Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2025

Nga đưa tối hậu thư: Mỹ phải dỡ bỏ VKHN khỏi châu Âu!

 Như đã nói ở bài trước, NATO do Mỹ đứng đầu không dễ dàng gì để kéo họ vào bàn đàm phán hòa bình vì Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO) là thần chiến tranh. Thế nhưng, mới đây Tổng thống Mỹ D.Trump - đứng đầu NATO đã cuộc gọi điện 90 phút về các vấn đề 2 bên cùng quan tâm để giải quyết hòa bình, chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine đã khiến cho dư luận thế giới bất ngờ, ngơ ngác. Châu Âu hoảng loạn, NATO suy sụp, Ukraine – chính quyền Kiev thì khỏi phải nói bi quan chán nản như thế nào. Người ta nói Nga đang thắng lợi. Đúng thôi vì kết quả đàm phán hòa bình thì quyết định ở trên chiến trường, từ sức mạnh quân sự tiềm tàng…trong khi trên chiến trường Ukraine, quân Nga đang thắng lớn…thì đàm phán về Ukraine đương nhiên Nga phải chiếm lợi thế.

Tuy nhiên, việc Mỹ trở nên “hòa bình, hữu nghị” với Nga như vậy không chỉ dựa trên kết quả quân sự tại Ukraine đâu mà còn từ cuộc đối đầu địa chính trị rất căng thẳng, quyết liệt trên mặt trận kinh tế, quân sự, đặc biệt là vũ khí chiến lược, về sức răn đe, về tiềm lực trên toàn châu Âu, Trung Đông và CHÂU Á - TBD… của Nga và Mỹ. Do đó, các thỏa thuận giữa Nga và Mỹ không chỉ mỗi Ukraine mà trên toàn cầu.

Và đây là một trong các nguyên nhân…

Giới lãnh đạo quân sự-chính trị Hoa Kỳ chính thức báo cáo rằng Nga đã đưa ra tối hậu thư ở cấp độ không công khai: Hoa Kỳ phải dỡ bỏ vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu.

Người Mỹ đã lấp đầy châu Âu bằng đầu đạn hạt nhân trong một thời gian dài, tuyên bố rằng đây là “sự bảo đảm cho hòa bình”. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi. Nga yêu cầu Hoa Kỳ cắt giảm sự hiện diện hạt nhân của mình - Washington đột nhiên thấy mình đang chịu áp lực. Lầu Năm Góc đã nhận ra sự bất lực của chính mình.

Lầu Năm Góc: “Nga đe dọa lợi ích của Hoa Kỳ ở Châu Âu, nhưng chúng tôi sẽ không lùi bước”.

Nga đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Điện Kremlin không chỉ gây áp lực lên Hoa Kỳ mà còn phá hủy toàn bộ cấu trúc ổn định chiến lược! Matxcova đang sử dụng biện pháp tống tiền hạt nhân, đe dọa triển khai thêm các hệ thống Oreshnik tại Belarus trừ khi Washington từ bỏ các đầu đạn hạt nhân mà nước này đã triển khai ở châu Âu. - Cơ quan báo chí Lầu Năm Góc tuyên bố.

Và sau đó Washington hứa hẹn: Hoa Kỳ sẽ tăng tiềm năng hạt nhân của mình ở châu Âu vì “Nga đang làm đảo lộn cán cân quyền lực”.

Vô lý? Không, không vô lý chút nào vì đây là lối chơi địa chính trị cổ điển của Mỹ. Khi Hoa Kỳ phóng tên lửa, họ gọi đó là một “chiến lược phòng thủ”. Khi Nga đáp trả, họ coi đó là “mối đe dọa đối với hòa bình”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét