Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít – kính chiếu yêu!


Bất chấp giá trị đạo đức, giá trị lich sử trong trò chơi địa chính trị là hành vi bẩn thỉu.
Gần 30 trong số 60 các nguyên thủ quốc gia tẩy chay, từ chối lời mời của Nga sang dự lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng phát xít. Ý thức hệ hay là một trò chơi địa chính trị bẩn thỉu?
Ý thức hệ? Không phải! Bởi chỉ trừ lũ phát xít mới nổi lên ở Ukraine, cả thế giới từ trước đến nay đều coi phát xít Đức-Ý-Nhật là thảm họa, và ngay cả Mỹ, Anh…cũng là đồng minh của Liên Xô chống phát xít Đức và phát xít Nhật thì cho rằng thế giới căm thù ngày chiến thắng 9/5/1945 là không có, ngày chiến thắng đó là ngày chiến thắng chung của nhân loại yêu chuộng hòa bình. Chiến thắng đó có sự đống góp to lớn của Liên Xô, Mỹ, Anh…trong đó quyết định nhất là Liên Xô khi hơn 20 triệu người đã chết. Chỉ riêng trong trận Stalingrad, trận chiến thay đổi kết cục chiến tranh thế giới lần thứ 2, số lượng Hồng quân Liên Xô hy sinh bằng tổng số binh sỹ đồng minh hy sinh trong toàn bộ thế chiến đó. Vậy thì vì điều gì?
Trước hết, tẩy chay, từ chối tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít tại quảng trường Đỏ, nơi đã từng tổ chức duyệt binh lần đầu tiên 9/5/1945 khi trước lăng Lenin đã chất đống các kỳ hiệu, phiên hiệu của 2/3 lực lượng của Đức quốc xã bị đại bại trên mặt trận Xô-Đức…là một sự thiếu tôn trọng, bất kính với những người đã ngã xuống cứu thế giới khỏi thảm họa phát xít, là sự vong ân, bội nghĩa của những quốc gia đã được người Nga giải phóng khỏi gót dày phát xít.
Ba Lan là vật tế thần đầu tiên của phát xít Đức trước khi dày xéo châu Âu. Giải phóng Ba Lan đã có hơn 600.000 Hồng quân Liên Xô hy sinh, vậy nhưng tẩy chay, đả đảo ngày chiến thắng tại quảng trường Đỏ của Ba Lan lại đứng đầu châu Âu. Đúng như một nghị sỹ nước Pháp đánh giá: “Châu Âu là kẻ vong ân bội nghĩa với Liên Xô” là không sai, chúng ta khỏi bàn ở đây. Nhưng hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản đã từng đè đầu cưỡi cổ Trung Quốc, Triều Tiên bao năm trời chẳng lẽ tự nhiên đầu hàng khi không có máu của Hồng quân Liên Xô?. Thế nhưng Tổng thống Hàn đã từ chối thẳng thừng, tẩy chay lễ kỷ niệm chiến thắng…thì với văn hóa châu Á, đó là gì nếu như không phải là sự phản bội, vong ân, ít nhất là với những người đã ngã xuống vì thảm họa phát xít kể cả những người phụ nữ Triều Tiên làm “đồ chơi” cho lính Nhật? Điều buồn cười là Hàn Quốc lại yêu cầu Nhật Bản xin lỗi này nọ…Vậy, Nhật Bản xin lỗi Hàn Quốc điều gì, tại sao lại phải xin lỗi Hàn Quốc cơ chứ!.
May thay, người Triều Tiên trên bán đảo này không chỉ có mỗi bà Tổng thống và ông Chủ tịch của 2 miền Nam, Bắc mà còn có ngài Ban Ki-moon,  dù bị nhiều sức ép, nhưng bằng hành động của mình, ông Ban Ki-moon đã chuộc lỗi và dạy cho người Triều Tiên một bài học về đạo đức rằng, trên đời này còn có những thứ quan trọng hơn chính trị đó là đừng bao giờ và không bao giờ để dân tộc mang tiếng là một dân tộc tráo trở, một dân tộc phản bội.
May thay, hành động tẩy chay ngày chiến thắng của gần 30 quốc gia không tham dự lễ kỷ niệm tại Nga mà đa số là các nước phương Tây phần lớn là bị ép buộc của ai đó, từ trong sâu thẳm không phải là sự vong ân, bội nghĩa, mà đó chỉ là trò chơi địa chính trị bẩn thỉu mà thôi.
Bẩn thỉu là vì trò chơi địa chính trị lại bất chấp giá trị đạo đức, giá trị lịch sử đã biến ngày lễ thiêng liêng này thành đường lối để kiềm chế, cô lập, chống Nga.
Tại sao trước đây, những năm chẵn ngày chiến thắng luôn được các nguyên thủ quốc gia đến dự lễ duyệt binh tại quảng trường Đỏ như là một vinh dự thì nay lại thay đổi?
Đó là gì nếu như không phải muốn cô lập Nga, hạ thấp uy tín nước Nga trên trường quốc tế trong cuộc khủng hoảng Ukraine?
Chẳng có gì lạ khi Mỹ-phương Tây không bóp chết được nước Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine, NATO đã bị Nga chặn lại tại Ukraine, NATO không đẩy được Nga ra khỏi Biển Đen lại còn mất Crimea.
Chẳng có gì lạ khi Nga, sau vụ khủng hoảng Ukraine đã trở nên hùng mạnh, thách thức vai trò địa vị thống trị của Mỹ tại châu Âu và thế giới, chấm dứt trật tự đơn cực do Mỹ thiết lập và lãnh đạo. Và do đó, không ai khác, Mỹ đứng đầu, gây áp lực cho cuộc tẩy chay mừng ngày chiến thắng trên quảng trường Đỏ nước Nga.
Nước Nga không phải là Liên Xô, Tổng thống Nga Putin đã đánh giá quá khứ và hiện tại rất rạch ròi, rằng: “những ai muốn quay lại thời Liên Xô là không có đầu óc, nhưng phủ nhận thành quả của Liên Xô là kẻ không có trái tim”. Vì thế các vị có sức thì cứ bóp chết nước Nga thời Putin, bao vây, cô lập, cấm vận, trừng phạt…nước Nga đó là quan điểm chính trị của mỗi quốc gia, nhưng phủ nhận lịch sử, xuyên tạc lịch sử chiến thắng phát xít trong chiến tranh thế giới lần 2 là hành vi bất kính, vong ân bội nghĩa với những người đã ngã xuống để có ngày 9/5/1945 thiêng liêng của bất kỳ một chính đảng nào, một chế độ nào, một dân tộc nào. Đây là hành động bẩn thỉu không thể chấp nhận.
Bà thủ tướng Đức đã rao giảng gì cho nước Nhật trong chuyến thăm vừa qua khiến Trung Quốc hả dạ thì bà còn nhớ nhưng tại sao bà lại từ chối lời mời của Nga sang dự lễ chiến thắng? Vì bại trận nên xấu hổ hay chưa quên mối thù? Nếu vậy thì bà sẽ không cùng ông Putin đến viếng và đặt vòng hoa tại mộ các chiến sỹ vô danh vào ngày 10/5 tới. Vậy thì rõ ràng, Đức vẫn chưa thoát khỏi sự cai trị của Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy thôi.

Như vậy, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít đã như một kính chiếu yêu, nhìn rõ những quốc gia trung nghĩa, những quốc gia bị ép buộc, phụ thuộc vào ai đó, những quốc gia hung hăng xuyên tạc; phủ nhận lịch sử, những thành phần phát xít nổi lên…trong một thế giới đầy biến động khi tính đơn cực đã kết thúc. Bắt đầu từ đây, quan hệ quốc tế sẽ có trật tự mới.

4 nhận xét:

  1. Một hành động không thể chấp nhận. Nga là quốc gia có vai trò quan trọng trong việc đánh thắng phát xít kết thúc chiến tranh. Điều này lịch sử đã ghi nhận và với những người hiểu biết thì ai cũng biết. Vậy mà không cho Nga tham gia lễ mừng 70 năm chiến thắng phát xít được sao.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày Chiến thắng (t chuyển tự La Tinh: Den Pobedy) được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước Đồng Minh chống phát xít (trong đó có Liên Xô) đối với quân đội Đức Quốc xã. 22 giờ 43 phút ngày 8 tháng 5 năm 1945 theo giờ Berlin (tức 0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5 theo giờ Moskva), tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin trước sự chứng kiến của đại diện các cường quốc đồng minh, các đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã ký vào biên bản xác nhận họ đầu hàng không điều kiện

    Trả lờiXóa