ cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc dùng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại đất nước và đồng minh của Nga.
Tại Valdai-Sochi, Putin nói rõ hơn rằng, “Nga sẽ sẵn sàng sử dụng VKHN trong trường hợp phương tiện cảnh báo về tấn công tên lửa cho thấy rằng chính lãnh thổ Nga sẽ phải hứng chịu đòn đánh hạt nhân”. Có nghĩa là sẽ đáp trả “ngay và luôn” khi cú đánh của địch đang giáng xuống.
2, Trong trường hợp có cuộc xâm lược sử dụng vũ khí thông thường chống Liên bang Nga, đe dọa chính sự tồn tại của Nhà nước hiện nay.
Trong một thế trận Nga đang bị bao vây bởi 29 quốc gia NATO do Mỹ chỉ huy mà dân số, kinh tế, thực lực quân sự hơn hẵn thì liệu Nga có chống đỡ nổi đòn tấn công bằng vũ khí thông thường của 29 nước Mỹ-NATO?
Nếu loại bỏ vũ khí tên lửa tầm trung - thứ vũ khí Nga có lợi thế khi đối đầu với Mỹ-NATO trên chiến trường châu Âu, trong khi NATO vẫn tiến về phía Đông bao vây, để làm tan rã Liên bang Nga…thì có hợp lý không? Nếu chẳng may, cần sử dụng VKNH trong trường hợp thứ 2 thì Nga không có lực lượng sẵn có. 
Rõ ràng là, trừ phi Mỹ-NATO hữu hảo với Nga, còn nếu Mỹ-NATO cứ hung hăng, coi Nga là kẻ thù phải tận diệt thì việc phát triển, chuẩn bị tên lửa tầm trung, tầm ngắn của Nga là cần thiết, là sự chuẩn bị cho chiến tranh chống xâm lược. Tất nhiên, triển khai, bố trí vào lúc nào lại là chuyện khác.
Cả hai, Nga và Mỹ tố cáo nhau vi phạm INF. Đáng tiếc, sự tố cáo của họ đều đúng vì cả hai đều không thể không vi phạm vì tầm nhìn chiến lược của mỗi bên.
Thứ hai, cấu trúc quyền lực thế giới đã thay đổi khi trật tự đơn cực đã kết thúc nhường chỗ cho trật tự quyền lực đa cực mà cụ thể đã tồn tại 3 cực chính là Mỹ-Nga-Trung Quốc đang cạnh tranh quyền lợi với nhau trên toàn cầu, khu vực và với nhau.
Hiệp ước INF là hiệp ước song phương giữa Liên Xô (Nga hiện nay) và Mỹ, trong khi Trung Quốc đang nổi lên trở thành 1 trong 3 cực quyền lực thế giới lại nằm ngoài sự điều chỉnh của INF là điều mà không chỉ khiến Mỹ mà ngay cả Nga cũng không thể không để tâm.
Số liệu có từ năm 2017, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc còn có hơn 120 tên lửa đường đạn tầm trung (1.750-3.000 km) và gần 200 tên lửa tầm ngắn (300-600 km) và hơn 50 tên lửa hành trình chiến lược phóng từ mặt đất (tầm bắn hơn 3.000 km).
Trong khi đó, tình báo Mỹ đã cho biết Trung Quốc hiện đã có hơn 2000 quả tên lửa tầm trung, tức có tầm bắn từ 500 – 5.500km, trong khi Nga và Mỹ không có nếu như theo INF.
Một câu hỏi mở ra, Trung Quốc sản xuất gì mà nhiều tên lửa tầm trung đến thế? Họ nhằm vào ai?
Nếu như ai đó tin rằng, tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc và Nga không có một kế hoạch tác chiến dự kiến nào mà trong đó đối tượng tác chiến là mỗi bên…thì quả là ngây thơ.
Nếu như ai đó tin rằng, Trung Quốc không nhằm vào các đồng minh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương cũng là ngây thơ.
Thứ ba, Trung Quốc đang trở thành một thách thức địa chính trị sống còn khốc liệt nhất với Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải như người tiền nhiệm Obama chỉ nói mồm về chiến lược “xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương”, đã đến lúc Mỹ phải hành động thực sự.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, người được cho là động lực chính để Trump tuyên bố rời khỏi INF xác định: “Rời khỏi INF sẽ đảm bảo cho lực lượng Mỹ linh hoạt hơn trong việc triển khai nhanh chóng trong khu vực nếu cần”.
Ngay lúc tháng 4/2018, Harry Harris, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, phát biểu trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện Mỹ rằng, Mỹ nên tái đàm phán Hiệp ước INF để cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Vậy khi Mỹ rút khỏi INF thì tác động của nó sẽ như thế nào đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương?
Kết luận
Rút khỏi INF có thể là một thỏa thuận của Trump và Putin tại Helsinki để cởi trói cho nhau. Bởi lẽ, khả năng Mỹ bố trí lại tên lửa tầm trung trên châu Âu chĩa vào Nga là xác suất thấp trước phản ứng của châu Âu. Châu Âu của năm 2018 không như châu Âu năm 1980 về trước.
Pháp và Đức không ủng hộ quyết định này và chắc chắn người dân châu Âu cũng không muốn ngồi trên bom nguyên tử mà Mỹ mang đến.
Mặt khác, nếu có chiến tranh hạt nhân xảy ra giữa Nga và Mỹ-NATO, thì bất luận thế nào, xảy ra ở đâu, thì thế giới đều bị hủy diệt, Mỹ không còn là nơi “bất khả xâm phạm” như họ đã tưởng tượng trước đây. Vậy thì việc gì Mỹ phải làm việc vô ích đó!
Do đó, rút khỏi INF và việc Mỹ và Nga tiếp tục bố trí tên lửa chĩa vào nhau như chiến tranh lạnh hay không lại là chuyện khác. Và, có vẻ như Châu Á-Thái Bình Dương chính là tâm điểm.
Xét cụ thể về mặt lợi ích chiến thuật và chiến lược của Nga và Mỹ (song phương) trên mặt trận Châu Âu khi Mỹ rút khỏi INF ta thấy có một bất phương trình như sau: Nga>=Mỹ. Điều này có nghĩa, dấu =, tức cả hai cùng chết, còn dấu >, tức là Nga có lợi thế để sử dụng nó và răn đe.
Tất nhiên, rút khỏi INF, Mỹ có lợi ích toàn cầu chứ không chỉ với Nga, cụ thể là ở Châu Á-Thái Bình Dương…

1 nhận xét:

  1. Cuộc chiến thầm lặng giữa Nga và Mỹ vẫn còn rất căng thẳng; và nước nào cũng phải thủ thế cho mình

    Trả lờiXóa