Một thế trận nguy hiểm khi Hải quân Nga đang tiến về phía Tây sau
lưng Phương Tây và NATO.
Như đã nói, chiến cuộc Syria là tâm điểm của cuộc chiến địa
chính trị của Nga với Mỹ-Phương Tây trên bình diện khu vực Trung Đông và châu
Âu. Do vậy làm chủ được cuộc chiến tại Syria là một thắng lợi cho bất cứ bên
nào.
Trong hơn 18 tháng can thiệp của Nga tại Syria thì chưa thể nói
Nga đã thành công toàn diện ở đó, nhưng chắc chắn, thắng lợi về mặt quân sự của
Nga là điều không ai có thể phủ nhận. Thành công lớn về quân sự đã cho Moscow có
một vị thế, vị trí rất quan trọng trong khu vực.
Tái lập quan hệ giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ là điều khó tin nhưng là sự
thật: người bạn mới tốt nhất của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO và
một kẻ thù cũ của Nga trong nhiều thế kỷ.
Liên minh quân sự với một cầu thủ lớn trong khu vực là Iran và
tiếp theo nâng tầm mối quan hệ với Israel lên một cấp độ mới…là những kết quả
quan hệ đối ngoại được hình thành trực tiếp sau khi Nga can thiệp quân sự tại
Syria.
Tuy nhiên, ý nghĩa của sự thành công mặt quân sự của Nga không
chỉ vậy mà còn tạo nên một chấn động lớn tại Trung Đông, Bắc Phi và châu Âu.
Ai Cập tiên phong!
Dù không đánh bật Mỹ-NATO ra khỏi Trung Đông, nhưng Nga đã thi
thố một sức mạnh quân sự đủ khả năng đè bẹp sự thống trị độc nhất của Mỹ-NATO
tại Trung Đông.
Sự kiện khi 26 quả tên lửa Kalibr của Nga phóng lên từ biển
Caspian là dấu chấm hết sự độc tôn của Mỹ, đã “hạ bệ thói ngạo mạn cố hữu, vô lý
của Mỹ”, “khiến NATO hoảng loạn”…chỉ là một trong số các hoạt động quân sự khác
của Nga thách thức ngạo nghễ Mỹ trên chiến trường tại Syria.
Kết quả từ sức mạnh quân sự Nga là tạo ra một chấn động địa
chính trị tại Trung Đông tác động lớn đến tình hình chính trị, quân sự thế giới.
Một số quốc gia Trung Đông trước đây trung thành với Mỹ với lý
do e sợ sức mạnh Mỹ, tin tưởng vào ô bảo vệ của Mỹ thì nay tư tưởng đó đã thay
đổi. Họ sẵn sàng phản ứng lại với Mỹ, không ngoan ngoãn như xưa (vì đã có sự lựa
chọn khác) nếu như Mỹ bất chấp lợi ích quốc gia của họ.
Thực tế, Mỹ không phải, không còn là thế lực mạnh duy nhất, đã
thay đổi tư duy đối ngoại của nhiều quốc gia Trung Đông, Bắc Phi (bờ Tây Địa
Trung Hải) và là điều kiện để Nga xâm nhập vào thị trường độc quyền của Mỹ chiếm
lĩnh sau chiến tranh lạnh.
Trong cuộc chiến Syria, có nhiều quốc gia “trở cờ” với Mỹ khi từ
chỗ chống Nga nay hợp tác với Nga như Iraq, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và ngay cả Arabia
Saudi, Qatar. Ở đây, chúng ta quan tâm đến Ai Cập vì nó có liên quan đến trò
chơi địa chính trị của Nga tại Lybia.
Nếu như không ai ngạc nhiên về mối quan hệ Nga-Iran vì Iran và
Mỹ đối đầu nhau trong nhiều thập kỷ, thì bây giờ dư luận lại ngạc nhiên khi
Ai Cập từ lâu đã là một đối tác quan trọng của Washington trong lĩnh vực
quân sự và ngoại giao, đang ở vị trí thứ hai về viện trợ quân sự của Mỹ, và sự
hợp tác vẫn tiếp tục ngay cả sau khi quan hệ với Tổng thống Obama đã có căng
thẳng do can thiệp vào tranh dành quyền lực của Tổng thống Al-Sisi vào năm
2013…lại quan hệ mật thiết quân sự với Nga.
Chắc chắn thông điệp sức mạnh quân sự từ Syria và lập trường
cứng rắn, không bỏ rơi đồng minh, bạn bè, mà Nga đã thể hiện tại Syria với chính
quyền Assad đã khiến không chỉ Ai Cập “thừa nhận vị thế mới xuất hiện của Nga”.
Đã xuất hiện cố vấn quân sự Ai Cập tại Syria hỗ trợ cho Assad.
Đặc biệt, một cuộc tập trận đầu tiên của Nga tại Bắc Phi giữa Nga và Ai Cập đã
diễn ra trên biên giới với Lybia, khu vực do quân đội của tướng Khalifa Haftar
kiểm soát.
