Dư luận thế
giới hết sức ngạc nhiên khi chính quyền sắp mãn nhiệm của tổng thống Obama lại
có những quyết định chống Nga rất quyết liệt mà người Nga cho là “hung hăng,
điên cuồng và cay cú”.
Chẳng hạn, ngày
30/12, tổng thống Mỹ Obama ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga tại Mỹ.
Theo đó, thông
cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ tổng cộng có 35 quan chức thuộc Đại sứ quán Nga
ở thủ đô Washington DC và Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco hoạt động
không phù hợp với thân phận ngoại giao hoặc lãnh sự đã được yêu cầu rời khỏi
nước này cùng với gia đình trong vòng 72 giờ.
Mỹ cũng đóng
cửa hai cơ sở do Chính phủ Nga sở hữu tại thành phố New
York và tiểu bang Maryland ,
bắt đầu từ chiều 30-12. Hai cơ sở này được cho là của tình báo Nga.
Ngoài ra, chính
quyền Tổng thống Barack Obama cũng công bố một loạt biện pháp trừng phạt kinh
tế nhằm vào hai cơ quan tình báo chủ lực của Nga là Cơ quan Tình báo Quân đội
(GRU) và Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), cùng 4 quan chức của GRU và 3 công ty
cung cấp "hỗ trợ thiết bị" cho cơ quan này, cũng như 6 cá nhân
liên quan tới chiến dịch tấn công mạng mà Mỹ cho rằng nhằm can thiệp vào cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua.
Tổng thống
Obama còn tuyên bố Mỹ sẽ thực thi các biện pháp trả đũa khác "vào thời
điểm thích hợp", bao gồm cả các chiến dịch mật không cần công khai.
Không những
thế, ông Obama còn kêu gọi các đồng minh của Mỹ cùng sát cánh để thực thi các
biện pháp trừng phạt với Mỹ để đưa Nga "trở về con đường chính đạo"
và không thực hiện các biện pháp gây bất ổn ở các nước khác.
Có thể nói
“ngay cả khi bom gầm tại Việt Nam ,
ngay cả khi tình hình nghiêm trọng ở Trung Đông vẫn không có loại biện pháp
trừng phạt ngoại giao vô trách nhiệm như vậy” (Zyuganov-TBT Đảng CS Nga).
Văn minh, lịch sự hay vì lợi ích quốc gia?
Vậy lý do gì mà
các biện pháp trừng phạt mới chống Nga được tung ra khi chính quyền Mỹ hiện tại
sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong 18 ngày nữa?
Việc ra những
quyết định có tính định hướng, ràng buộc chính sách đối ngoại của một chính quyền
trong thời điểm sắp mãn nhiệm ở những quốc gia văn minh, dân chủ, lịch sự như
Anh, Pháp, Mỹ…là rất hiếm thấy.
Bởi vì đó là
hành động thiếu tôn trọng, gây áp đặt cho chính quyền mới, nó được coi như là
di chúc của chính quyền cũ buộc chính quyền mới phải thực hiện quyền thừa kế
mọi vấn đề và các hậu quả để lại.
Đáng buồn là
tại nước Mỹ đã xảy ra tình cảnh này. Ở đây, tuy ông Obama không thất cử vì
không tranh cử nhưng ông ta đã vận động hết mình, toàn tâm toàn ý cho bà
H.Clinton với hy vọng nếu đắc cử, bà H.Clinton sẽ đi tiếp, rửa hận cho thất bại
của mình.
Đơn giản,
dễ hiểu là đã 2 nhiệm kỳ nhưng chính quyền của Tổng thống Obama vẫn không “bẻ
được răng con gấu Nga”. Mỹ-NATO chẳng làm gì được nước Nga, không những thế lại
bị gấu Nga cho ăn những “cú tát” nẩy đom đóm tại Gruzia, Ucraine , Syria .
Và chính gấu
Nga chứ không ai khác đã khiến cho chư hầu của Mỹ, trước đây Mỹ đặt đâu ngồi
đấy, nay đã dám mặc cả, ra điều kiện với Mỹ để thỏa mãn lợi ích quốc gia cao
nhất của họ. Vị thế Nga đã thách thức Mỹ trên bàn cờ địa chính trị thế giới.
Tiếc thay, bà
H.Clinton thất cử, người thắng cử là ông D.Trump. Ông Trump không phải là bà
H.Clinton cho nên chính sách đối ngoại của chính quyền mới của ông Trump sẽ
khác ông Obama.
Phe cánh của
Obama-H.Clinton cho rằng, ông Trump có chiều hướng thân Nga, sẽ kết nối với
Putin, sẽ bình thường hóa quan hệ với Nga…chính vì thế, cay cú, không chấp nhận
thất bại, họ tiến hành một chiến dịch nhằm đảo ngược kết quả bầu cử...khiến
nước Mỹ có một thời gian hỗn loạn.
Kết quả cuối
cùng là 18 ngày nữa, ông Obama phải bàn giao cho Tổng thống đắc cử D.Trump. Và
như trên đã nói, trong bối cảnh đó, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống
Obama ra tay nhằm đạt mục tiêu kép.
Đó là, hành
động chống Nga của chính quyền sắp mãn nhiệm của Obama với Nga đã làm cho quan
hệ Nga-Mỹ vốn đã tồi tệ càng tội tệ hơn. Ông Obama muốn tăng độ quán tính chống
Nga khi bộ máy của chính quyền ông ta ngừng hoạt động.
Rõ ràng là ra
lệnh trừng phạt dễ dàng bao nhiêu thì thu lại lệnh đó khó khăn bấy nhiêu và
không phải ngày một ngày hai mà nó cần phải qua một quá trình pháp lý lâu dài.
Vì thế, chính
quyền của Tổng thống đắc cử D.Trump vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm thực thi
“di chúc” của chính quyền cũ để lại dù ông Trump có thân Nga bao nhiêu đi nữa.
Ai đó cho rằng khi ông Trump vào Nhà Trắng là lệnh trừng phạt Nga được dỡ bỏ
ngay là thiếu hiểu biết, mơ hồ.
Đây là cú ra
đòn gỡ gạc cuối cùng của ông Obama vào Putin và nước Nga, đồng thời trói tay
chân ông Trump, đặt ông Trump trên con tàu không có hệ thống phanh hãm, đang
chạy theo quán tính trên đường ray chống Nga.
Các biện pháp
trừng phạt trực tiếp chống lại Nga vào buổi “hoàng hôn của nhiệm kỳ” mục đích
cuối cùng là áp đặt, làm suy yếu tính hợp pháp của Tổng thống đắc cử Donald
Trump và lập trường chính sách đối ngoại của mình trong mối quan hệ với Moscow.
Các quyết định
không chỉ gây nguy hiểm cho các mối quan hệ ngoại giao đang diễn ra giữa
Washington và Moscow đang ở mức thấp nhất, mà nó còn bôi nhọ Tổng thống mới đắc
cử và cố tình phá hoại quá trình chuyển đổi, cụ thể là sự gia nhập của Donald
Trump tới Nhà Trắng.
Nga ra đòn ra sao?
Trước đây đã
từng, khi Mỹ trục xuất 1 nhà ngoại giao Nga thì đáp lại, Nga trục xuất một nhà
ngoại giao Mỹ, nhưng lần này thì Tổng thống Nga Putin bác bỏ đề xuất của ngoại
trưởng Nga S.Lavrov. Putin không trục xuất bất cứ nhà ngoại giao Mỹ nào khiến
nhiều người phán đoán sai về Putin.
Nếu như coi
chính quyền của tổng thống Obama sắp mãn nhiệm như là đối thủ sắp chết, không
đánh cũng chết thì đòn đánh mà nó tung
ra rất mạnh, rất quyết liệt, hung hãn…như là sự cùng quẫn, giãy chết. Putin sẽ
xử lý như thế nào với đòn này?
Là con nhà võ,
chắc chắn Putin tránh “tiếp chiêu” hung hãn, “không còn gì để mất” của đối thủ
để giữ sức, để tránh bị thương vì sớm muộn gì đối thủ cũng sẽ chết hay sẽ biến
khỏi sàn đấu.
Là đội bóng
chắc Putin sẽ không cho cầu thủ của mình đáp trả với đối thủ khi đối phương cay
cú, khiêu khích, để tránh bị thẻ phạt, chấn thương, làm sứt mẻ lực lượng cho
trận đấu tới.
Là chính trị
gia, Putin không bị cuốn vào hành động “ngoại giao vô trách nhiệm” làm phá vỡ
quan hệ đối ngoại 2 quốc gia, không quan tâm đến hoạt động ngoại giao theo
“kiểu bếp núc”.
Là tổng thống,
Putin không cần quan hệ với một tổng thống “vịt què”, không làm trầm trọng thêm
tình thế, gây khó cho quan hệ Nga-Mỹ thời Putin-Trump đang chuẩn bị khởi động.
Các trang mạng,
báo chí Nga và báo chí Mỹ-PT đều bái phục Putin bao nhiêu thì coi hành động của
Obama là hạ sách bấy nhiêu. Ngay tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cũng phải
khen cách xử lý của Putin thông minh là không phải đơn giản.
Bộ ngoại giao
Mỹ im lặng không bình luận, Nhà Trắng thì “chúng tôi không có câu trả lời cho
những quảng cáo Nga”.
Vậy thì “Nga
đang quảng cáo” điều gì mà thế giới đều tấm tắc khen? Chắc chắn nó phải là một
sản phẩm hoặc một tư tưởng rất có giá trị. OK Nga!
Putin- Obama, lại 2-0 rồi.
Trả lờiXóaÝ tưởng của bạn rất hay
XóaChú nghe nhận xét của mất thằng nga làm gì cho nó chẳng công minh. Đối với thằng cướp đất người ta, thò bàn tay lông lá đi khắp nơi như thế thì óc mà xách dép cho ngài TT Obama cũng không xứng. Mà lạ thật, thằng Pu cho chú ăn cái bã gì mà chú ngố quá vậy ?
Trả lờiXóaP/s : Nếu vào Hòn ngọc viễn đông, chú nên đến quán bún chả Hạnh ở khu vực lăng cha cả , đó là quán có thương hiệu mà ngài TT Obama đã từng giá lâm đến và ngự thiện. Trước cửa quán có hình của ngài, thật bình dị và gần gũi, rất khác với khuôn mặt đễu cáng và nham hiểm của thằng Pu.
Xin lỗi vì xúc phạm nhưng bạn như một con chó điên. Ông ta thanh lịch mà đi nuôi khủng bố, quân nổi dậy để giết dân lành. Chẳng qua là ngụy quân tử thôi. Không biết là do bạn kiến thức còn hạn hẹp hay vì tư lợi cá nh !!!
XóaThật lạ, chả biết chú có bị ngáo đá hay không mà tuyên bố "vịt què này nọ", mà dù có ngáo thì chắc chú cũng còn nhớ người mà chú nói đã được nguyên thủ VN đón tiếp rất long trọng.
Trả lờiXóaAnh thì rất thương xót cho 92 con người đã chết mà không có một lời di chúc nào !
Tôi thấy đầu óc mạnh huỳnh có vấn đề rồi; Mỹ làm gì cũng chỉ vì nước Mỹ thôi
XóaHãy nghe dân Việt nhận xét về TT Obama (copy còm của Thanh Tâm bên blog Hiệu Minh) :
Trả lờiXóa" Đến đời Tổng thống Obama, Chúng ta thấy chân dung một Vị Tổng thống da màu lịch lãm, dáng dấp một Luật sư, một Viên chức Chính phủ hơn là một Vị Tổng chỉ huy lực lượng Đặc nhiệm tiêu diệt tên Trùm khủng bố khét tiếng của mạng lưới Al-Qaeda Osama Bin Laden , làm cho Cả nước Mỹ và Thế giới thở phào , Cuộc chỉ huy này được Cả dàn Quan chức VIP Mỹ theo dõi và chỉ huy qua màn hình, Người ta mới thấy Sức mạnh của Mỹ vẫn vượt trội và lớn mạnh nhờ Công nghệ phát triển Rất nhanh so vời thời Nixon. Với Chiến thắng này , Ông Obama được ” Tín nhiệm cao” nhiệm kỳ thứ hai !
Nói chung, Chúng ta và cả Người Mỹ có thể bàn luận thoải mái về Tổng Thống của họ, kể cả những Tổng Thống bị hạ bệ thì Người Mỹ vẫn tự hào Họ chưa bao giờ bầu nhầm cho một Tổng Thống phản lại Đất nước và Người dân họ , Cũng có thể những Chiến thuật , chiến lược của họ có lúc Sai lầm, Nhưng chưa có Tổng Thống nào dám chống lại Nhân dân , Chống lại Hiến pháp tiến bộ và từng Năm tháng được Tu chính, hoàn thiện để Phục vụ cho Con người, Trước tiên là Nhân dân của Họ đã tín nhiệm bầu họ lên .
Nhân dân Việt Nam vẫn nhớ Ông đến thăm VN năm ngoái và hứa sẽ quay lại Thăm VN lần nữa . Chúng tôi hoan nghênh Ông trở lại VN với tư cách là những Người Bạn Mỹ !"
Hoặc có thể xem hàng ngàn dân Việt ở HN, Saigon đón tiếp TT Obama trong năm vừa rồi, một thực tế hơn vạn lời nói của Thiên đầu thống !
My het thoi ba chu the gioi roi. Putin choi hay lam.
Trả lờiXóa