Bất kỳ tình thế nào, tại Syria, Nga, Mỹ luôn
là người chơi chính còn Iran, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là “nhà thầu phụ” mà thôi.
Vào rạng sáng
ngày 25/8, xe tăng và lính bộ binh được máy bay F-16 của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và
A10 (của không quân Mỹ) hỗ trợ, đã xâm nhập vào lãnh thổ Syria . Tình hình Syria đã có sự thay đổi.
Những họng súng ngược chiều!
Sự thay đổi
“thế”, “trận”, của các lực lượng đối địch tham gia trên chiến trường Syria thì
là đương nhiên rồi, điều ly kỳ là không những thế, đối tượng tác chiến của các
bên cũng bổng dưng…thiếu rõ ràng, minh bạch.
Trước hết nói
về mục tiêu tác chiến của Thổ Nhĩ Kỳ.
1, Lật đổ Assad
để tạo ra một vùng đệm an toàn trên tuyến biên giới dài hơn 900 km do lược
lượng Turkmen kiểm soát.
2, Dập tắt mộng
ly khai, tự trị của người Kurd Syria
cũng như đè bẹp sự phản kháng của người Kurd Turkey
trong lãnh thổ phía Nam .
Để đạt được 2
mục tiêu này, Ankara không từ một thủ đoạn, hành
động nào, từ bắt tay ngay cả với IS và lực lượng LIH (bị Nga cấm hoạt động), hỗ
trợ huấn luyện cho các lực lượng này xéo nát Syria .
Khi Nga xuất
hiện thì mục tiêu đầu tiên của Ankara bị Nga đập
tan không còn một hy vọng nào, lại còn bị mang thêm vạ vào thân nên Ankara đã quyết định điều
chỉnh mục tiêu chiến lược. Hiện giờ, tấn công tiêu diệt người Kurd Syria (YPG)
và ngăn chặn PKK là hàng đầu và tiêu diệt lực lượng LIH.
Đến đây chúng
ta ghi nhớ điều thứ nhất là: Thổ Nhĩ
Kỳ và Nga cùng chung đối tượng tác chiến trực tiếp là IS và LIH (về danh
nghĩa), đồng thời, Assad không “must go” ngay mà được tham gia trong quá trình
chuyển tiếp…điều này đồng quan điểm với Nga.
Thứ hai là nói
về mục tiêu tác chiến của Mỹ.
Bất cứ lý do
gì, bất cứ khi nào, nơi đâu, thì lật đổ chế độ Assad là mục tiêu hàng đầu, duy
nhất của Mỹ.
Với việc lợi
dụng IS, nuôi dưỡng huấn luyện phe đối lập…nhưng trong một thời gian dài không
hiệu quả, không phát huy tác dụng, khiến Mỹ xem lực lượng người Kurd Syria
là con bài đáng giá nhất.
Chính lực lượng
này, dưới các sử dụng của Mỹ sẽ là đối tượng tác chiến trực tiếp với quân
Assad, đẩy Assad về phía Tây đất nước thực hiện chia cắt Syria, đồng thời là
cái gậy chỉ huy răn đe Thổ Nhĩ Kỳ của Mỹ.
Nếu cuộc đảo
chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ thành công, Erdogan bị hạ bệ thì bản đồ Trung Đông
được vẽ lại mà trong đó người Kurd có tên chính danh trên bản đồ đó. Tiếc
thay…cuộc đảo chính thất bại kéo theo mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ sa sút thảm hại
nhất từ trước tới nay.
Kết cục là Mỹ
mất cả chì lẫn chài trong sự kiện này buộc phải lựa chọn nghiệt ngã: Thổ Nhĩ Kỳ
hay YPG.
Đương nhiên, Mỹ
chọn Thổ Nhĩ Kỳ và hy sinh YPG bằng việc buộc họ phải rời khỏi những vùng đất ở
phía Tây sông Euphrates mà YPG đã phải dùng
máu của mình mới chiếm được từ tay IS.
Và đây là điều ghi nhớ thứ hai: Thổ Nhĩ Kỳ là
nguyên nhân cơ bản, quyết định thất bại của người Kurd Syria , là kẻ thù nguy hiểm nhất phá
tan ý đồ ly khai, độc lập của dân tộc Kurd. Cả hai là đối tượng tác chiến trực
tiếp nguy hiểm của nhau.
Thứ ba là nói
về mục tiêu tác chiến của Nga , Syria và Iran .
Nhà nước Hồi
giáo tự xưng IS, LIH và toàn bộ cái gọi là lực lượng đối lập là đối tượng tác
chiến của họ luôn không thay đổi. Vì lý do đó nên người Nga không tăng kẻ thù
mà chỉ có tăng đồng minh. Tuy nhiên, có một vấn đề người Kurd trong chiến lược
dài hạn của mình khiến Nga gặp rắc rối với Iran
và Syria .
YPG được coi là
kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran
và Syria
chỉ bởi vì tư tưởng ly khai đòi thành lập nhà nước mới. Trên phương diện ngoại
giao Nga ủng hộ một Syria
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng vẫn coi YPG là đồng minh chống IS có hiệu
quả nhất và đã đang hậu thuẫn cung cấp một số trang bị vật chất kỹ thuật cho
YPG.
Giai đoạn đầu
cuộc chiến, do yếu thế, Iran
và Assad buộc phải quên chuyện YPG tấn công IS mở rộng lãnh thổ. Nhưng giờ đây
khi có sự hậu thuẫn công khai của Mỹ, khi Mỹ chơi con bài YPG thì với Iran,
Assad và ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ thì “cốc nước đã đầy”. Và, “giọt nước cuối cùng”
chính là cuộc xung đột tại Hasaka.
Các phương tiện
truyền thông đều cho rằng tại chính quyền Syria
có 2 phe thân Nga và thân Iran .
Thân Iran có cơ quan tình
báo trung ương và không quân Syria .
Trong sự kiện
Hasaka bị YPG tấn công, phe thân Iran đề nghị không kích mạnh mẽ để cho tất cả
thấy “họ là người có quyền lực ở đây” và phù hợp thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ. Nga
chắc không đồng ý, và, rất khó nói lý do thật tại sao TU-22M3, SU-34 của Nga
tại sân bay Hamedan Iran ngừng hoạt động, nhưng chắc chắn trong đó không thể
không có diễn biến từ Hasaka.
Điều rút ra là,
hiện nay trên chiến trường Syria, IS và lực lượng nổi dậy...không thành vấn đề
tác chiến, vì chúng có thể đổi màu áo khi có sự tham gia trực tiếp của quân đội
Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề mới nhất là lực lượng quân sự của người Kurd Syria khi Thổ
Nhĩ Kỳ, chính quyền Assad và Iran coi họ là đối tượng tác chiến trực tiếp,
chính, trong giải pháp Syria.
Tại sao Nga, Mỹ không dứt tình với người
Kurd?
Đội xe tăng hùng hổ của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị
người Kurd Syria
phá hủy 3 chiếc hôm qua.
Đừng có đùa,
lực lượng quân sự người Kurd không phải là IS. IS là một đội quân không có lý
tưởng, không quốc gia và không dân tộc. IS bị bại trận là hết nhưng người Kurd
thì không. Lực lượng quân sự của người Kurd nói chung đang bám rễ trong một
nguồn sống không bao giờ cạn là dân tộc Kurd với hơn 30 triệu người tại các
vùng giáp ranh Iran-Iraq-Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Một thực tế là
tại Trung Đông, Nga, Mỹ mới là người chơi chính, ngoài ra Iran , hay Thổ Nhĩ Kỳ…chỉ là “nhà
thầu phụ”. Do đó, đương nhiên, nếu Nga, Mỹ muốn có một nhà nước của dân tộc
Kurd ra đời tại Trung Đông thì điều đó không khó.
Rõ ràng vai trò
địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng trong chiến lược Mỹ-NATO nhưng nếu
như vượt quan “red line” do Mỹ vạch ra là Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá. Nước Mỹ không
phải cho bất kỳ kẻ nào bắt nạt. Đáng tiếc là Nga cũng đối xử với Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
như vậy. Đó chính là sử dụng lực lượng người Kurd.
Thổ Nhĩ Kỳ xâm
nhập Syria để đánh YPG là rõ ràng nhưng không ai tin là họ sẽ đánh IS, LIH như
tuyên bố, bởi lẽ lực lượng IS, LIH (rất dễ dàng rời bỏ vị trí, “tháo chạy” tại
Jarrablus khi gặp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ) chỉ việc “thay đổi cờ” trở thành “ôn
hòa” là proxy Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi.
Nga biết, Mỹ
biết là tất nhiên, nhưng cả Syria
cũng biết và tố cáo, nhưng do Syria
coi mối nguy YPG lớn hơn.
Chắc chắn sắp
tới quân Assad sẽ không động đến YPG, họ tập trung vào khu vực Hom, Damascus,
còn Mỹ, Nga sẽ bí mật hậu thuẫn người Kurd để kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào vũng lầy
Syria, dạy cho Erdogan một bài học.
Liệu YPG có rút
khỏi những vị trí mà phải bằng máu mới có được theo lệnh Mỹ một các dễ dàng?
“Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” câu răn này dành cho ai, Thổ Nhĩ Kỳ hay PYG?
Bài viết quá hay, chuyên gia quân sự có khác
Trả lờiXóaNga đã nhảy vào là Mỹ thụt vòi lại ngay
Trả lờiXóa