Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

ĐE DỌA TRẢ ĐŨA-LÁ BÀI CUỐI CÙNG CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG.


Bành trướng và cậy mạnh, sử dụng vũ lực là mục đích và phương tiện cho các hành động, hành xử xuyên suốt từ cổ chí kim của giới cầm quyền Bắc Kinh với các láng giềng.

Khiêu khích, tạo cớ để tấn công ‘trả đũa”.
Khi nhân loại chưa văn minh, các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với nhau về chính trị, kinh tế, chỉ ai biết đấy và Luật pháp quốc tế là luật rừng “cá lớn nuốt cá bé” thì “bành trướng” (xâm lược lãnh thổ của quốc gia láng giềng) quá đơn giản. Một quốc gia nào mà bất chấp đạo lý thì chỉ cần có “quân hùng, tướng mạnh” là tiến hành “bành trướng”. Các quốc gia nhỏ bé có gan chống lại được thì tồn tại còn không thì thường bị thôn tính, nô dịch là chuyện dễ xảy ra.
Bởi vậy, tư tưởng bành trướng nếu còn tồn tại trong giới lãnh đạo của quốc gia nào đến thời đại ngày nay thì cậy mạnh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực luôn là phương tiện của mọi hành động, hành xử, trong quan hệ láng giềng, là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, thế giới ngày nay, mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, đan xen nhau đã hạn chế rất nhiều cái Luật rừng “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó, bành trướng không còn dễ dàng triển khai, nếu bất chấp sẽ bị lên án, dẫn đến bị cô lập và có thể sẽ phải chống lại cả thế giới. Cho nên, khiêu khích, tạo cớ để đánh lừa dư luận thế giới, che đậy hành động phi nghĩa, vô nhân đạo cho mục đích sử dụng vũ lực (gây chiến tranh) với cái gọi là “hành động trả đũa” chỉ là một hành động mới phát sinh trong tình hình mới.
Trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaisia…là không chính xác. Hành động đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, chiếm bãi Scarborough với Philipines và đặc biệt gần đây là hành động để biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, chính xác gọi là hành động bành trướng, xâm lược chứ không phải là hành động tranh chấp.
Bành trướng, xâm lấn chủ quyền các quốc gia láng giềng luôn gắn liền với cậy mạnh, đe dọa dùng vũ lực và khi cần thiết dùng vũ lực để đánh chiếm là nước cờ “bất khả kháng”, là chiến lược không thể thay đổi của Trung Quốc.
Đương nhiên, ngày nay, bành trướng không dễ dàng, êm ả mà gặp rất nhiều trở ngại, bởi quốc gia nào dù là nhỏ, yếu cũng chống lại.
Điều mà Trung Quốc lo sợ nhất là khi các quốc gia nhỏ bé này liên kết lại với nhau, khi các quốc gia này biết tranh thủ hợp tác quốc tế để tạo ra một địa chính trị thuận lợi cho mình, cho khu vực. Lúc đó, chiến lược bành trướng của Trung Quốc hoàn toàn phá sản.
Chính vì vậy, chúng ta chẳng có gì là ngạc nhiên khi trên Biển Đông, Trung Quốc bằng mọi cách để thứ nhất là chia rẽ khối ASEAN, thứ hai là ngăn cản sự hợp tác của các nước trong ASEAN với Nhật Bản, Mỹ và Nga và cuối cùng là khiêu khích trắng trợn nhằm tạo cớ “để tấn công trả đũa” mà thực chất là dùng vũ lực xâm chiếm biển đảo của láng giềng nào mà Trung Quốc đã làm cho “trơ trọi”.
Phô trương sức mạnh, khiêu khích trắng trợn buộc đối phương hoặc run sợ, chịu mất chủ quyền hoặc động thủ trước tạo cớ cho Trung Quốc dùng sức mạnh áp đảo đánh chiếm là lá bài cuối cùng mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông.
Giới quan sát không khó để nhận biết đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo.
Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc nhưng cũng không phải của Việt Nam toàn bộ, nó đủ rộng cho các quốc gia trên khu vực.
Việc giàn khoan “khủng” của Trung Quốc neo cách Hồng Công 350 km hướng đông nam thì ảnh hưởng đến gì chúng ta?.
Trước sự việc Trung Quốc cho 32 tàu đánh cá vào khu vực Trường Sa, Bộ NG Việt Nam đã tuyên bố “theo dõi sát sao đoàn tàu đánh cá này”…nghĩa là nó sẽ hoạt động ở đâu, có vi phạm Luật biển Việt Nam hay không, tại vì Luật biển Việt Nam nói rõ nếu có điều nào chưa phù hợp thì lấy Công ước LHQ về Luật biển 1982 làm căn cứ… Đó mới chính là sự bình tĩnh cần thiết.
Dân tộc Việt Nam, quân đội Việt Nam bất luận thời nào đều có một quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình.
Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lich sử đã chứng minh.
Chính vì sẵn sàng chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra là chiến tranh cho nên Việt Nam vạch ra được một “giới hạn đỏ” để chủ động đối phó. Cương quyết và khôn khéo đấu tranh để đối phương không được bước qua giới hạn đỏ đó bằng mọi biện pháp có thể.
Chẳng hạn, nếu Trung Quốc cho tàu cà ngang ngược, bất chấp vào EEZ của Việt Nam thì chúng ta buộc họ phải rời khỏi bằng giải pháp nào nhẹ nhàng nhất nhưng có hiệu quả nhất hơn là dùng những giải pháp “ghê gớm” mà khiến ta “bị thua thiệt”.
Hành động của CSB Philipines bắn vào tàu cá Đài Loan là manh động, dại dột, tuy rất “ghê gớm” nhưng hậu quả là sẽ bị nhiều “thua thiệt”.
Tại sao khi Trung Quốc gây căng thẳng, Nhật Bản quyết định “làm mới” mối quan hệ với Mỹ, Nga, Ấn Độ? Tại sao Philipines lại muốn cho Mỹ sử dụng căn cứ Subic? Tại sao Triều Tiên kiên quyết sở hữu bằng được VKHN?...
Còn Việt Nam? Chúng ta có nhiều mối quan hệ, nhiều thứ để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông mà có khi không nhất thiết phải ngay trên Biển Đông. Đó chính là sự khôn khéo trong đối ngoại chính trị, quốc phòng mà Việt Nam hoạt động như chàng Sơn Tinh “(khi) càng dâng nước thì (mới) càng cao ngọn núi”. Chúng ta không muốn gây nên căng thẳng, đối đầu, khi chưa đáng có, chúng ta muốn nói rằng có đủ khả năng đương đầu với mọi thách thức về an ninh.
Điều hỗ trợ quyết định thành công cho mọi giải pháp là Việt Nam biết đánh và dám đánh bất cứ ai nếu xâm hại chủ quyền. Không có điều cơ bản này mọi giải pháp đều không có giá trị, giống như nhà không móng.
Chẳng phải đơn giản hay kích động, khi tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc nhận định trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước "có gan" nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đúng thế, “có gan” bởi Việt Nam bắt đầu bằng quan điểm nhất quán như đã nêu trên. Việt Nam buộc phải như thế trong khi rất muốn là một láng giềng hữu nghị, thân thiện, được hưởng lợi nhờ láng giềng với một cường quốc Trung Hoa vĩ đại như Mexico, Canada bên cạnh Hoa Kỳ.
Nếu như có ai đó tin rằng Việt Nam gây chiến, chiếm biển đảo với Trung Quốc, “bắt nạt” Trung Quốc thì đó là kẻ thiểu năng trí tuệ, còn ai cố tình tuyên truyền như vậy để kích động dân chúng nước họ…thì làm sao có thể thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại bằng lực lượng ngu muội kia?
ngocthong19.5@gmail.com

3 nhận xét:

  1. Mấy bựa ni nhiệt độ quê miềng toàn 39 - 40 thôi, nhảy tùm xuống biển cho mát đi chàng Cá mập ơi ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biển Đông đang NÓNG lên dữ dội. Hổng dám "nhảy tùm" xuống đó đâu em.
      Quê mình nóng vậy chắc công chức NN không bỏ đi làm ngày nào vì...để ngồi trong phòng lạnh, phải không em?

      Xóa
  2. Theo cháu nghĩ chắc chắn TQ sẽ bị đánh bại ớ biển đông các tàu chiến của TQ sẽ có cơ hội gặp Long Vương. Chúc Bác nhiều sức khỏe để viết nhiều bài hay khác.

    Trả lờiXóa