Hợp tác kinh tế, quân sự Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ
hình như không phải là một thành viên của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ, tử huyệt của Hạm đội Biển Đen
Các thành viên NATO quanh Biển Đen bao gồm Bulgaria, Romania, Hy
Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ trong đó theo các chuyên gia quân sự thì chỉ có Hải quân Thổ
Nhĩ Kỳ với 15 tàu ngầm, 19 tàu khu trục, tàu tên lửa 25 và 20 tàu khác là có thể
tạo ra nguy hiểm cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ lại là “người gác cổng” 2 eo biển nối Biển
Đen với Địa Trung Hải có thể nhốt chặt Hải quân Nga trong Biển Đen nếu như có
cuộc chiến xảy ra giữa Nga-NATO.
Trong cuộc chiến Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng gây khó dễ, làm ách
tắc tuyến hàng hải của Hải quân Nga đến Địa Trung Hải khiến Nga phải răn đe
“dùng VKHN mở lối khác tại Istanbul”.
Như vậy có thể xem như Thổ Nhĩ Kỳ là “tử huyệt” của Hạm đội Biển
Đen. Nga muốn giải tử huyệt này phải có căn cứ để bọc lót, đó chính là căn cứ
Hải quân Tartus tại Syria mà ta đã biết. Nhưng tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ là thế lực
mạnh nhất, hung hăng nhất trong mục tiêu “Assad must go”. Và, tất nhiên, Syria
cũng trở thành tâm điểm chiến lược Trung Đông của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara đang triển khai thực hiện một chiến lược đầy tham vọng
khi thực hiện một cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” đẫm máu trại Syria và Iraq để bành
trướng lãnh thổ. Theo đó, phía Bắc của Syria và Iraq và phía Tây Nam của Armenia
sẽ bị Đế chế Erdogan nuốt gọn.
Nhìn bản đồ trên, chúng ta có thể thấy nếu như điều này xảy ra
thì Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn tự chủ về năng lượng mà không phải phụ thuộc 75% năng
lượng vào nước ngoài như hiện nay mà còn xuất khẩu. Một ý đồ cực kỳ sáng suốt,
táo bạo, của giới cầm quyền Ankara.
Do vậy, khi Nga can thiệp quân sự tại Syria thì Syria cũng là
nơi đối đầu căng thẳng quyết liệt nhất của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên, nếu như giải
quyết, làm chủ được cuộc khủng hoảng Syria thì Nga sẽ giải quyết được vấn đề Thổ
Nhĩ Kỳ nói riêng và các vấn đề khác nói chung.
Chia sẻ lợi ích, nước cờ cực kỳ khôn ngoan
Nga hiện diện quân sự tại Syria với các cuộc không kích của VKS
đã đánh sập âm mưu của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria. Thành công của Nga tại Syria khiến
Thổ Nhĩ Kỳ cuồng loạn và xuất hiện sự cố SU-24 mà ta đã rõ.
Sau sự cố SU-24, với sức mạnh quân sự không thể ngờ, Nga đã ra
tay rất quyết liệt với ý chí quyết tâm bảo vệ chế độ Assad, Nga triển khai một
loạt hành động đáp trả khủng khiếp, tàn khốc, làm cho Erdogan khốn đốn.
Về mặt quân sự, việc “đâm sau lưng Nga, đồng lõa với khủng bố
của Thổ” đã khiến Nga coi Thổ là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm, phải
chiến thắng tại Syria. Và, chỉ chưa đầy 3 tuần, sau vụ SU-24, Nga phá sạch, phá
tan tành công sức chuẩn bị bao năm của Thổ Nhĩ Kỳ trong mưu đồ với Syria tại khu
vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với việc cấm vận, trừng phạt kinh tế…Nga đã khiến cho Thổ
Nhĩ Kỳ đã ngấm đòn buộc Tổng thống Erdogan buộc phải tiến hành công khai xin lỗi
Nga vụ SU-24 để bình thường hóa quan hệ…
Nhưng người Mỹ và Phương Tây không muốn Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh
NATO của mình, ngả vào vòng tay thân thiện với Nga, họ đã ra tay bằng một cuộc
đảo chính quân sự để lật đổ Erdogan. Tai họa cho Mỹ-NATO là đảo chính bất thành
khiến Erdogan phản ứng trả đũa mạnh mẽ...
Bắt đầu từ đây, Nga xuất hiện rất đúng lúc trong những tình
huống nhạy cảm, đánh thẳng vào mắt xích sắp đứt của NATO.
Nếu như Mỹ bất chấp cảm giác an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ khi tiếp tay
hỗ trợ cho YPG mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là khủng bố khiến cho mâu thuẫn Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ
căng thẳng và tệ hại nhất thì Nga lại khác quan điểm Mỹ.
Nga biết tôn trọng và biết chia sẻ lợi ích với Thổ Nhĩ Kỳ trong
vấn đề người Kurd và khu vực an ninh mà Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn. Đây là sự khôn
ngoan tinh tế của Nga để gắn kết với Thổ Nhĩ Kỳ.
Chúng ta chưa biết giữa Nga-Syria với Thổ Nhĩ Kỳ có thỏa thuận
ngầm gì, nhưng thông qua chiến dịch “Lá chắn Euphrates” thì có thể hiểu
Nga-Syria đã chấp nhận cho Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra một vùng an ninh ở biên giới
Thổ-Syria như báo chí đã nêu.
Đành rằng đó là lãnh thổ của Syria, nhưng trong tình thế hiện
nay, để có một giải pháp chính trị đem đến hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ cho Syria là không tưởng. “Người đi xa nhất là người biết dừng lại đúng lúc
nhất”. Việc Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran đứng ra bảo lãnh ngừng bắn, tìm kiếm giải pháp
chính trị cho Syria vừa qua đã chứng minh điều đó.
Thực tế nước cờ tôn trọng lợi ích, chia sẻ lợi ích của Nga đối
với Thổ Nhĩ Kỳ là một nước đi đúng đã khiến cho tình thế căng thẳng Nga-Thổ Nhĩ
Kỳ như một hoạt cảnh ly kỳ nhưng kết thúc có hậu. Thổ Nhĩ Kỳ với Nga là đồng
minh tự nhiên tại Syria, điều mà cách đây không lâu là không tưởng.
Nếu như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được gắn chặt nhau bằng lợi ích kinh
tế như khí đốt, điện hạt nhân…gắn chặt với nhau bằng lợi ích an ninh như tại
Syria thì vị trí thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ là không còn ý nghĩa với nước
Nga. Khi đó, một lỗ hổng phòng thủ cực lớn của NATO được tạo ra, một mắt xích
trọng yếu nhất ngăn chặn Nga tại biển Đen ra Địa Trung Hải bị chặt đứt.
Bài viết rất hay, viết nhiều nữa nhé A Thống
Trả lờiXóa