Thưa các quý ông! Châu Âu sẽ có sức mạnh nào, tài nguyên nguồn lực nào về quân sự, kinh tế để đối đầu với Nga khi Mỹ đã bỏ rơi châu Âu? Châu Âu hay các “thành viên NATO châu Âu” trước đây, dám thách thức với Nga là vì họ dựa vào ô hạt nhân của Mỹ, do vậy, họ tin rằng họ có thể thách thức với Nga trong một cuộc chiến phi hạt nhân. Đáng tiếc, cuộc chiến tại Ukraine đã khiến giới quân sự NATO châu Âu phải suy nghĩ lại. Người Nga cũng giống như người Mỹ rất ngại và không bao giờ muốn khi phải trực tiếp chiến đấu với nhau, bởi vậy, khi Mỹ - qua Bộ trưởng QP tuyên bố tại HNBTQP NATO thì gần như loại bỏ hoàn toàn sự đối đầu trực tiếp giữa Nga với Mỹ, cũng như khả năng kích hoạt điều 5 NATO là rất khó xảy ra. Đây là một “tín hiệu đèn xanh” cho Nga khi cần thiết, sử dụng các loại tên lửa tầm trung loại như Iskander-1000, Oreshnik bay vào “cửa sổ phòng ngủ các tinh hoa chính trị diều hâu nào của châu Âu”.
Đương nhiên Mỹ sẽ không bao
giờ “bỏ rơi” châu Âu, ít nhất là Mỹ sẽ làm gì đó để châu Âu chiến đấu với Nga
mà không gây thương vong cho người Mỹ như tướng Mỹ Kellogg nói đó là “đỉnh cao
của tính chuyên nghiệp”. Nói nghiêm túc, châu Âu “được Mỹ bỏ rơi” là một may mắn
để được tự do, được tự chủ về chiến lược, được chủ quyền…nhưng hơi khó, châu Âu
buộc phải trả giá cao…Đó là thời khắc bàn cờ địa chính trị châu Âu bị xóa đi, sắp
xếp lại. Một cục diện địa chính trị châu Âu mới xuất hiện trong sự lựa chọn thứ
ba: Châu Âu xếp hàng đến Matxcova để cấu trúc lại nền an ninh, kinh tế, chính
trị hay cấu trúc lại cục diện địa chính trị mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét