Sau chiến thắng
tại Aleppo, lực lượng mặt đất của Nga-Syria đã cần phải có thời gian để củng cố,
vì để bảo vệ Aleppo, quân đội Syria (SAA) đã bị kéo căng ra khắp mặt trận. Đúng
lúc đó, IS tấn công đánh chiếm Palmyra
mà điểm quyết chiến chiến dịch là Căn cứ không quân T4.
Đây là hành
động táo bạo, quyết đoán của Bộ tham mưu IS và bước đầu họ đã thành công, tuy
nhiên, điểm quyết chiến chiến dịch T4 thì IS không dứt điểm được và thực tế là
không thể vì VKS Nga và lực lượng thiện chiến của SAA kịp thời cơ động đến đã
biến nó thành “cối xay thịt”.
Trước tình thế
đó, IS đã rút ồ ạt lực lượng phía Tây Palmyra. Ở góc nhìn quân sự, thì đây là
một quyết định đúng, bởi khi đã không còn yếu tố bất ngờ và lộ rõ ý đồ tác
chiến trước đối thủ thì nên rút lui nếu không dứt điểm được mục tiêu. Rõ ràng,
ít nhất, IS đã thắng Nga-Syria ở cấp độ chiến thuật.
Ở cấp chiến
thuật, Nga-Syria đã bị động, lúng túng với lối đánh bất ngờ, áp sát và đặc biệt
sử dụng “bom xe” của IS. Với lối đánh này cộng với ý chí “tự sát” đã khiến
những lực lượng chưa phải là thiện chiến của SAA hoảng loạn, rất khó chống trả,
vừa hạn chế tối đa sức mạnh của VKS Nga.
Tuy nhiên, theo
dõi tình hình chiến sự, kể từ khi đụng độ với VKS Nga và SAA sau Aleppo ở cấp
chiến dịch, chiến lược, Bộ tham mưu IS có vẻ như đã phạm 2 sai lầm nghiêm trọng.
Một là: Đánh
giá sai sức mạnh của VKS Nga trong mối tương quan tấn công và phòng ngự, cố
thủ.
IS rất có thế
mạnh trong phòng ngự, cố thủ. Tại đây, IS thường lấy dân làm con tin “lá chắn
sống” và buộc đối phương phải tiến hành một cuộc “chiến tranh đường phố” khiến
cho không chỉ VKS Nga bất lực mà các hoạt động tác chiến cơ giới hiện đại cũng
gặp bất lợi.
Nhưng, khi tấn
công, muốn hạn chế khả năng của VKS Nga thì phải áp sát đối thủ và tất yếu khi
gặp phải trận địa phòng ngự của SAA như tại T4 hay Dier ez-Zor thì chiến thuật
của IS gặp phải một mâu thuẫn không thể giải quyết, đó là:
Nếu dùng đội
hình lớn, dày, có sức đột kích mạnh để chọc thủng tuyến phòng ngự của SAA thì
sẽ bị VKS Nga sẽ nghiền nát đội hình. Nhưng nếu áp sát để hạn chế VKS Nga thì
đội hình tấn công mỏng, không có chiều sâu và tất yếu sẽ không đủ sức xuyên
thủng tuyến phòng ngự…
Như vậy, mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đột kích với phân tán lực lượng để tránh bị VKS tiêu diệt là không thể giải quyết, là lựa chọn cực kỳ khó khăn của IS.
Đó là lý do vì
sao, cũng như tấn công căn cứ không quân T4 tại Palmyra , khi yếu tố bất ngờ đã không còn, IS
càng đánh càng đuối sức, lực lượng bị tổn thất lớn dưới mưa bom của VKS Nga và
chắc tại Dier ez-Zor, IS cũng không thoát khỏi tình thế này.
Hai là, đánh
giá sai tình hình và thế bố trí lực lượng.
