Việt Nam chủ trương từng bước hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ. Việt Nam phản đối các hoạt động chạy đua vũ trang. Việt Nam chủ trương không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.
Mấy ngày gần đây, sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin, tờ Hoàn cầu thời báo đăng bài rêu rao cho rằng: “Việt Nam dựa vào Nga để đối phó Trung Quốc”. Thực ra, lâu nay giọng điệu chủ nghĩa dân tộc cực đoan, quá khích của Hoàn cầu thời báo thì chẳng ai lạ gì, chẳng ai tin, chẳng dọa được ai và chẳng ai quan tâm như trước. Tuy nhiên chưa hết, Tân hoa xã thì lại khác, tờ báo chính thống này do nhà nước quản lý, cho rằng việc tàu ngầm Việt Nam xuất hiện sẽ tạo ra “mối de dọa cho an ninh Trung Quốc”…Tất cả những biểu hiện đó, có vẻ như truyền thông Trung Quốc cố tình xuyên tạc, kích động, hướng dẫn dư luận Trung Quốc hiểu sai Việt Nam, gây thù hằn dân tộc.
Việt Nam không dựa vào ai hết.
Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam chủ trương không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác. Điều này chứng tỏ Việt Nam chẳng dựa vào ai mà chỉ dựa vào chính mình.
Vần đề là, Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, cùng có lợi. Việt Nam coi trọng hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống đồng thời phát triển quan hệ quốc phòng với tất cả các nước có chung mục tiêu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Việc Việt Nam và Nga hợp tác chặt chẽ, quan hệ thân thiết là vì cả hai đều tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và cùng có lợi cho sự phát triển đất nước. Việt Nam mua vũ khí Nga, có những thứ cần thiết của Nga trong tay… là phải bằng tiền, Nga chẳng “cho không” vì lý do nào, thuận mua vừa bán.
Điều quan trọng là khi đã tin cậy lẫn nhau, không bao giờ phản bội nhau…thì bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể chia xẻ được với nhau. Việt Nam và Nga là như thế và chẳng phải Trung Quốc và Nga đã có lúc như thế hay sao?
Khi lòng tin về nhau đã cao dày, không chỉ mua của Nga mà Việt Nam sẵn sàng mua cả công nghệ vũ khí của Mỹ. Liệu Hoàn cầu thời báo có cho rằng Việt Nam dựa vào Nhật Bản khi Nhật Bản bán cho Việt Nam dây chuyền công nghệ chế tạo vũ khí hay không khi điều đó xảy ra?
Như vậy Việt Nam quan hệ với bất cứ quốc gia nào để hiện đại hoá quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng chỉ nhằm duy trì sức mạnh quân sự ở mức cần thiết để tự vệ (đương nhiên là không chống nước thứ 3 nào đó) nếu quốc gia đó tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc có gì mà phải đối phó!
Thật là điên rồ khi Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé, đang phát triển vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh dài nhất thế giới lại chủ động đi chống một cường quốc đất rộng người đông có chung biên giới trên bộ, trên biển là Trung Quốc, một đất nước đang có GDP chỉ sau Mỹ, đang “trỗi dậy hòa bình”, hợp tác hữu nghị, thân thiện với các láng giềng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau để cùng phát triển hòa bình ổn định!!!
Từ xưa tới nay, Việt Nam luôn bị Trung Quốc từ phương Bắc, Pháp, Mỹ từ phương Tây tấn công xâm lược chứ có bao giờ Việt Nam làm điều ngược lại và cũng từ xưa tới nay Việt Nam buộc phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, đối phó căng thẳng với những âm mưu thâm độc nhằm xâm hại chủ quyền, sẵn sàng giáng trả để giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ với một tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, chứ chưa bao giờ Trung Quốc nơm nớp lo sợ biên giới phía Nam bị xâm phạm như phía Bắc và phía Đông Trung Quốc.
“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hãy thử soi xem thời gian gần đây nhất Trung Quốc làm gì nên nổi mà khiến Việt Nam phải đối phó?
Đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Đánh chiếm vài bãi đá ngầm và đảo nổi tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988.
Từ năm 2010 trở lại đây tuyên bố Biển Đông là của Trung Quốc, là “ao nhà” của Trung Quốc, Trung Quốc chiếm toàn bộ Trường Sa của Việt Nam trên văn bản hành chính (chỉ có giá trị đối với họ) khi họ thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”…
Tiếp theo Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt là Hải quân. Tổ chức các cuộc tập trận lớn, phô trương thanh thế, với giả định đánh chiếm đảo trên Biển Đông.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được “bật đèn xanh” hô hào tấn công Việt Nam để mở đường xuống phía Nam, đe dọa sử dụng vũ lực…
Với những diễn biến như vậy là rõ rồi, Nga, Nhật Bản hay Mỹ không làm vậy với Việt Nam. Nếu Trung Quốc là Việt Nam thì Trung Quốc sẽ làm gì?
Trước hết, mặc dù có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam vẫn sẵn sàng đàm phán hoà bình để giải quyết các tranh chấp dựa trên các quy định của Công ước 1982 về luật biển của Liên hợp quốc.
Và cuối cùng là phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cần thiết đủ để bảo vệ vững chắc các vùng biển đảo của mình đề phòng trường hợp đối phương sử dụng vũ lực để “thay đổi hiện trạng”.
Sự xuất hiện 6 tàu ngầm KILO thuộc Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam (so với hơn 70 chiếc tàu ngầm lớn nhỏ của Trung Quốc) mà Tân hoa xã cho là “tạo ra mối nguy hiểm cho an ninh Trung Quốc” là chuyện siêu hoang tưởng, chỉ phục vụ cho kích động dân chúng Trung Quốc.
Rõ ràng tàu ngầm Việt Nam và các loại vũ khí hiện đại khác mà Việt Nam mua sắm, chế tạo là để phòng thủ, bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, không đe dọa tấn công xâm lược ai.
Vậy, phải chăng an ninh Trung Quốc được định nghĩa là “Đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”, cho nên, chống lại điều này (trong đó có nhiệm vụ của tàu ngầm Việt Nam) là thách thức đến an ninh Trung Quốc?
Nếu thế thì…cả thế giới này là của Trung Quốc, tiếc thay chưa phải.
Giá như không có ai đó đề cao sức mạnh đơn phương, không có những đòi hỏi phi lý, không có những hành động hung hăng, bất chấp...Giá như Biển Đông là một vùng biển ổn định, hòa bình, các tranh chấp đều được giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, Biển Đông không có cái “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vạch ra…thì Việt Nam chẳng phải tốn tiền mua tàu ngầm.
Lịch sử không có “giá như”, nhưng những điều “giá như” này đang tồn tại trong hiện tại và tương lai cho nên nó có thể thay đổi bởi nhận thức của con người.
Việt Nam rất mong muốn như vậy và cố gắng làm mọi điều có thể, bởi đây là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên Biển Đông. Việt Nam chủ trương không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.
Điều Trung Quốc đang làm trên biển Thái Bình. Họ chỉ lập lại những điều, mà bao nhiêu hải khấu cường đồ, đã làm từ đời Kha Luân Bố. Đó là nơi mà lương tri và trí tuệ của Trung Hoa sẽ phát sáng... Ta xóa đi đường lưỡi bò chín đoạn. Rồi Xóa luôn hai đường ADIZ đắng cay. Tỉnh táo sau cơn say, anh em mình cùng nhau vẽ lại..../// ...///... Những ai vẽ bản đồ ? Người vẽ bản đồ là những người trong đó sống. Nếu được vậy, từ Biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ bước vào Thái Bình Dương. Ngước mặt ngửng đầu như những người biết trọng lẽ phải, cố xóa cái đã sai để được sống với hòa bình. Vì chân lý thì chỉ có một mà thôi.
Trả lờiXóa