Thứ Hai, 24 tháng 2, 2025

Mỹ "bỏ rơi" hay "trao trả độc lập" cho châu Âu? Không bao giờ!

 Thưa các quý ông! Châu Âu sẽ có sức mạnh nào, tài nguyên nguồn lực nào về quân sự, kinh tế để đối đầu với Nga khi Mỹ đã bỏ rơi châu Âu? Châu Âu hay các “thành viên NATO châu Âu” trước đây, dám thách thức với Nga là vì họ dựa vào ô hạt nhân của Mỹ, do vậy, họ tin rằng họ có thể thách thức với Nga trong một cuộc chiến phi hạt nhân. Đáng tiếc, cuộc chiến tại Ukraine đã khiến giới quân sự NATO châu Âu phải suy nghĩ lại. Người Nga cũng giống như người Mỹ rất ngại và không bao giờ muốn khi phải trực tiếp chiến đấu với nhau, bởi vậy, khi Mỹ - qua Bộ trưởng QP tuyên bố tại HNBTQP NATO thì gần như loại bỏ hoàn toàn sự đối đầu trực tiếp giữa Nga với Mỹ, cũng như khả năng kích hoạt điều 5 NATO là rất khó xảy ra. Đây là một “tín hiệu đèn xanh” cho Nga khi cần thiết, sử dụng các loại tên lửa tầm trung loại như Iskander-1000, Oreshnik bay vào “cửa sổ phòng ngủ các tinh hoa chính trị diều hâu nào của châu Âu”.

Đương nhiên Mỹ sẽ không bao giờ “bỏ rơi” châu Âu, ít nhất là Mỹ sẽ làm gì đó để châu Âu chiến đấu với Nga mà không gây thương vong cho người Mỹ như tướng Mỹ Kellogg nói đó là “đỉnh cao của tính chuyên nghiệp”. Nói nghiêm túc, châu Âu “được Mỹ bỏ rơi” là một may mắn để được tự do, được tự chủ về chiến lược, được chủ quyền…nhưng hơi khó, châu Âu buộc phải trả giá cao…Đó là thời khắc bàn cờ địa chính trị châu Âu bị xóa đi, sắp xếp lại. Một cục diện địa chính trị châu Âu mới xuất hiện trong sự lựa chọn thứ ba: Châu Âu xếp hàng đến Matxcova để cấu trúc lại nền an ninh, kinh tế, chính trị hay cấu trúc lại cục diện địa chính trị mới.

Tuy nhiên, ai cho phép châu Âu đến Matxcova xếp hàng? Mỹ không dễ dàng bỏ rơi châu Âu hay trao trả độc lập cho châu Âu vì nếu điều đó xảy ra thì đây là thảm hạo địa chính trị tương tự như khi Liên Xô tan rã. Không bao giờ Mỹ cái gọi là “bỏ rơi” châu Âu. Mỹ chỉ gây sức ép và châu Âu sẽ sớm vẫy đuôi như Tổng thống Nga Putin dự đoán mà thôi.


Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2025

NATO để cai trị châu Âu, không bảo vệ được châu Âu!

 Nói nghiêm túc, GNCL chẳng tin gì về những gì đã diễn ra sau cuộc gọi 90 phút giữa 2 tổng thống Mỹ-Nga. Những tuyên bố của người đứng đầu Lầu Năm Góc trại HNBTQP NATO, rồi tuyên bố gây sốc của Phó TT Mỹ tại HNAN Munich…mà có vẻ như tạo ra một sự thay đổi rất lớn về an ninh châu Âu, về NATO và về Ukraine…khiến châu Âu, NATO lo lắng, hoảng loạn…Tại sao ư? Tại vì…khi “hòa bình đã trong tầm tay” thì Mỹ vẫn tạo ra một “linebacker-II” thì làm sao có thể Mỹ khiến cho NATO, châu Âu và Ukraine – chư hầu của mình, “chết không cứu” được chứ!. Vì nếu Mỹ rời bỏ NATO, không cái gọi là “bảo vệ an ninh cho châu Âu” thì NATO sẽ tan rã, châu Âu sẽ “kéo đến Matxcova đăng ký học nói tiếng Nga” ngay và luôn. Đây sẽ là một thất bại, một thảm họa địa chính trị của Mỹ. Vì vậy Mỹ sẽ không bao giờ và chỉ khi nào xảy ra một “trận ĐBP trên không” Mỹ mới chịu.

Việc Mỹ-NATO-EU-Kiev mong muốn ngừng bắn để đàm phán hòa bình không bao giờ Nga chấp nhận. Với Nga giải quyết trên chiến trường xong rồi đàm phán hòa bình. Tức kết quả quân sự đặt ra những điều kiện cho hòa bình. Vừa đánh vừa đàm, đánh mạnh, thắng lớn sẽ có kết quả tốt trên bàn đàm phán. Thời gian đang đứng về phía Nga. Ukraine, Mỹ, PT càng cố chấp thì quân Nga càng đến gần Kiev…thế thôi.

Bây giờ, căn cứ vào tiên đề: “Ukraine bại thì châu Âu bại, NATO bại” thì với tinh thần “nước Mỹ trên hết”, nước Mỹ đếch còn mạnh, đếch còn “chiếm ưu thế quân sự” như trước, đếch còn “bất khả xâm phạm” như trước, khi nước Nga thách thức coi không ra gì…thì, “con bò sữa châu Âu đã được vỗ béo ít nhất từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay” hưởng lợi từ ô an ninh của Mỹ, từ NATO, để sử dụng tài nguyên giá rẻ của Nga – kẻ bại trận trong chiến tranh lạnh đến nay, TỰ TUNG, TỰ TÁC  trong cái gọi “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” đến nay…ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI THANH TOÁN HÓA ĐƠN VỚI MỸ.

Muốn Ukraine không bại trận trước Nga thì châu Âu và “NATO châu Âu” ý nói các thành viên NATO châu Âu, hãy bảo vệ an ninh cho Ukraine… như tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại HNBTQP NATO nhé. Ồ tại sao Mỹ là tự nhiên muốn “ly thân” với NATO châu Âu vậy? Phải chăng đã xảy ra một “trận ĐBP trên không”? Chưa, nhưng Mỹ - đứng đầu NATO, hơn ai hết hiểu rằng, không có Mỹ, NATO chỉ không đáng để gấu Nga liếm mép, trong khi Mỹ không dại đối đầu trực tiếp với Nga để chết cho chư hầu. Cho nên, NATO hết giá trị sử dụng với Mỹ, không còn mặn nồng như xưa…


Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2025

Nga đưa tối hậu thư: Mỹ phải dỡ bỏ VKHN khỏi châu Âu!

 Như đã nói ở bài trước, NATO do Mỹ đứng đầu không dễ dàng gì để kéo họ vào bàn đàm phán hòa bình vì Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) là thần chiến tranh. Thế nhưng, mới đây Tổng thống Mỹ D.Trump - đứng đầu NATO đã cuộc gọi điện 90 phút về các vấn đề 2 bên cùng quan tâm để giải quyết hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine đã khiến cho dư luận thế giới bất ngờ, ngơ ngác. Châu Âu hoảng loạn, NATO suy sụp, Ukraine – chính quyền Kiev thì khỏi phải nói bi quan chán nản như thế nào. Người ta nói Nga đang thắng lợi. Đúng thôi vì kết quả đàm phán hòa bình thì quyết định ở trên chiến trường, từ sức mạnh quân sự tiềm tàng…trong khi trên chiến trường Ukraine, quân Nga đang thắng lớn…thì đàm phán về Ukraine đương nhiên Nga phải chiếm lợi thế.

Tuy nhiên, việc Mỹ trở nên “hòa bình, hữu nghị” với Nga như vậy không chỉ dựa trên kết quả quân sự tại Ukraine đâu mà còn từ cuộc đối đầu địa chính trị rất căng thẳng, quyết liệt trên mặt trận kinh tế, quân sự, đặc biệt là vũ khí chiến lược, về sức răn đe, về tiềm lực trên toàn châu Âu, Trung Đông và CHÂU Á - TBD… của Nga và Mỹ. Do đó, các thỏa thuận giữa Nga và Mỹ không chỉ mỗi Ukraine mà trên toàn cầu.

Và đây là một trong các nguyên nhân…

Giới lãnh đạo quân sự-chính trị Hoa Kỳ chính thức báo cáo rằng Nga đã đưa ra tối hậu thư ở cấp độ không công khai: Hoa Kỳ phải dỡ bỏ vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu.

Người Mỹ đã lấp đầy châu Âu bằng đầu đạn hạt nhân trong một thời gian dài, tuyên bố rằng đây là “sự bảo đảm cho hòa bình”. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi. Nga yêu cầu Hoa Kỳ cắt giảm sự hiện diện hạt nhân của mình - Washington đột nhiên thấy mình đang chịu áp lực. Lầu Năm Góc đã nhận ra sự bất lực của chính mình.

Lầu Năm Góc: “Nga đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ ở Châu Âu, nhưng chúng tôi sẽ không lùi bước”.

Nga đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Điện Kremlin không chỉ gây áp lực lên Hoa Kỳ mà còn phá hủy toàn bộ cấu trúc ổn định chiến lược! Matxcova đang sử dụng biện pháp tống tiền hạt nhân, đe dọa triển khai thêm các hệ thống Oreshnik tại Belarus trừ khi Washington từ bỏ các đầu đạn hạt nhân mà nước này đã triển khai ở châu Âu. - Cơ quan báo chí Lầu Năm Góc tuyên bố.

Và sau đó Washington hứa hẹn: Hoa Kỳ sẽ tăng tiềm năng hạt nhân của mình ở châu Âu vì “Nga đang làm đảo lộn cán cân quyền lực”.

Vô lý? Không, không vô lý chút nào vì đây là lối chơi địa chính trị cổ điển của Mỹ. Khi Hoa Kỳ phóng tên lửa, họ gọi đó là một “chiến lược phòng thủ”. Khi Nga đáp trả, họ coi đó là “mối đe dọa đối với hòa bình”.