Bộ tham mưu của
IS lẽ ra, thay vì rút khỏi Palmyra để dồn lực lượng củng cố Raqqa và bảo vệ Al
Bab thì họ lại tiếp tục mở chiến dịch tấn công đánh chiếm Dier ez-Zor với một
tham vọng lớn là để khống chế một khu vực trung tâm dầu mỏ của Syria kết nối
với Palmyra.
Bản đồ tình hình phân bố lực lượng tại Syria đến ngày
24/1/2017
Sau trận Aleppo , IS đã trở thành
đối tượng tác chiến của Nga-Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, YPG và có khả năng kể cả Mỹ. Do
đó củng cố, giữ vững Raqqa, Al Bab và nếu cả Mosul
tại Iraq
bằng lợi thế phòng ngự vốn có của mình thì IS vừa bảo toàn được lực lượng vừa
không bị nguy hiểm tại Al Bab.
Rõ ràng, nếu
như IS không tấn công Dier ez-Zor, rút lực lượng về bảo vệ Al Bab thì Nga-Syria
chưa hẳn là tấn công Al Bab, bởi lẽ, Nga-Syria cũng đang cần IS ngăn chặn quân
đội Thổ Nhĩ Kỳ tại hướng này trong khi họ đang còn bận tâm làm sạch phiến quân
quanh Damascus .
Khi Thổ Nhĩ Kỳ
đã lộ rã dã tâm của mình với đất nước Syria thì Nga-Syria giải phóng Al
Bab từ tay IS thì hợp lý, dễ dàng hơn nhiều lần từ tay quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Cho
nên Nga-Syria không muốn Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Al Bab. Và tại sao Al Bab lại quan
trọng như vậy thì chúng đã biết.
Có thể IS
“buông” Al Bab để “chụp” Dier ez-Zor, nhưng đáng tiếc, Dier ez-Zor là nơi mà
Nga-Syria quyết không thể để bị rơi vào tay IS bất cứ giá nào. Rõ ràng, IS đã
chọn sai mục tiêu tấn công.
Rốt cuộc, nếu
mất Al Bab và không dứt điểm được Dier ez-Zor thì IS sẽ còn lại vùng đất chiến
lược nào? Sự lựa chọn thế trận của IS là không xác đáng. Tự họ đã kéo căng lực
lượng và làm mất lợi thế tác chiến của mình.
Khi IS cố thủ
trong một khu vực không có dân để làm lá chắn thì “lực lượng IS sẽ biến từ “dạng
này sang dạng khác” chỉ là thời gian. VKS Nga sẽ hủy diệt không thương tiếc bất
cứ khi nào muốn, nơi đó sẽ trở thành bãi thử vũ khí của Nga mà thôi.
Như vậy, có thể
nói, IS trong thế trận tại Syria
đã thắng Nga-Syria và cả quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về cấp chiến thuật nhưng bại về
chiến dịch, chiến lược.
Không thể nói
rằng Nga-Syria đã bẫy IS tấn công Palmyra, Dier ez-Zor, bởi vì IS tấn công vào
2 khu vực này là một thất bại nặng về chiến thuật của Nga-Syria, nhưng trong
những đòn tấn công của đối phương Nga-Syria đã biết lợi dụng để phản đòn.
Mưu là lừa
địch, kế là điều động địch, buộc địch đánh theo cách đánh của ta…thì chứng tỏ Bộ tham mưu
Nga-Syria đã dày dạn bản lĩnh chiến trận. Họ đã biến sự thất thế thành lợi thế
để dành kết quả cuối cùng.
“Thắng trong các trận chiến nhưng thua toàn bộ cuộc
chiến” là bài học của Mỹ tại Việt Nam .
Trên khắp mặt
trận, IS đang tấn công nhưng các đòn tấn công đang bị đuối dần, tổn thất ngày
càng tăng, thời gian không ủng hộ IS.
IS sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được khi Nga đã can thiệp
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa