Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013
NƯỚC CỜ KHÔN NGOAN, ĐẦY BẢN LĨNH CỦA NHẬT BẢN Ở KHU VỰC CHÂU Á-TBD
Hòa bình trên khu vực châu Á-TBD đang bị thách thức nghiêm trọng khi đã có nước lớn trên khu vực trỗi dậy, “đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”. Theo logic đó, xung đột, chiến tranh chỉ là vấn đề thời gian, nếu như…
Khi “lòng tin chiến lược” không tồn tại.
Lịch sử thì không có “nếu như”, nhưng chúng ta thử “nếu như” một chút để qua đó đánh giá đúng vai trò, nhận thức đúng giá trị của “lòng tin chiến lươc” giữa các quốc gia với nhau như thế nào.
Nếu như trong chiến tranh Thế giới lần 2, vào tháng 12/1941, Nhật Bản tấn công vào vùng Viễn Đông của Liên Xô thì chắc chắn quân Đức đã diễu binh ở Maxcova và Liên Xô bị thất thủ. Nhưng Nhật Bản không làm vậy, rốt cuộc Đức bị Liên Xô đẩy lùi và làm cho thảm bại, còn Nhật Bản, kết quả cũng chẳng hơn gì Đức. Tại sao thì ai cũng biết.
Nếu như Mỹ tin Việt Nam tiến hành chiến tranh để thống nhất 2 miền chứ không phải vì Trung Quốc, Liên Xô thì không có 21 năm máu lửa. Quan hệ Mỹ-Việt sẽ không như bây giờ…
Còn bây giờ, nếu như ASEAN không có các thành viên “đã lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích riêng” thì làm sao Trung Quốc có thể ngang ngược, bất chấp, ấp ủ tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” được. Vân vân và vân vân.
Rõ ràng là, “lòng tin chiến lược” nếu tồn tại giữa các quốc gia trong khu vực thì hệ quả duy nhất là “cùng có lợi”.
Lòng tin chiến lược giữa các quốc gia nếu như ở mức độ cao hơn là “sự đoàn kết, tin cậy lẫn nhau” thì luôn luôn “cùng thắng”, khu vực luôn hòa bình, ổn đinh, phát triển thịnh vượng.
Như vậy có thể nói, trong bối cảnh khu vực đang căng thẳng, nếu như không muốn chiến tranh, không muốn “cùng thua” thi xây dựng lòng tin chiến lược giữa nước lớn với nước nhỏ, giữa các nước nhỏ với nhau là chiến lược đúng đắn duy nhất cho hòa bình, phát triển khu vực.
Ý tưởng của Việt Nam và hành động của Nhật Bản!
Việt Nam luôn hiểu ý nghĩa, giá trị lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công” như thế nào, cho nên “lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Việt Nam nêu ra tại Shangri-La chỉ là một chỉ báo kinh nghiệm mang tính vĩ mô (khu vực) mà thôi.
Điều thú vị, trùng hợp, là Nhật Bản đã và đang triển khai thực hiện chiến lược này với một kết quả thu được hơn mong đợi.
Nhật Bản đang làm gì? Trước hết mở rộng địa chính trị.
Việc Trung Quốc hung hăng hiếu chiến gây hấn hầu hết với láng giềng trong đó có Nhật Bản…đã tạo ra một địa chính trị hết sức bất lợi cho Trung Quốc.
Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để Nhật Bản gây dựng “lòng tin chiến lược” với các “nạn nhân” sau một thời gian dài đã “xin lỗi đủ” những gì họ gây ra trong thế chiến. Không khó để nhận thấy các quốc gia khu vực châu Á-TBD buộc phải quên hình ảnh nước Nhật Bản ngày xưa…khi chứng kiến một Trung Quốc hiện tại.
Nhật Bản và Nga đã “tan băng”. Lòng tin chiến lược giữa Nga và Nhật Bản đã xuất hiện trên vùng Viễn Đông, trong chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe. Đó là sự bắt đầu đầy khó khăn nhưng khi đã tin nhau thì kết quả tiếp theo sẽ vô cùng thuận lợi.
Với Ấn Độ thì kết quả dường như còn lớn hơn nhiều bởi đây đơn thuần chỉ là sự củng cố và phát triển lòng tin chiến lược để tạo nên một trục kinh tế, quân sự vững chắc hay không mà thôi.
Nhưng điểm nhấn chú ý nhất là lòng tin chiến lược mà Nhật Bản đã gây dựng được với một số nước trong ASEAN.
Trong mắt khối ASEAN, Nhật Bản như là một quốc gia anh dũng, không khoan nhượng, chống lại cường quyền. Sức mạnh kinh tế (chẳng kém gì Trung Quốc) cộng với vị trí “cùng là nạn nhân” đã tạo thuận lợi cho Nhật Bản mở rộng, xây dựng một địa chính trị không mấy khó khăn. Mối quan hệ đó được diễn ra một cách tự nhiên như là nhu cầu tất yếu của lịch sử, phù hợp quy luật phát triển của khu vực châu Á-TBD.
Tham vọng của Trung Quốc càng lớn, hành động càng ngang ngược, hiếu chiến càng đẩy Nga, Ấn Độ, Philipines, Việt Nam…càng có “lòng tin chiến lược” với Nhật Bản hơn. Việc Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ Philipines tàu thuyền hiện đại để canh biển chống Trung Quốc và Philipines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang…cũng là đương nhiên và tự nhiên.
Bởi vậy khi Nhật Bản tạo ra được một “lòng tin chiến lược” với quốc gia láng giềng nào của Trung Quốc thì đương nhiên, địa chính trị của Trung Quốc bị thu hẹp, cô lập và bất lợi.
Đã có thời kỳ Trung Quốc (buộc phải) “dấu mình chờ thời”, gây dựng lòng tin chiến lược với láng giềng khu vực châu Á-TBD, ASEAN và thực tế là đã có được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng, tiếc thay, Trung Quốc không củng cố và phát triển lòng tin chiến lược này bởi tư tưởng bành trướng nước lớn đã trỗi dậy. Thực chất của bành trướng nước lớn là hành động cậy mạnh luôn mang chiến tranh, đe dọa vũ lực, bắt nạt, chèn ép đến với láng giềng…Hành động đó, đương nhiên, không thể mang đến lòng tin cho bất kỳ quốc gia nào.
Sau khi tranh thủ cơ hội để xây dựng lòng tin chiến lược, mở rộng địa chính trị, Nhật Bản càng dễ dàng tái vũ trang để chống lại “sự áp đặt cường quyền”…mà không ai, từ láng giềng đến người dân trong nước phản ứng, thậm chí ủng hộ nhiệt liệt, điều mà trước đây giới lãnh đạo Nhật Bản có nằm mơ cũng khó khăn.
Phải công nhận rằng, dù Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về GDP thì Nhật Bản vẫn là một thế lực lớn, giàu có, mạnh, trên khu vực châu Á-TBD. Dân số Trung Quốc gấp 10 lần Nhật Bản, nếu năm 2012 GDP của Nhật là 6000 tỷ USD thì để bằng Nhật Bản, GDP của Trung Quốc phải là 60.000 tỷ thay vì chỉ 8000 tỷ USD. Cho nên, Nhật Bản nếu cũng “chịu chơi chi cho quân sự” để đua với Trung Quốc thì Nhật Bản không ngán ngại, Nhật Bản gọn, nhẹ hơn nhiều lần Trung Quốc. Cuộc đua của 2 chiếc xe cùng mã lực thì phần thắng sẽ thuộc về chiếc xe nào nhỏ gọn, nhẹ.
Tình thế trên khu vực châu Á-TBD hiện tại, Nhật Bản có một vai trò rất lớn, trực tiếp và quan trọng khiến cho tương quan quân sự, chính trị, không có lợi cho Trung Quốc. Sự “ảnh hưởng” của Nhật Bản, khả năng “là cờ đầu” của Nhật Bản trong khu vực chống tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc đang hình thành một áp lực mạnh cho Trung Quốc.
Xem ra Nhật Bản vẫn là lời nguyền khó vượt qua của Trung Quốc vậy.
ngocthong19.5@ gmail.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cuối tuần an lành nhé Cá Mập ơi !
Trả lờiXóaĐể nghe chim hót những lời yêu thương ! (~_~)
http://www.desi44.com/d/good_afternoon/good_afternoon_044.gif
hayyy tôi chỉ có thể nói vậy
Trả lờiXóa