Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

SỚM MUỘN GÌ TRUNG QUỐC CŨNG PHẢI KÝ COC!


Đương nhiên, Bắc Kinh chẳng mấy vui vẻ, thậm chí tờ Nhân dân nhật báo hôm 16/8 đã khẳng định dù Trung Quốc có đồng ý COC, hòa bình chưa chắc đã có ở Biển Đông nếu không theo luật chơi của TQ…
Thực ra đây chỉ là biểu hiện một thái độ cay cú, hậm hực của một tờ báo hay thậm chí của giới quá khích, trước một chiến lược lớn đầy tham vọng của mình không thành công mà không phải là cái tầm, tư cách, của một quốc gia trong xã hội hiện đại. Chẳng ai, chẳng quốc gia nào ép Trung Quốc ký hay không ký COC mà chính căn cứ từ yếu tố chủ quan, khách quan tình hình khu vực, Trung Quốc biết phải làm gì để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Khi đã ký COC là phải thực hiện, còn thực hiện nghiêm túc hay không thực hiện là quyền của Trung Quốc, nhưng nếu thế, ký mà không thèm thực hiện, hệ lụy, hậu quả của thái độ, hành động đó sẽ khôn lường.
Dù sao, sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đồng ý COC mà các nước ASEAN đưa ra bởi có 2 nguyên nhân cơ bản buộc Trung Quốc phải thay đổi phương pháp thực hiện chiến lược.
Tình thế Biển Đông đã thay đổi.
Với Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông Nam Á), nếu như có đủ khả năng thì Trung Quốc có thừa ngạo mạn để vẽ cái gọi là “Bản đồ đường lưỡi bò” đến tận eo biển Malacca.
Eo biển Malacca và Biển Đông có thể nói là con đường “sinh mạng” của không những Trung Quốc mà còn là của Nhật Bản. Mỹ cũng tuyên bố có “lợi ích quốc gia” ở đây. Do vậy, bảo vệ an ninh hàng hải, an toàn cho hàng hải trên Biển Đông và eo biển Malacca là mong muốn không của riêng ai. Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào, tùy theo khả năng đều cũng muốn khống chế tuyến hàng hải này khi cần thiết. Đây chính là “cái núng đồng tiền của nữ thần chiến tranh” hay là mầm móng đầy quyến rũ nhưng vô cùng nguy hiểm.
Trong khi đó, các quốc gia trong khu vực ĐNA, Biển Đông với họ vừa là chủ quyền bao đời nay sinh sống tồn tại, vừa có quyền chủ quyền theo UNCLOS…
Như vậy có thể nói, Biển Đông không phải của riêng ai, cho nên, ý tưởng chiếm trọn một mình là sẽ gặp vô vàn khó khăn, sẽ bị nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới chống lại. Tách Mỹ, Nhật Bản, Nga…ra khỏi Biển Đông, cũng như tách Trung Quốc ra khỏi eo biển Hormuz vì không liên quan là không hợp logic trong thời buổi toàn cầu hóa.
Chiếm trọn Biển Đông bằng cách vẽ trên bản đồ thì chẳng có ý nghĩa gì, chỉ khi nào Trung Quốc áp đặt được luật của Trung Quốc trên Biển Đông mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tuân thủ, mới coi như chiếm trọn được Biển Đông. Nhưng, muốn như vậy thì phải bằng sức mạnh, mà trong tình hình hiện nay, đối đầu với một ASEAN đoàn kết đã là khó khăn, không thể ngày một ngày hai làm chủ được tình hình, trong khi nền kinh tế lại quá nhạy cảm với 29/39 tuyến đường của Trung Quốc trên Biển Đông, huống chi gồm cả Mỹ, Nhật Bản sẽ can thiệp thì Trung Quốc chưa thể. Sẽ là duy ý chí nếu Trung Quốc quyết tâm thực hiện bằng được chiến lược này.
Cục diện địa chính trị ĐNA đã thay đổi.
Ở đây, Myanmar là điểm nóng mà chúng ta cần quan tâm nhất trong chiến lược của Trung Quốc.
Trong thời kỳ bị cấm vận, Myanmar đã trở thành cái sân sau hoàn toàn của Trung Quốc như thuộc địa. Với vị trí địa lý, tài nguyên năng lượng, Myanmar có một địa chiến lược cực kỳ quan trọng với Trung Quốc mà biểu hiện rõ nhất là 2 đường ống dẫn dầu và khí đốt được khởi công từ năm 2004. Nó gồm 2 đường song song, một cho dẫn dầu từ Trung Đông với công suất 22 triệu tấn và một cho dẫn khí đốt sản xuất tại chỗ với công suất 12 tỷ m3. Cả 2 đường ống dẫn này có chiều dài 739 km, bắt đầu từ các mỏ khí tự nhiên ở bang Rakhine chạy qua Vân Nam và Quảng Tây là điểm cuối cùng.

Tương lai u ám của đường ống chiến lược của Trung Quốc xây dựng tại Myanmar gây khó khăn cho chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà”.

Ngày 28/7/2013 dòng khí tự nhiên bắt đầu vận chuyển qua đường ống nhưng thấp hơn nhiều so với dự kiến. Do bạo lực leo thang dọc theo đường ranh giới giữa bang Shan và Kachin nơi có đường ống chạy qua Vân Nam đến Quảng Tây có khả năng bị trì hoãn thay vì hoàn thành vào tháng 9/2013, trong khi dầu chưa thể vận chuyển cho tới tháng 6/2014 (New York 7/8).
Việc xây dựng đường ống dẫn năng lượng trên đất liền Trung Quốc-Myanmar giúp cho Trung Quốc an toàn hơn thay cho tuyến vận chuyển đường biển qua eo biển Malacca và Biển Đông khi chiến sự nổ ra.
Hơn ai hết Trung Quốc đã biết rõ ngón đòn này khi đã cho Nhật Bản nếm sự lợi hại bằng cách cắt nguồn cung đất hiếm.
Đa dạng hóa nguồn cung năng lượng…phòng tình huống xấu nhất xảy ra cho kinh tế, an ninh quốc gia là sách lược không chỉ của Trung Quốc áp dụng. Chính vì thế mà 2 đường ống Trung Quốc-Myanmar có tầm chiến lược rất quan trọng với Trung Quốc, đến mức khiến người ta cho rằng, hơn 20 năm qua, Trung Quốc đã thực dân hóa dần dần khu vực mà có 2 đường ống này đi qua.
Nhưng, do chủ quan, đánh giá thấp trào lưu dân tộc chủ nghĩa trong ban lãnh đạo quân sự ở Myanmar mà Trung Quốc đã nhận được những bài học đầu tiên về hành động thực dân hóa của mình. Đó là tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar.
Từ khi Myanmar tiến hành chuyển đổi chính trị, lực lượng đối lập đã phát triển mạnh mẽ. Sự phản đối mạnh mẽ với dự án đập thủy điện Myitsone buộc Myanmar dừng dự án “theo ý nguyện của người dân” khiến Trung Quốc nổi giận. Lo ngại với 2 đường ống chiến lược của mình là có cơ sở khi những nhà hoạt động xã hội lưu vong có mối quan hệ với Đảng phát triển dân tộc vùng Rakhine nơi đường ống dẫn dầu khí bắt đầu đã ra thông báo chỉ trích dự án vào ngày dòng khí được bơm vào đường ống đầu tiên, ngày 28/7.
Đảng này cho rằng, khu vực này không nhận được lợi ích gì từ đường ống này.
Đây là miếng đất màu mỡ cho Mỹ “gieo giống” dân chủ để có thể khiến cho ít nhất đường ống phải “đàm phán lại”.
Khó khăn, mất an toàn cho 2 đường ống chiến lược của Trung Quốc chưa dừng ở đó. Trước năm 2010, do muốn bảo đảm an ninh cho đường ống, Trung Quốc đã hậu thuẫn cho các tổ chức chống nhà nước Myanmar như Kachin, Shan, Wa. Hiện nay, Myanmar đang quyết tâm củng cố quyền kiểm soát với các nhóm thiểu số này để khẳng định chủ quyền của mình ở khu vực. Myanmar đã dùng đường ống dẫn dầu, khí này để làm đòn bẩy nhằm hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc (đã có lúc xung đột xảy ra khiến Trung Quốc phải điều quân đến biên giới). Lúc này, Trung Quốc dù theo bên nào thì hậu quả đường ống chiến lược của mình cũng đều bị lãnh đủ.
Đài tiếng nói nước Nga có một câu bình luận khá hay về đường ống Trung Quốc-Myanmar: “Trung Quốc vòng tránh bãi đá ngầm Mỹ ở eo biển Malacca” nhưng chưa đủ. Phải là “tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa” mới đủ.
Đường ống chiến lược quan trọng của Trung Quốc chạy qua một môi trường an ninh bất ổn không theo luật lệ nào, khó dự đoán, khiến Trung Quốc sẽ vào thế bị động đối phó. Trong khi đó, hoạt động thương mại, vận chuyển năng lượng trên tuyến đường hàng hải qua eo biển Malacca và Biển Đông của Trung Quốc chưa quốc gia nào cản trở, phong tỏa nếu như Trung Quốc không buộc họ phải làm thế.
Myanmar, ván cá cược chiến lược lớn của Trung Quốc đã cho kết quả. Liệu Trung Quốc có đủ tự tin, bản lĩnh để cá cược “con đường sinh mạng” của mình?

7 nhận xét:

  1. Tuần mới bình yên nhé anh
    Lại dong duổi khắp bốn bề biển xa

    Hôm thứ 7 CHÚNG TÔI LÀ CHIẾN SĨ lại nhắc đến Trường Sa, lại nhớ anh chàng Cá Mập, chán thiệt hì hì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạch Dương à. Ra Lệ Thủy quê anh mà coi bơi đi nhé.

      Xóa
  2. Hì hì ! Em có quen 1 anh chàng trên mạng cũng quê Lệ Thủy, lão đang quảng bá đua thuyền đó, năm nào ở đó cũng đua thuyền hè ? Một phong trào cần nhân rộng, ở quê em cũng có đua thuyền và thượng cờ ở cầu Hiền Lương anh ạ, xa quá nỏ ra coi được

    Chúc anh ngày thứ 5 vui khỏe cùng sóng biển nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  3. Chúc anh cuối tuần bình yên
    Đón tết độc lập ngập tràn niềm vui (~_~)

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết của chú hay quá. Cảm ơn góc nhìn người lính.
    Cứ đọc được bài nào báo hiệu khó khăn và ngày tàn của Tung Cẩu là cháu thấy trong lòng mừng lâng lâng .... !

    Trả lờiXóa
  5. 1- Bác viết "Với Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông Nam Á), nếu như có đủ khả năng thì Trung Quốc có thừa ngạo mạn để vẽ cái gọi là “Bản đồ đường lưỡi bò”"
    Trong thức tế TQ đã vẽ bản đồ đường này rồi phải không ạ.
    2- Mong tổng thống Thein Sein lèo lái quốc hội Myanmar sửa đổi hiến pháp...
    Có như thế bà Aung San suu kyi mới có cơ hội lên làm tổng thống, nhân dân Myanmar mới có dân chủ và đất nước phồn Vinh
    2- Bu tui đã đến Myanmar ..một đất nước tuyệt vời và con người cũng tuyệt vời

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với Biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông Nam Á), nếu như có đủ khả năng thì Trung Quốc có thừa ngạo mạn để vẽ cái gọi là “Bản đồ đường lưỡi bò” đến tận eo biển Malacca.
      BU à, tại sao lại cắt câu, cắt từ để làm sai nội dung của câu mà người viết đã dùng nhỉ? BU đọc cho hết câu đi.

      Xóa