Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Đức đang viết chương mới của lịch sử châu Âu: Thoát Mỹ?


Nếu như năm 1945, nước Đức của Hitler đã lật lịch sử châu Âu và thế giới sang trang mới thì 70 năm sau...
Có lẽ nào chính nước Đức lại lật sang trang mới tiếp theo?
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, đề nghị thành lập một quân đội thống nhất của Liên minh châu Âu.
Nếu như ý tưởng này thành hiện thực thì đây là cú chấn động địa chính trị không kém gì vụ chấn động địa chính trị khi Liên Xô tan rã.
Chủ tịch UB châu Âu: EU có thể thành lập quân đội riêng
Chủ tịch UB châu Âu: EU có thể thành lập quân đội riêng
Quân đội EU ra đời sẽ như thế nào?
Quân đội EU ra đời khi 28 nước thành viên EU trở thành một liên minh quân sự, chính trị, kinh tế lớn duy nhất trên thế giới. Đây là hình thái siêu quốc gia mà tất nhiên Đức là một trong những lãnh đạo chủ chốt của siêu quốc gia đó.
Vì vậy, Đức, ngay lập tức là nước tỏ ra sốt sắng và đồng tình với lời đề xuất của Jean-Claude Juncker về một đội quân chung của toàn EU. Bộ trưởng quốc phòng Đức đã hoan nghênh đề xuất của Juncker “tương lai của một châu Âu thống nhất sẽ được định hình với việc thành lập một quân đội chung”.
Chừng nào quân đội EU ra đời thì cũng chính là lúc NATO không còn ý nghĩa, vai trò, chế tài gì hết với EU, nó chỉ đơn thuần là quân đội Mỹ.
Quân đội EU dù trong ý tưởng nhưng cũng đã phản ánh rõ ràng cụ thể thái độ của nước Đức đối với NATO do Mỹ cầm đầu từ trước đến nay: lạnh nhạt và chống đối.
Trong NATO, từ năm1995-2013, tỷ trọng của Mỹ trong tổng chi tiêu của NATO đã tăng từ 59% đến 72%. 
Đó là lý do tại sao các nhà chức trách Mỹ tìm kiếm sự tái phân bổ lại chi tiêu giữa châu Âu và giảm tải từ ngân sách của mình. Mỹ hô hào đề nghị các thành viên NATO tăng ngân sách quốc phòng lên hơn 2% GDP nhưng Đức từ chối, chỉ 1,3%.
Rõ ràng là không bao giờ Đức đưa nguồn lực to lớn của mình cho một tổ chức mà Berlin không có quyền kiểm soát chúng và bị Mỹ điều động, quyết định.
Đức phản đối, không tham gia các hoạt động quân sự của NATO trong mười năm qua, bắt đầu với Iraq, kết thúc Ukraine. 
Ví dụ, trong năm 2011, trong khi các chiến dịch lấy danh nghĩa của NATO mà Anh, Pháp tham gia tích cực trong việc tạo ra các khu vực cấm bay vào các vị trí của quân Gaddafi tại Lybia. Đức không tham gia và từ chối cung cấp ngay cả một tàu vận tải chở nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu trong khu vực cấm bay.
Tại cuộc khủng hoảng Ukraine, Thủ tướng Đức Angela Merkel thực sự đã vượt mặt Washington, độc lập tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng, đã đến Moscow và đồng ý tổ chức một vòng đàm phán ở định dạng Minsk Norman…
Như vậy, có thể nói việc ủng hộ sốt sắng thành lập quân đội EU chỉ là một động thái của nước Đức muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ với châu Âu.
Bởi vì, về quân sự, quân đội EU không phải là đối thủ làm Nga hoảng sợ, lo lắng hơn NATO dưới sự chỉ huy của Mỹ, do đó, nếu như có ra đời quân đội EU thì mối quan hệ với Nga sẽ như thế nào để chính thức đưa Mỹ ra khỏi châu Âu là chuyện của Đức và đồng minh thân cận.
Trong thực tế, ý tưởng này đã chia châu Âu thành hai phe: những đồng minh thân cận của Đức và các đồng minh thân cận của Mỹ.
Chúng ta còn nhớ, ngày 17/3/1948, nhằm tập hợp “lực lượng thứ ba” với trung tâm là Anh, Pháp để thoát khỏi sự lệ thuộc và chèn ép của Mỹ trong kế hoạch Marshall, nhưng vẫn chống Liên Xô, Hiệp ước “Liên hiệp Tây Âu” đã được kí kết giữa 5 nước (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua) ở Brucxen.
Mỹ không thể tham gia vào khối liên hiệp Tây Âu nhưng khi Anh chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này là điều Mỹ không thể chấp nhận. Do đó, Mỹ xúc tiến thành lập khối “Bắc Đại Tây Dương” (NATO) rộng lớn hơn, “nuốt chửng” khối Liên hiệp Tây Âu mà trong đó Mỹ giữ vai trò lãnh đạo.
Vậy, ngày nay liệu Mỹ có cho phép Đức làm cái điều mà trong thế chiến lần thứ 2 Đức không làm được ấy không? Chắc chắn là không. Có điều, đối đầu của Nga-Mỹ của thế kỷ XXI đã khác xa chiến tranh lạnh, bởi xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới.
Đó là mâu thuẫn chủ đạo Nga-Mỹ; mâu thuẫn châu Âu-Mỹ; mâu thuẫn giữa các lợi ích của Nga-phương Tây, thì muốn đuổi Mỹ ra khỏi châu Âu để châu Âu là của người châu Âu độc lập không theo cái gậy chỉ huy của Mỹ trong gần một thế kỷ nay sẽ phải cần sự tham gia của Nga.

An ninh châu Âu không thể thiếu Nga, châu Âu muốn thoát Mỹ cũng không thể thiếu Nga. Nếu châu Âu và Nga hình thành 2 thế lực để đẩy Mỹ ra khỏi châu Âu là một cú chấn động địa chính trị lớn nhất của thế kỷ.

4 nhận xét:

  1. Việc thành lập một liên minh quân sự siêu quốc gia của liên minh châu âu với mục đích gì. Để EU trở lên mạnh hơn, thoát hẳn khỏi NATO của Mỹ hay là để liên minh với NATO. Vẫn còn nhiều điều thắc mắc quanh vấn đề này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thành lập nhằm mục đích hình thức, nhằm mục đích đưa một thông điệp.
      Còn chiến tranh, đó là khoản chi phí quá lớn, về tiền, nền kinh tế, về xương máu thanh niên, về những dư chấn nó để lại... Chiến tranh là giải pháp cuối cùng, răn đe thể hiện bế tắc. Khá rõ ràng rồi!
      Bác Thống tái xuất, mong bài viết của bác mãi!

      Xóa
  2. liệu Đức có thoát Mỹ được không

    Trả lờiXóa