Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013
BÍ ẨN CỦA LỮ ĐOÀN TÀU NGẦM SỐ 1 HẢI QUÂN VIỆT NAM
Nhất cử nhất động của chiếc tàu ngầm đầu tiên mang tên Hà Nội đã được người Việt, thông qua giới truyền thông đặc biệt quan tâm với một tinh thần phấn chấn, khi biết “KILO của ta” hiện đại hơn, vũ khí “khủng” hơn KILO cùng loại…và, chẳng bao lâu, chỉ là một cái chớp mắt so với 57 năm tồn tại của Hải quân Việt Nam, trên vùng biển Việt Nam sẽ xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm.
Tuy nhiên, đó chưa phải là điều cốt yếu mà giới quân sự quan tâm.
Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam…như thế nào?
Tàu ngầm KILO Việt Nam đóng sau KILO Trung Quốc, Ấn Độ những gần 10 năm, cho nên công nghệ, tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến hơn, vũ khí trang bị hiện đại hơn là chuyện đương nhiên.
Nếu như 6 chiếc KILO của lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam như báo giới phân tích, so sánh từng chi tiết vũ khí, phương tiện…(chắc là phỏng đoán) với KILO của Trung Quốc thì giới quân sự nước họ, coi Việt Nam là đối tượng tác chiến trực tiếp, đã ăn ngon, ngủ yên, không việc gì phải lo lắng.
Điều họ quan tâm nhất là những đặc điểm riêng biệt của 6 KILO Việt Nam mà Nga đang hoàn thành theo đặt hàng của Việt Nam là gì.
Chắc chắn, tàu ngầm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… là không bao giờ giống nhau, bởi, biểu hiện thứ nhất cho thấy, chẳng có một nguyên tắc tổ chức xây lực lượng quân sự nào như vậy cả và với Việt Nam thì lại càng không. Biểu hiện thứ hai, KILO mà Việt Nam đặt hàng giá cao hơn thực tế khi đang ở trong bối cảnh mối quan hệ chiến lược Việt – Nga đã tới mức tin cậy.
Hai biểu hiện này ít nhất cũng chứng tỏ một điều là lớp tàu KILO mà Nga đóng không những là đóng cho Việt Nam mà còn đóng theo yêu cầu tác chiến của Việt Nam.
Tại sao giới quân sự quan tâm những đặc điểm riêng biệt như vậy? Tại vì điều đó mới chính là yếu tố quyết định sự khác biệt giữa chủng loại KILO với nhau mà qua đó hình thành các phương án tác chiến sử dụng lực lượng tàu ngầm phục vụ cho các mục đích chiến lược, chiến dịch hay chiến thuật mà Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam lựa chọn triển khai.
Dễ thấy nhất như súng AK chẳng hạn, nếu nó là báng gấp thì đương nhiên để cho bộ đội đặc biệt tinh nhuệ như trinh sát, đặc công sử dụng và lối đánh của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ như thế nào thì đã rõ.
Nhưng với tàu ngầm KILO thì đặc điểm khác biệt này không dễ thấy, chỉ Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam và giới chức Nga được đặt hàng mới biết chắc và do đó nhiệm vụ, lối đánh của từng loại tàu ngầm KILO không phải là điều mà báo chí có thể khai thác, phát hiện.
Ngoài các loại vũ khí khác như ngư lôi, thủy lôi, tên lửa phòng không ra, nếu 6 tàu ngầm KILO Việt Nam được phân bố trang bị đủ 5 biến thể của tên lửa Club-S gồm:
- Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg.
- Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km, vận tốc 0,8M, đầu đạn nặng 400kg dùng để diệt tàu sân bay.
- Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E, đầu đạn 400kg, tầm bắn 275km.
- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.
- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.
thì 6 KILO Việt Nam sẽ hình thành 3 loại nhiệm vụ quan trọng và tất nhiên sẽ có 3 lối đánh (chiến thuật) tương xứng.
Thứ nhất là tiêu diệt tàu ngầm địch, tàu vận tải quân sự, phong tỏa bến cảng, căn cứ địch. Thứ hai là tiêu diệt tàu chiến mặt nước, tàu sân bay và các mục tiêu trên bờ của địch. Và nhiệm vụ thứ 3 có thể là đặc nhiệm.
Căn cứ vào tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì thường Quân đội Việt Nam không ưu tiên tính đa nhiệm trong vũ khí. Bởi lẽ, với một tiềm lực quân sự hạn hẹp thì muốn tạo ra được ưu thế khi tác chiến thì vũ khí phải có tính chuyên môn hóa cao, tính đa nhiệm của vũ khí không tạo ra được ưu thế tác chiến mà có khi trở nên lãng phi, thừa.
Vì thế, KILO Việt Nam với nhiệm vụ nào thì vũ khí phương tiện đó, dù rằng “ít mà tinh” hơn là nhiều (nhưng không bao giờ nhiều hơn họ) mà không có đặc điểm riêng biệt, độc đáo thì chẳng tạo nên sự khác biệt.
Vậy đặc điểm riêng biệt đó là gì? Một câu hỏi mà người biết không bao giờ trả lời. Đó là một trong vô vàn điều bí ẩn về Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam.
Trong tay Việt Nam, KILO sẽ…ra sao?
Giới quan sát Trung Quốc thì cho rằng Việt Nam còn lâu mới sử dụng thành thạo tàu ngầm KILO như Hải quân Trung Quốc. Giới bình luận quân sự quốc tế thì xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapo.
May thay cho nhân loại, đã 68 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số O. Trong lĩnh vực quân sự, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indo, Singapo có gì khác nhau?
Rốt cuộc, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.
Nhưng sáng tạo trong sử dụng tàu ngầm mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ.
Sáng tạo trong đánh giặc bảo vệ Tổ quốc và sử dụng vũ khí của Việt Nam thực tế đã chứng minh. Đó là bản chất vốn có luôn tồn tại trong hình thái chiến tranh nhân dân.
Đây là điều bí ẩn mang tính chiến thuật mà Việt Nam cũng như Trung Quốc bắt đầu từ học thuyết quân sự của riêng mình và đều từ con số 0 của kinh nghiệm chiến đấu.
Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm KILO của Việt Nam khi tác chiến như “sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông”, “một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam”…không phải là điều sáo rỗng.
Tàu ngầm cốt tinh, không cốt đông, tàu ngầm là bí mật, toàn bộ phải bí mật đó chính là yếu tố quyết định tạo nên bản năng sát thủ của tàu ngầm.
Việc xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc lo ngại một thế trận trên Biển Đông bất lợi nếu như có hành động dùng vũ lực chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà” của mình.
Không lo ngại KILO Việt Nam...không được.
Thực ra, 6 chiếc KILO Việt Nam đối với Trung Quốc thì chẳng là cái gì cả, Trung Quốc có hơn 70 chiếc, gấp hơn 10 lần Việt Nam, mà loại nào cũng có, kể cả tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nhưng Trung Quốc dù có phô trương, hoanh hoang sức mạnh đến mấy vẫn rất lo ngại KILO Việt Nam khi chiếm Biển Đông để biến thành “ao nhà”.
Họ lo ngại không phải vì KILO Việt Nam tiên tiến, trang bị vũ khí khủng hơn KILO của họ, đâu phải trên Biển Đông Trung Quốc chỉ tác chiến bằng tàu ngầm KILO …mà lo ngại bởi trước hết là ưu thế và lợi thế của KILO của Việt Nam khi tác chiến. Tại sao?
Muốn chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, Trung Quốc gặp rất nhiều vấn đề lớn nguy hiểm, bất lợi, tồn tại trong thế trận mà không thể và chưa thể giải quyết trước mắt. Đó được coi như những “tử huyệt” của Trung Quốc mà khi phạm vi, mức độ, tính chất của cuộc xung đột quân sự trên biển càng lớn thì càng bộc lộ rõ nét, càng sâu sắc và “bất khả kháng”.
Thế trận Biển Đông này ngay hoặc thế trận khi tấn công đánh chiếm hết Trường Sa của Việt Nam khi không có KILO cũng đã làm đau đầu giới quân sự Trung Quốc khiến họ không thể mạo hiểm.
Mạo hiểm, bởi nếu không có tuyến sau hay tuyến sau bị đối phương cắt đứt thì tuyến trước (lực lượng đổ bộ và tàu hộ tống bảo vệ) không đủ khả năng đương đầu, tháo chạy hoặc bị diệt là vấn đề thời gian, cho nên, đòi hỏi kế hoạch tác chiến đảm bảo hậu cần, kỹ thuật (tuyến sau) của Hải quân Trung Quốc phải khả thi cao nhất và an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên, ý thức và thực tế là khác nhau, giới quân sự Trung Quốc chưa có, chưa tìm ra một khả năng nào để triệt tiêu một thực tế khách quan rành rành: “Bất kỳ một cố gắng nhỏ nào của phía Việt Nam cũng gây tác hại lớn cho hệ thống hậu cần, kỹ thuật (tuyến sau) của Trung Quốc”.
Để tổ chức cho 32 tàu cá xâm phạm đánh bắt trái phép tại phía Tây quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc vẫn phải có 2 tàu Ngư chính đi sau phục vụ hậu cần và kỹ thuật. Huống chi, tổ chức một chiến dịch đánh chiểm Trường Sa thì không đơn giản một chút nào. Trong tình hình chiến sự xảy ra thời gian tính bằng phút, hoạt động, vận hành của các phương tiện ở mức độ tối đa thì sự cố xảy ra là không tránh khỏi (chưa bàn đến sự cố do bị đối phương giáng trả), chỉ cần một con tàu mất khả năng hay hạn chế khả năng cơ động, mất sức chiến đấu thì xử lý nó cần cả một dây chuyền, từ kỹ thuật cho đến bảo vệ an toàn…Liệu Trung Quốc có đủ khả năng bảo vệ trên một tuyến tấn công dài hàng ngàn hải lý không?
Rất nhiều học giả khuyên nhà cầm quyền Bắc Kinh rằng “cần thì cứ đánh, khỏi đàm”…nghe cứ dễ như thò tay vào túi lấy bật lửa. Cứ thấy vài chiếc tàu khu trục kéo ra Biển Đông gần Trường Sa tập trận, phóng tên lửa vun vút, xong, kéo nhau về căn cứ quay phim chụp ảnh lên truyền hình là GS Hàn Húc Đông của trường ĐH quốc phòng Trung Quốc phởn chí lên “cần thì cứ đánh”.
Nhưng, về, rút lui, không dễ như trong diễn tập đâu. GS Hàn Húc Đông không hiểu trong tay Việt Nam đang có nhiều máy bay đánh chặn trứ danh SU-22M với vũ khí diệt hạm hiện đại đang sẵn sàng trên nhiều sân bay bí mật trên bờ thì sẽ như thế nào. Chắc chắn, “ăn tục, nói phét”, “điếc không sợ súng” là những từ mà giới tham mưu-tác chiến của Trung Quốc cũng như Việt Nam dành cho những học giả già nua, lẩm cẩm, quá khích.
Bộ tham mưu Hải quân Trung Quốc lẽ nào không hiểu con đường hành quân, triển khai hậu cần, kỹ thuật phục vụ cho tấn công đánh chiếm đảo Trường Sa quá xa căn cứ mà lại gần và dọc theo chiều bờ biển Việt Nam? Chẳng lẽ không hiểu điều đó nghĩa là sẽ bị rất nhiều hướng tấn công và nhiều lực lượng có cơ hội tấn công? Lẽ nào họ không nhận thấy thế trận đó phù hợp với lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam: Bí mật, bất ngờ, tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập làm cho địch rối loạn đội hình…?
Trung Quốc quá hiểu, nhưng đây là “địa lợi” của Việt Nam là “rành rành định sẵn ở sách Trời”, Trung Quốc không thể thay đổi.
Tuy nhiên khi xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam thì vấn đề cắt đứt tuyến sau lại càng dễ dàng hơn. Chỉ cần bí mật rải thủy lôi gây thiệt hại và làm rối loạn đội hình địch hoặc buộc đường hàng hải hành quân của địch thay đổi (nếu bãi thủy lôi bị phát hiện) có lợi cho tầm hỏa lực bờ phát huy là đạt yêu cầu. Ngoài ra với chức năng đó còn phong tỏa hoàn toàn các tuyến đường vận tải thương mại của đối phương. Nhiệm vụ này, với KILO không mấy khó khăn.
Đặc công nước + Tàu ngầm KILO = Lối đánh kiểu Việt Nam (ảnh)
Tác chiến trên “sân nhà” KILO của Việt Nam có lợi thế hơn là đương nhiên và thậm chí ngay cả ưu thế chống ngầm, diệt hạm nổi…KILO Việt Nam cũng có thể vượt trội. Nhưng đó chưa phải là điều đáng ngại lắm cho Trung Quốc, điều lo ngại là các nhiệm vụ đặc nhiệm của tàu KILO như trinh sát, radar, chỉ thị mục tiêu, đặc biệt là phục vụ cho đặc công nước…
Nếu như ngày xưa, “đặc công nước” của Hải quân Việt Nam với lối đánh hiểm, độc đáo, chứng minh cho tư tưởng “nếu công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”, đã giáng cho hải quân Mỹ, dù được bảo vệ cực kỳ cẩn mật, những đòn nhớ đời thì ngày nay hoạt động của KILO có thể nào không giúp được gì cho lối đánh này được thăng hoa? Sự dày dạn kinh nghiệm chiến trận được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến khiến nhiệm vụ này trở nên nguy hiểm, khó lường.
Nói chung, do đã kinh qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc chống xâm lược nên Việt Nam biết chuẩn bị cho mình những gì cần thiết, đủ sức đương đầu. Sự lo ngại của Trung Quốc nếu có là hoàn toàn có cơ sở và khắc phục điều đó tốt nhất, hay nhất là không nên buộc Việt Nam phải sử dụng.
ngocthong19.5@gmail.com (Tàu ngầm Việt Nam-nguy cơ mới cho quân xâm lược, bài đã dăng trên Viet-studes)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tối qua trực tiếp cầu truyền hình HN với Trường Sa lớn, em nhắn anh mà anh bảo đang cách chỗ anh ở 20 km, rứa đi mô mà đi xa dự rứa ? Cuối tuần chắc đi vui cùng bạn bè chứ chi hè ? (~_~)
Trả lờiXóaChương trình dài quá, em chưa xem hết, đẻ em tua lại coi tiếp, cuối tuần chúc anh an lành nhé !
Hì ! Tuần mới an lành nhé anh ơi ! Sang nghe Gần lắm Trường Sa nhé ! Em gái khúc rọt miền trung quê miềng vẫn yêu biển đảo quê hương lắm đó nghe (~_~)
Trả lờiXóaChào chàng Cá Mập của em
Trả lờiXóaChào Cảnh Sát Biển suốt ngày ngoài khơi
Dù cho sóng gió, trùng khơi
Vẫn mãi bám trụ ko rời vị tri (trí)
Chắc tay súng, vững tay chèo
Hò dô ta lái 1 lèo ra khơi
Hì ! Cô nàng đó say sóng chứ đâu phải say tình hay say rượu hở anh ? Em ko ước ra Trường Sa nựa mà em ước 1 lần ra đảo Cồn Cỏ thôi vì gần Quảng Trọi quê em mà,
tuần trước chúng tôi là chiến sĩ thấy mấy MC dẫn chương trình mặc bộ quân phục Cảnh sát biển đáng yêu quá, em lại ước được ngắm chàng Cá Mập trong bộ quân phục đó, e điều ước ni khó lắm hè ?
Chúc chàng Cá Mập của em
Mãi xanh màu biển nhớ đất liền nha anh (~_~)
http://dantri4.vcmedia.vn/Ic3EyFHpPWFvMJOJFocc/Image/2012/12/csbien-b222d.jpg
Được tác giả cung cấp cho nhiều kiến thức quân sự phổ thông, cảm ơn lắm.
Trả lờiXóaVà tại sao lại 6 Kilo mà không phải là 5 hoặc 7 nhỉ,
Dựa vào địa lợi ta lấy 1 chọi 10 ....hihihi nếu lấy 3 chọi 10 thì càng hay chớ sao
Hiềm nỗi ta nghèo quá.