Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt
Nam, nhưng Nga thì không.
Vào hôm thứ 3
ngày 24/1 Global Times (Hoàn cầu Thời báo) một phụ trang của Nhân dân Nhật
báo-Trung Quốc đã đăng tải tin và ảnh về việc Trung Quốc triển khai lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)
DF-41 tại tỉnh Hắc Long Giang cách biên giới Nga 300 km.
Tên lửa ICBM
DF-41 của Trung Quốc, theo định danh của NATO là CSS-X-10, có tầm bắn lên đến
14.000km. DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn, mang theo 10-12 đầu đạn hạt nhân cho
các mục tiêu độc lập.
DF-41 của Trung Quốc nhắm vào mục tiêu nào?
Không nhắm vào
Nga!
Một thực tế giờ
đây giới quân sự Nga đã công nhận là tại vùng Đông-Bắc của Trung Quốc đã bố trí
nhiều loại tên lửa tầm trung như DF-4, DF-21, DF-26 là đủ khả năng bay tới Nga.
Tên lửa tầm trung này để tấn công Nga thì độ chính xác cao hơn, đe dọa nghiêm
trọng hơn so với ICBM.
Trong khi đó,
theo Nga thì ICBM là DF-41 của Trung Quốc triển khai tại đây, Đông-Bắc Trung
Quốc, thì gần Mỹ hơn, chỉ cách New York 12.000km và xa thêm Moscow 6000km. Do
đó, DF-41 không nhằm vào Nga. Đó là sự lý giải theo nguyên nhân kỹ-chiến thuật.
Về nguyên nhân
chính trị, các chuyên gia Nga cho rằng, Nga và Trung Quốc là bạn bè, không ở
trong trạng thái răn đe hạt nhân lẫn nhau như Nga-Mỹ. Trung Quốc và Nga có ký
hiệp định năm 2001 là không xỉa tên lược vào nhau. Do đó, DF-41 tại Đông-Bắc
Trung Quốc không nhằm vào Nga.
Để nhằm vào Mỹ, bố trí DF-41 tại vùng
Đông-Bắc là hợp lý, nhưng DF-41 bố trí tại Tây-Bắc Trung Quốc thì nhằm vào ai?
Đó là chuyện
bàn sau, hiện tại, chúng ta hoàn toàn đồng ý với các chuyên gia phân tích Nga
về cơ sở chính trị, cơ sở kỹ-chiến thuật của lữ đoàn tên lửa DF-41 mà Trung
Quốc bố trí tại vùng Đông-Bắc là không nhằm vào Nga. Vậy nó nhằm vào ai?
Nhằm vào Mỹ?
Việc triển
khai, bố trí tên lửa DF-41 là một quá trình lâu dài, nó được Mỹ, Nga theo dõi
từ lâu nhưng đến hôm nay Hoàn cầu Thời báo được phép tuyên bố vào thời điểm này
là có lý do của nó.
Trước đó chính
quyền của D.Trump đã có những hành động, tuyên bố gì ảnh hưởng đến Trung Quốc?
Có 2 sự việc khiến Trung Quốc không thể chấp nhận được.
Một là D.Trump
tuyên bố có thể xem lại quan điểm “một Trung Hoa” trong vấn đề Đài Loan.
Hai là tạo ra
một ranh giới đỏ trên Biển Đông khi D. Trump đồng ý với tuyên bố của Ngoại
trưởng đề cử, ông Rex Tillerson, khi
được hỏi về quan điểm của chính quyền Trump trên Biển Đông trong buổi điều trần
xác nhận "Chúng ta sẽ phải gửi Trung
Quốc một tín hiệu rằng…bạn truy cập tới những hòn đảo này là không được cho
phép. "Cách duy nhất để chặn truy cập của Trung Quốc đối với các đảo mà họ
chiếm trong vùng biển Nam Trung Quốc là Mỹ sẽ ban hành lệnh phong tỏa bằng hải
quân, đó là một hành động chiến tranh”.
Có thể 2 vấn đề
cực kỳ nhạy cảm này đã chấn động đến ngay “thần kinh trung ương” của Bắc Kinh.
Tại sao chính
quyền D.Trump mới “chân ướt chân ráo” đã vội có những tuyên bố nguy hiểm và vô
trách nhiệm “5 ăn 5 thua” như vậy? Tuyên bố mà về chính sách chỉ có hai hậu quả
thực tế: thực thi, có nghĩa là xung đột, hoặc “võ mồm” thì có nghĩa tự hạ thấp
uy tín của chính quyền mới với Châu Á.
Lịch sử lặp lại?
Thông cáo chung
Thượng Hải được ký giữa Mỹ-Trung Quốc sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ
R.Nicxon năm 1972, có điểm nhấn mà Nga cần nhớ kỹ là, Đài Loan đã trở thành một
con bài trao đổi giữa Mỹ-Trung Quốc. Liên Xô và Việt Nam đã trở thành kẻ bị hại, thua
thiệt trong Thông cáo này.
Đó là câu
chuyện lịch sử, nhưng hiện tại, chính quyền mới của Mỹ muốn gì với Trung Quốc
qua con bài Đài Loan? Dư luận đang để ý và thấy rằng có những vấn đề lớn giữa 3
cường quốc Mỹ-Trung Quốc-Nga.
Trước hết,
chẳng ai ngây thơ khi D.Trump lên làm Tổng thống Mỹ thì Nga-Mỹ sẽ bình thường
hóa quan hệ. Nga vẫn là kẻ thù nguy hiểm mà bất kỳ ai lên làm tổng thống nước
Mỹ cũng muốn tiêu diệt. Mỹ cần Trung Quốc để chống Nga. Do đó, cũng như trước
đây, Mỹ buộc Trung Quốc phải lựa chọn hoặc Đài Loan hoặc chống Nga.
Không ngạc
nhiên khi Global Times hô hào rằng, “Trung Quốc phải hiện đại hóa hạt nhân để
không một quốc gia nào dám thác thức quân sự, rằng, mở rộng kho VKHN để buộc Mỹ
phải tôn trọng…”
Mỹ chẳng có bất
ngờ gì về hành động này của Trung Quốc mà có vẻ như Mỹ đang cần Trung Quốc công
khai để vận động nguồn tài chính hàng trăm tỷ USD cho chính quyền của D.Trump
khởi động quá trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân Mỹ sau 25 năm kể từ khi
Liên Xô tan rã.
Liệu Trung Quốc
vì Đài Loan, vì lợi ích cốt lõi trên Biển Đông mà sẵn sàng có với Mỹ một “Thông
cáo Thượng Hải 2.0”?
Rõ ràng là Bắc
Kinh không thèm đấu “võ mồm” với chính quyền của Tổng thống D.Trump…Trung Quốc
đáp lại lập tức bằng cách triền khai ICBM tại vùng Đông-Bắc mà Nga cho rằng để
nhằm về phía Mỹ.
Tuy nhiên, được
biết là Trung Quốc đã triển khai 3 lữ đoàn tên lửa DF-41 trong đó có 1 lữ đoàn
tại Tân Cương là vùng Tây-Bắc Trung Quốc. Vậy lữ đoàn tên lửa DF-41 này nhằm
vào ai? Chắc là nhằm vào Pháp và Anh chăng?
Phản ứng của
điện Kremlin, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố:
“Trung Quốc là đồng minh của chúng tôi, là
đồng minh chiến lược, là đối tác của chúng tôi cả trong chính trị và trên bình
diện kinh tế-thương mại. Chúng tôi coi trọng mối quan hệ này. Đương
nhiên, nếu thông tin này đúng sự thật, với hoạt động theo kế hoạch phát triển
lực lượng vũ trang và xây dựng quân đội của Trung Quốc, chúng tôi không cảm
nhận như là mối đe dọa với đất nước Nga”.
Nga có thể tự
an ủi, đặt lòng tin vào Trung Quốc bao nhiêu tùy, nhưng người Nga nên biết là không
ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam, nhưng Nga thì không.
Trung Quốc luôn có những toan tính rất ranh ma, nên Nga cần cảnh giác
Trả lờiXóa