Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Thổ Nhĩ Kỳ: Trả giá


Thất bại bao giờ cũng kèm theo hậu quả là cái giá phải trả. Nhưng quan trọng là vươn lên hay thảm bại từ cái giá đó.
Hoạt động đối ngoại trong thời bình quan trọng như hoạt động quân sự trong thời chiến. Điều đó có nghĩa rằng sự sai lầm của hoạt động đối ngoại trong thời bình hay sai lầm của hoạt động quân sự trong thời chiến đều gây ra cho quốc gia có những hậu quả tai hại như nhau.
Quốc gia bị thảm họa trong thời chiến thì chúng ta dễ nhận thấy khi hoạt động quân sự bị thất bại từ trận này đến trận khác…Vậy, chính sách đối ngoại, do đó, hoạt động đối ngoại như thế nào thì được coi là sai lầm để khiến quốc gia thảm họa?
Biểu hiện sai lầm của đối ngoại trong thời bình chủ yếu có 4 vấn đề: 1, đất nước bị cô lập; 2, biến bạn, đồng minh thành kẻ thù (gây thù chuốc oán); 3, mất lòng tin với quốc gia khác; 4, đẩy đất nước vào miệng hố chiến tranh.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, điều đáng buồn là trong 4 sai lầm trên, chính quyền của tổng thống Erdogan đã gần như mắc phải trừ điều thứ 4 là chưa xuất hiện.
Trả giá của Thổ Nhĩ Kỳ khi Syria bất ổn
Đang là bạn, bổng dưng Erdogan quay ngoắt đòi lật đổ chính quyền Assad và muốn chuyển giao một phần lãnh thổ của Syria dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ (vùng an toàn trên tuyến biến giới phía Bắc của Syria).
Bắt đầu từ năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ hùa với Mỹ-PT sử dụng cái gọi là lực lượng đối lập và các loại khủng bố như IS, al-Nusre (al-Qaeda) gây ra một cuộc chiến tranh xâm lược Syria bởi “đa quốc gia” qua tay kẻ khác, thực hiện chiến lược “hỗn loạn có điều khiển” tại Syria.
 “Đốt nhà hàng xóm láng giềng” là hành động sai lầm bởi gió có thể thay đổi hướng, điều đó có nghĩa là lửa có thể lây cháy nhà mình như thường.
Và tại Syria “gió đã đổi hướng” ngoài ý muốn của Ankara: Hàng chục cuộc đánh bom khủng bố liều chết đẫm máu gây ra tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ khiến hàng trăm người dân vô tội thiệt mạng. Hàng triệu người tị nạn tràn sang khiến Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình trạng lộn xộn, nguy hiểm mà ngay châu Âu cũng kinh hoảng.  Đặc biệt, vào ngày 30/9/2015 khi Nga xuất hiện.
Mục tiêu của Nga can thiệp quân sự vào Syria là để bảo vệ Assad và tiêu diệt lực lượng khủng bố quốc tế mà trong đó có hơn 5000 tên gốc Nga đang đe dọa an ninh phía Nam quốc gia Nga. Nga cho rằng tác chiến với lực lượng này tại chiến trường Syria có lợi hơn.
Thực tế diến biến, kết quả cuộc chiến tại Syria chúng ta đã rõ, chính quyền Assad đã tồn tại vững chắc. Mọi toan tính gì đó của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria bị Nga phá sạch khiến Ankara cuống loạn phạm sai lầm nghiêm trọng: Đối đầu toàn diện với Nga.
Trong khi đó, vì lợi ích quốc gia, Mỹ cũng đang “chà đạp” lợi ích của đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ khi công khai hỗ trợ, hậu thuẫn cho lực lượng người Kurd Syria vượt qua “làn ranh đỏ” mà Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra (rất ngạo mạn) là lực lượng dân quân người Kurd Syria không được vượt qua phần phía Tây sông Euphrates (trong lãnh thổ của Syria).
Như vậy, mục tiêu tối thượng của đối ngoại là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ankara, cụ thể là không cho phép người Kurd Turkey ở Đông Nam ly khai đã không thành công, đã bị Mỹ gián tiếp đe dọa khiến tổng thống cũng như thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ công khai: “Mỹ không phải là bạn”.
 Đối đầu và thách thức lợi ích với Nga và Mỹ-PT để thực hiện giấc mơ địa chính trị tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đã “nếm đủ” đòn về kinh tế, an ninh, ổn định chính trị…buộc Ankara phải thay đổi nhận thức về hoạt động đối ngoại của mình trong thời gian qua.
Sự thay đổi này là “giọt nước cuối cùng” đã dẫn đến cuộc đảo chính quân sự ngày 15/7 vừa qua. Đảo chính thất bại, hơn 60 ngàn người đang bị thanh trừng, đang trong vòng lao lý.
Rất may mắn cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ, nếu như đảo chính thành công, Thổ Nhĩ Kỳ đã thành một Syria thứ hai hay như Iraq, Lybia mà chúng ta đã thấy, biết, về chiến lược “vẽ lại bản đồ Trung Đông”.