Tại sao lại diễn ra tại khu vực này? Liệu Nga có thỏa thuận gì
với Al-Sisi khi tướng Khalifa Haftar là đồng minh, là bạn hiện đang chiến đấu để
nắm quyền toàn bộ Lybia?
Lybia-Putin đang sửa sai.
Putin đánh giá sự kiện này như một sự thất bại của chính sách
ngoại giao của nước Nga.
Mùa xuân năm 2011, một vụ tranh cãi công khai giữa Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev về các sự kiện ở Libya khi Nga đã không sử dụng các cơ hội để phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép phương Tây cung cấp viện trợ quân sự cho quân nổi dậy chống lại chế độ của Đại tá Gaddafi.
Mùa xuân năm 2011, một vụ tranh cãi công khai giữa Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev về các sự kiện ở Libya khi Nga đã không sử dụng các cơ hội để phủ quyết một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho phép phương Tây cung cấp viện trợ quân sự cho quân nổi dậy chống lại chế độ của Đại tá Gaddafi.
Libya có một vị trí chiến lược rất quan trọng, trong đó có trữ
lượng lớn dầu và khí. Và, nếu Nga sẽ đạt được một chỗ đứng ở đó thì chắc chắn sẽ
có lợi lớn về chính trị, quân sự và kinh tế. Thế nhưng, chính quyền Medvedev đã
thỏa hiệp, để Mỹ-NATO phá nát Lybia.
Đó chính là tầm nhìn khác nhau của Putin và Medvedev và giờ đây
Tổng thống Putin đã sửa sai.
Vào ngay 11/1, tàu sân bay Kuznetsov của Nga neo tại bờ biển
phía Đông Lybia đã đón tướng Khalifa Haftar, chỉ huy quân đội quốc gia (LNA)
đang kiểm soát một vùng rộng lớn phía Đông Lybia có cảng biển Tobruk, đối lập
với chính quyền Tripoli được LHQ mà thực chất là Mỹ-PT bảo trợ (GNA).
Một tín hiệu cho thấy Putin đang ủng hộ tướng Khalifa Haftar,
người từng học tại Học viện quân sự Liên Xô, Ai Cập và là bạn của Tổng thống Ai
Cập Al-Sisi.
Phương Tây, EU không muốn và khó chịu điều này vì cho rằng nếu
để Khalifa Haftar cai trị duy nhất Lybia sẽ nguy hiểm và phản tác dụng…Đương
nhiên, phương Tây không muốn với Nga tại Lybia, hay Syria…là chuyện thường tình,
nó không có giá trị với ý chí Nga.
Động thái cam kết của Nga trên chiến hạm Kuznetsov đã cho thấy
Nga sẽ bắt đầu bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn cũng như đào tạo
cho nhân viên LNA và cung cấp vũ khí giá trị 4,2 tỷ dollars đã được ký năm 2009
khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ về Libya là không còn hiệu lực.
Điều cần lưu ý là Nga có thể cung cấp vũ khí ngay và luôn cho
LNA thông quan bên thứ 3 mà Ai Cập là một trong số bên thứ 3 đó rất dễ dàng…
Có thể nói, Lybia trong trạng thái hỗn loạn, điều gì sẽ xảy ra
khi Nga sẽ thống trị chính trị Lybia như đã xảy ra ở Syria? Phương Tây sẽ hiểu,
nhưng điều chắc chắn, Hải quân Nga ngoài căn cứ Tartus ở bờ Đông Địa Trung Hải
nay đang có thêm một điểm dừng chân mới là cảng biển sâu Tobruk-Lybia.
Tại Algeria. Theo nguồn tin mật từ Pradva, Algeria đã cho phép
các tàu Nga (gồm cả tàu ngầm) sử dụng cơ sở của nó tại Mers el-Kebir như một căn
cứ. Điều này nếu nhìn từ Việt Nam thì không có gì là nghi ngờ, bởi khi Nga đã
cung cấp tàu ngầm, máy bay hiện đại cho Algeria…là không thể khác.
Như vậy tại Địa Trung Hải, bờ Đông và bờ Tây đã đang có vị trí
đứng chân của Hải quân Nga cho phép tàu chiến Nga tiếp cận tại vùng biển của
Pháp, Ý và thực tế, mới đây Pháp đã báo động khi phát hiện tàu ngầm Nga xuất
hiện tại vùng nước cảng Toulon hải quân Pháp…
Cảnh báo nguy hiểm cho sự khiêu khích Nga, kết nạp thành viên
NATO mới tiến về phía Đông Nga thì giờ đây, Hải quân Nga đang tiến về phía Tây,
sau lưng Phương Tây và NATO. Cứ thử xem cảm giác an ninh của "các con ngựa chiến
già châu Âu" ra sao.
Nga đi đến đâu là Mỹ sẽ rút chân ra khỏi chỗ đó
Trả lờiXóa