“Trừng phạt Nga” của Mỹ, bãi bỏ nó, không
phải là điều gì quá lớn khiến Nga hy sinh những lợi ích chiến lược mà Nga đang
hướng tới.
Có thể thấy
rằng, việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ và trong 20 ngày cầm quyền,
Trump đã khiến thế giới khang khác. Người ta hy vọng nước Mỹ và thế giới có sự
thay đổi khi một quốc gia đứng đầu thế giới như Mỹ có sự thay đổi về các tiếp
cận thế giới, người ta lo lắng, sợ hãi, khi những tuyên bố của Trump ảnh hưởng
đến lợi ích của họ…đó là tâm lý của nhiều quốc gia trong đó có Nga.
Thực tế đã
chứng tỏ Nga có hy vọng cải thiện mối quan hệ Nga-Mỹ đã quá tồi tệ thời chính
quyền cũ Obama khi D.Trump đắc cử, Nga muốn là bạn với Mỹ, không muốn đối đầu
với Mỹ nhưng…cái lệnh “xóa bỏ trừng phạt” của Mỹ chẳng phải là cái gì đó quá
lớn khiến Nga phải tập trung toàn bộ mối quan tâm.
Trừng phạt, cấm
vận, bao vây kinh tế Nga thậm chí bao vây quân sự khi NATO cứ hùng hục tiến về
phía Đông cũng không thể thay đổi được ý chí chính trị của Nga. Đơn giản là
những miếng đánh đó, đã, đang xảy ra và với Nga nó không gây được tác dụng gì
lớn.
Rõ ràng, nếu như tôn chỉ hoạt động của Tổng
thống Mỹ đắc cử Donald Trump rằng, “quyền lợi nước Mỹ là trên hết” thì chính
quyền của ông Trump của nên hiểu, đừng dại coi thường lợi ích Nga của Tổng
thống Vladimir Putin.
Căng thẳng Mỹ-Iran
Mỹ cáo buộc “Iran
phá hoại sự an ninh, thịnh vượng và ổn định trong và ngoài khu vực Trung Đông,
gây nguy hiểm cho sinh mạng các công dân Mỹ” và chính Trump đã gọi “Iran là nhà
nước khủng bố số 1”.
Đây là cáo buộc
nghiêm trọng nhất theo chuẩn mực Mỹ mà theo học thuyết chống khủng bố là lý do
Mỹ sử dụng hành động quân sự vào bất cứ quốc gia nào, bất cứ đâu, bất cứ lúc
nào… Sau các tuyên bố đó, quyết định “mở rộng lệnh trừng phạt vào Iran ”
lập tức triển khai…
Như vậy chỉ
chưa đầy 10 ngày cầm quyền, chính quyền mới của Trump đã “mở hàng” bằng một
cuộc tấn công chính trị, kinh tế vào Iran và với tình hình leo thang căng thẳng
như thế này, nguy cơ một cuộc chiến tranh nóng Mỹ-Iran là khó tránh khỏi.
Tại sao Mỹ lại
nhắm vào Iran ?
Thực tế là đồng
minh thân cận của Mỹ là Israel, Arabia Saudi, Qatar đang lo sợ một liên minh
của Iran tại Trung Đông lớn mạnh và do đó Mỹ phải kiềm chế và cần thiết làm tan
rã liên minh minh này.
Liên minh
Iran-Hezbollah-Syria đang làm Israel lo lắng, Liên minh Iran-Houthi khiến
Arabia Saudi hốt hoảng…và đặc biệt, một liên minh chiến lược Nga-Iran có thể
làm nhạt nhòa vai trò, vị trí của Mỹ tại Trung Đông.
Phản ứng rắn của Nga
Chiến tranh không phải trò đùa. Một đội quân
lắm súng nhiều tiền đâu phải là sẽ chiến thắng tất cả. Khi phiến quân Houthi đã
đưa chiến tranh đến trước phòng ngủ của nhà Saudi thì mới hay là sự ngộ nhận.
May thay tuyên
bố hùng hồn, ngang ngược của nhà Saudi là “Assad phải ra đi hoặc Arabia Saudi
sẽ dùng biện pháp quân sự, 100 ngàn quân sẽ tràn vào Syria ” không xảy ra.
Có thể nói chắc
rằng, sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Iran trong khu vực tranh dành lợi
ích chiến lược với Mỹ đã khiến Nga yên tâm, phù hợp với chiến lược Trung Đông
ngắn hạn, dài hạn của Nga.
Hiện nay Iran
là một trong 3 trụ cột (Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran) trong một giải pháp chính trị
cho Syria. Do đó việc để Iran
mất đi vai trò, vị trí, trách nhiệm thì có nghĩa là giải pháp chính trị cho Syria
đang hy vọng của Nga sẽ hoàn toàn sụp đổ.
Chính vì lẽ đó,
nếu Mỹ dùng con bài “bãi bỏ lệnh trừng phạt” để mặc cả với Nga về Iran
thì con bài này không có giá trị lớn.
Thực tế đã có
một số suy đoán, kể cả được cho là từ các quan chức chính quyền ẩn danh
của Mỹ, rằng người Nga có thể được chuẩn bị để hy sinh mối quan hệ với Iran để
đổi lấy một “bình thường hóa” từ chính quyền Trump và rằng, “Nga đang đứng
trước nhưng lựa chọn khó khăn”…
Tuy nhiên, đã
có câu trả lời rõ ràng từ Nga. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry
Peskov tuyên bố: “Nga không đồng ý với
việc Mỹ coi Iran là “quốc gia tài trợ, nuôi dưỡng khủng bố”, “Iran là quốc gia
khủng bố thế giới số 1”. “Chúng tôi không đồng ý với định đề này. Tất cả
các bạn biết rằng Nga có mối quan hệ tốt đẹp của quan hệ đối tác với Iran
và chúng tôi hợp tác với các nước trên một số vấn đề. Chúng tôi đánh giá
cao mối quan hệ của chúng tôi trong kinh doanh và lĩnh vực kinh tế và chúng tôi
hy vọng để phát triển hơn nữa của họ”.
Đặc biệt mới
đây, đại sứ Nga tại Cộng hòa Hồi giáo Iran, ông Levan Dzhagaryan cho biết trong
một cuộc phỏng vấn với TASS: “VKS Nga sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự của Iran
cho các hoạt động chống khủng bố tại Syria nếu Moscow và Tehran xét thấy cần
thiết và thậm chí sẽ bán máy bay SU-27 tiên tiến cho Iran”.
Rõ ràng, đây là
một cảnh báo rắn, kín đáo, của người Nga đến chính quyền mới của Trump, rằng,
Nga sẽ hỗ trợ Iran bằng quân
sự để Iran
đứng vững trước bất kỳ cuộc đối đầu với Mỹ. Bởi thực tế, ở góc nhìn quân sự,
việc VKS Nga trở lại Iran và cung cấp SU-27…để ngăn chặn một cuộc tấn công của
Mỹ nhiều hơn là chống IS.
Vậy, đã rõ ràng
là Nga đang đi trên con đường riêng của mình, những “sự lựa chọn” là không tồn
tại. Nga không có ý định từ bỏ mối quan hệ đối tác chiến lược với Iran
để được Mỹ “ban ơn”.
Chuyện Nga - Mỹ hãy để họ tự quyết. Dùng chủ quan của mình rồi phán nhăng phán cuội chỉ có thể là hành động của những người ấu trĩ mà thôi.
Trả lờiXóaRượu vốt-ka có thể là cho con người ngu muội đến vậy sao ?
(Gõ phím tại làng Tân Canh, xã Tân sơn Hòa, Gia Định)
Ong manh huynh khong thich thi ong ra cho khac choi. Toi thay bach thong phan tch rat logic va hop voi thuc te.
Trả lờiXóaBạn Mạnh Huỳnh làm mất hứng, nếu không thích thì mời qua đọc các blog khác nhé
Trả lờiXóa