Trả giá vì mất lòng tin với Mỹ-NATO và Nga.
Với Mỹ-NATO-EU thì hơn ai hết Thổ Nhĩ Kỳ và họ đã thừa biết lòng tin đôi bên đã cạn, đã sứt mẻ. Là một thành viên NATO, không dễ gì Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức rời bỏ khối. Nhưng sau một loạt sự kiện xảy ra tại căn cứ không quân Incirlik, đặc biệt có thông tin cho rằng Mỹ đang tìm vị trí tại Bulgari, Cosovo để di chuyển VKHN tại đây, đã cho thấy lòng tin chiến lược của Mỹ-NATO với Thổ Nhĩ Kỳ không còn.
Ông cố vấn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Ilnur Cevik phát biểu: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bao giờ đóng cửa căn cứ không quân Incirlik và sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ. Ấm lên trong quan hệ của chúng tôi với Nga sẽ không phải là một thay thế cho các mối quan hệ của chúng tôi với Mỹ- phương Tây.
Tuy nhiên, Mỹ-phương Tây phải tôn trọng thực tế rằng Thổ Nhĩ Kỳ có chính sách riêng của mình. Nếu chính sách đó trùng với lợi ích của Mỹ-phương Tây thì không sao, nhưng nếu không phù hợp, thì Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa vụ phải bảo vệ lợi ích của mình”.
Rõ ràng đây không phải là khẩu khí của một quốc gia chư hầu, không phải là điều Mỹ muốn nghe từ một thành viên NATO, nhưng lại là điều mà Mỹ-PT sẽ không để yên.
Với Nga, Nga sẽ tin ông Erdogan ngay khi mà mới đây ông ta đã “đâm sau lưng Nga một nhát dao”? Không bao giờ. Chính vì thế, trong đàm phán, Thổ Nhĩ Kỳ không có gì để mặc cả với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ phải hy sinh một số quyền lợi để chứng minh, để “mua” lòng tin của Nga.
Chúng ta không ngạc nhiên khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ nối lại quan hệ bạn bè với Syria, sẽ không ngạc nhiên nếu như số lượng hàng hóa, vũ khí trang bị từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tràn về Syria vào tay quân nổi dậy, khủng bố thánh chiến ngày càng giảm dần…Lòng tin Nga được khẳng định qua những điều này và cũng chính là sự hy sinh hay thay đổi mục tiêu địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ có lợi cho Nga-Syria.
Trả giá vì sự độc tài và ngạo mạn
Có thể Erdogan tuyên bố “Cuộc đảo chính là món quà của Chúa” là không sai bởi vì cuộc đảo chính đã dạy cho Erdogan một bài học nhớ đời, buộc ông ta phải dẹp bỏ tính độc tài và thói ngạo mạn…để không muốn bị như Gadafi hay Saddam.
Những hành động của Erdogan sau đây đã chứng minh cho điều đó:
Đầu tiên là tìm cách hợp tác với các đảng đối lập trong đó có đảng đối lập chính là đảng Cộng hòa nhân dân (CHP) chấp nhận cho CHP được tổ chức một cuộc biểu tình dân chủ sau 3 năm bị cấm.
Ông Erdogan buộc phải gìm lại ý muốn thực hiện chế độ Tổng thống lãnh đạo toàn đất nước, nguyên nhân khiến xã hội, các đảng đối lập phản đối quyết liệt, khi tuyên bố “Chúng tôi vẫn ở bên trong hệ thống nghị viện dân chủ”.
Vào ngày 25, Erdogan mời lãnh đạo CHP Kemal Kilicdaroglu và Chủ tịch Đảng Hành động Quốc gia (MHP), Devlet Bahceli, vào dinh Tổng thống để lắng nghe quan điểm của họ về âm mưu đảo chính và hậu quả của nó. 
Dù Erdogan có phớt lờ, lạnh nhạt với Đảng Dân chủ Nhân dân Kurd (HDP), nhưng Thủ tướng Binali Yildirim cho biết sau đó trong ngày, HDP được chào đón trong một cuộc họp chung, đã đồng ý với các CHP và MHP, trong việc sửa đổi hiến pháp.
Tiếp theo, Erdogan bỏ truy cứu những người đã phạm tội “phỉ báng Tổng thống” và đặc biệt đã treo một bức ảnh cỡ lớn của ông Mustafa Kemal Ataturk, một trong những người thành lập chế độ cộng hòa thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, trước cửa chính của đảng cầm quyền AKP, đảng mà vừa mới đây đòi loại bỏ nguyên lý chủ nghĩa thế tục.
Rõ ràng ông Erdogan đã bắt bài hay đã quá hiểu điều kiện cần và đủ cho một cuộc “cách mạng màu” diễn ra là gì nên một loạt thay đổi chính trị nhằm đoàn kết dân tộc, ổn định xã hội…nhằm chống “diễn biến hòa bình” mà thế lực thù địch đang nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.

“Hãy cho tôi biết bạn anh là ai tôi sẽ nói cho biết anh là người thế nào” là câu ngạn ngữ đúng và hay như chân lý của châu Âu mà Ankara nên soi rọi để hành động. Tất nhiên, khi đã bạn với IS, với quân khủng bố thánh chiến cực đoan…thì giá phải trả cũng là khủng bố, đánh bom liều chết... Gần mực thì phải đen mà thôi.

2 nhận xét: