Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Cơn ác mộng của Mỹ-NATO-EU sau đêm 15/7.


Chính Mỹ-NATO-EU đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Moscow, và chỉ sau một đêm 15/7, cục diện địa chính trị khu vực thay đổi tất cả mọi thứ.

Nếu như cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua “giết chết được Tổng thống Erdogan” thì bản đồ Trung Đông được vẽ lại và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 sẽ bùng nổ khi sự hỗn loạn tại Trung Đông nhốt chặt "gấu Nga" tại Biển Đen bởi eo biển Bosporus bị khống chế.
Tuy nhiên, cuộc đảo chính quân sự đã bị thất bại, hàng chục ngàn người bị thanh trừng tại Thổ Nhĩ Kỳ và chính kết quả đó đã tạo ra một cú địa chấn cực lớn trên 3 mặt: chính trị, quân sự và kinh tế mang tầm quốc tế.
Báo chí truyền thông Mỹ và phương Tây có vẻ như lờ đi sự kiện khủng khiếp này, nhưng khi NATO-EU đang hoảng loạn, trước một thành viên có vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng đang “trở cờ” thì tê liệt phản ứng, “ngậm hột thị” là không có gì ngạc nhiên.
Thổ Nhĩ Kỳ đang rời dần NATO
Nếu như sự sụp đổ của Liên Xô dẫn đến tan rã Hiệp ước quân sự Warsaw thì cuộc đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho NATO khủng hoảng về tinh thần và lực lượng đãn đến nguy cơ không kém.
Các thành viên NATO, đặc biệt là những quốc gia vừa rời bỏ khối Warsaw gia nhập khối NATO đã hiểu rõ ràng vị thế của mình, thân phận của mình trong NATO dưới sự chỉ huy của Mỹ từ tấm gương Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau cuộc đảo chính, về thực chất thì Thổ Nhĩ Kỳ không còn mang trên mình trách nhiệm của một thành viên NATO. Về góc nhìn quân sự thì Thổ Nhĩ Kỳ mất khả năng chiến đấu, NATO đã bị mất đi một vị trí có địa chiến lược rất quan trọng ở phía Nam. Trục Mỹ-NATO-EU có vẽ như sắp bị gãy.
Đây là lý do chính khiến NATO hoản loạn thật sự và đang lo sợ liệu có sự sụp đổ như quân cờ domino hay không.
Với tình trạng Thổ Nhĩ Kỳ như hiện nay thì tốt nhất là NATO phải khai trừ ra khỏi khối càng sớm càng tốt trong khi nó chưa “lây nhiễm”. Hơn ai hết, ban lãnh đạo NATO quá hiểu điều này vì chính NATO đã tham gia đảo chính lật đổ Erdogan, trừ phi Erdogan đã bị như Cadafi.
Thực tế là, để duy trì quyền bá chủ toàn cầu của mình vào thế kỷ mới, Mỹ phải kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng và hành lang đường ống từ Qatar đến châu Âu; bao vây cô lập, làm tan rã Nga; xoay trục sang châu Á-TBD kiểm soát tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế của mình để duy trì sự “hỗn loạn có điều khiển” tại những khu vực có địa chính trị, kinh tế quan trọng trên thế giới.
Nhưng, tại Trung Đông, Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi coi thường những lợi ích an ninh quốc gia của các nước đồng minh, đã đẩy tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Moscow, và chỉ sau một đêm, cục diện địa chính trị khu vực thay đổi tất cả mọi thứ.
Đảo chính thất bại làm rối loạn bàn cờ thế giới
Thứ nhất là bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ-NATO đang có lợi thế khi tạo ra và đẩy mâu thuẫn Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối kháng. Tuy nhiên, khi 2 kẻ thù này làm lành với nhau, hợp tác với nhau sẽ báo trước một sự thay đổi địa chính trị lớn hơn nhiều, đó là, liên kết giữa Ankara-Tehran-Damascus và các đối tác khác của Nga trên khắp Âu Á.
Liên minh này tất yếu sẽ làm thay đổi bàn cờ địa chính trị toàn cầu, làm phá sản hoàn toàn chiến lược kiểm soát dòng chảy của năng lượng từ Qatar đến châu Âu của Mỹ-PT mà trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích trọng yếu kết nối EU với Trung Đông, với châu Á đang dần trượt ra khỏi quỹ đạo địa chính trị của trục Mỹ-NATO-EU.
Nếu như liên minh này do Nga đứng đầu thì có thể sẽ mở ra một thời kỳ ổn định mới cho Trung Đông chống lại chiến lược “hỗn loạn có điều khiển” của Mỹ đang thực thi.
Ngày 09/8, Tổng thống Erdogan và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp lịch sử tại Saint Petersburg. Và sẽ có 2 vấn đề lớn được giải quyết:
1, Triển khai Turkstream vốn đã bị Mỹ-NATO-EU ép Thổ Nhĩ Kỳ phải loại bỏ. Đây là đường ống dẫn khí tự nhiên sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào làm chủ trung tâm năng lượng lớn nhất phía nam của châu Âu.
Đừng coi thường, điều này là rất lớn. Đây là một cú đánh lớn đến kế hoạch của Washington trong việc kiểm soát các nguồn tài nguyên quan trọng chảy vào châu Âu từ Trung Đông và châu Á để đảm bảo họ buộc phải sống bằng tiền đô la Mỹ.
Nếu thỏa thuận được triển khai, Nga có quyền truy cập vào các thị trường phát triển mạnh EU thông qua hành lang phía Nam sẽ tăng cường quan hệ giữa hai châu lục, mở rộng việc sử dụng đồng rúp và đồng euro trong giao dịch năng lượng, và tạo ra một khu vực thương mại tự do từ Lisbon đến Vladivostok.
Và lúc đó, chú Sam sẽ “được xem từ băng ghế dự bị”, sức mạnh “đô la-dầu lửa” đã bị hạn chế, còn Ukraine thì sẽ như “một con đĩ già” cho không cũng chẳng ai thèm, nên sẽ “tự đi vào khuôn khổ”.
Kế hoạch triển khai Turkstream đã quá rõ ràng cho nên Bulgaria vội vàng thành lập nhóm nghiên cứu với Nga về South Stream, sự việc mà cách đây không lâu Bulgaria, dưới áp lực của EU, đã thẳng thừng từ chối hợp tác với Nga. Điều này chứng tỏ EU bây giờ cũng không quản được thành viên của mình bởi hội chứng Brexit sẽ có Bulexit…
2, Giải pháp kết thúc cuộc chiến Syria. Thổ Nhĩ Kỳ phải có một nỗ lực để đóng cửa biên giới, ngăn chặn các chiến binh Hồi giáo qua lại và ra vào Syria, đáp lại, Nga bằng quyền lực của mình sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của một nhà nước độc lập của người Kurd trên biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm thực hiện thì coi như không chỉ IS mà ngay cả lực lượng “ôn hòa” cũng không còn đường sống khi “động mạch chủ bị cắt”. Trục Ankara-Tehran-Damascus sẽ là trục ổn định cho Trung Đông hoặc ít nhất khống chế được sự “hỗn loạn”. Hòa bình cho Syria, tránh cho Syria trong tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ như Lybia, sẽ có hy vọng đạt được trong tương lai gần.
Thứ hai là xác định vai trò, vị trí Thổ Nhĩ Kỳ với Nga, cùng Nga trong tương tác mới trên bản đồ địa chính trị thế giới.
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Trung Quốc, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Iran sẽ thay đổi. Điều này sẽ thay đổi thế giới.
Bắt đầu từ đây, Nga đã đi những nước cờ sắc sảo, bình tĩnh, chắc chắn từng nước một để phá nát NATO. Hiện tại, “mắt xích Thổ Nhĩ Kỳ” của NATO bị đứt thì hệ thống phòng thủ của Nga tại Biển Đen không còn bị áp lực, đã tạo điều kiện cho Nga vươn tay ra các khu vực khác.
Có thể nói, đảo chính quân sự bị thất bại chỉ là “giọt nước cuối cùng” để dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ mà hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trên 2 vấn đề đã nêu trên là một cú chấn động địa chính trị mạnh nhất kể từ vụ Liên Xô sụp đổ.
Chưa biết trục Mỹ-NATO-EU sẽ đối phó ra sao, nhưng sự chuẩn bị của Thổ Nhĩ Kỳ để đối phó với đảo chính quân sự lần 2 và “cách mạng màu” có thể xảy ra đã chứng tỏ một nhận thức rằng, Mỹ-NATO-EU không đời nào để yên.
Đang có một cuộc cách mạng lớn trong lòng Thổ Nhĩ Kỳ sau đảo chính. Ngay cả ông Erdogan cũng bớt độc đoán, hết ngạo mạn thường thấy, tất cả là nhằm tập trung vào mục tiêu đoàn kết dân tộc để chống thù trong giặc ngoài đang rình rập đe dọa, mà chúng ta sẽ biết sau đây.

2 nhận xét: