Đã có quá nhiều
cuộc chiến tại Trung Đông, nơi được coi là “rốn dầu của thế giới”, đều bắt
nguồn từ dầu mỏ, nhưng thế giới hiện đại lại đang nóng lên khi có một nguồn
năng lượng khác là “Khí tự nhiên” cũng không kém chi dầu mỏ đã khiến thế giới
loài người điên đảo…
Ai làm chủ được
nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu là làm chủ thế
giới…Vâng! Vậy ai làm chủ được nguồn năng lượng khí tự nhiên thì sao???
1: Khủng hoảng Qatar , Nga cười thầm!!!
Qatar trở thành nhà máy khí đốt thiên nhiên
lớn nhất trong khu vực, chỉ có Gazprom Nga có thể thách thức ảnh hưởng của Qatar .
Rõ ràng là Nga
không là nguyên nhân, không là người đạo diễn vụ các nước vùng Vịnh “đánh hội
đồng” Qatar ,
nhưng ở mối quan hệ quốc tế thì vụ khủng hoảng này đã tạo ra một liên minh kỳ
lạ Iran-Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar kéo theo Syria-Hamas-Hezbollah…trong đó được cho là
mạnh nhất, kỳ lạ nhất là Iran-Syria-Hamas-Hezbollah.
Thông qua những
tuyên bố chính thức của Saudi Arabia
(Ả rập-Xê út) thì nguyên nhân chính khiến 8 quốc gia vùng Vịnh tạo ra cuộc
khủng hoảng với Qatar là do Qatar tài trợ cho khủng bố và thân thiện với Iran .
Quân khủng bố,
theo quan điểm, cách gọi, của Saudi là nhóm Hamas, Al Qeada và nhóm “anh em Hồi
giáo” chứ không phải là IS (tất nhiên rồi, vì nếu thêm IS nữa thì hóa ra tự
mình ghè đá vào chân).
Vụ khủng hoảng
nổ ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi Trung Đông đã khiến cho dư
luận, đặc biệt là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, đều cho rằng Mỹ đã “thông qua kế hoạch”,
họ lập tức đáp trả…
Thổ Nhĩ Kỳ kéo
quân sang căn cứ quân sự của họ tại Qatar để bảo vệ Qatar còn Iran viện trợ
lương thực, thực phẩm và cho phép mọi chuyến bay thương mại của Qatar được bay
qua không phận…Như vậy, Qatar dù chỉ thiên về “phòng ngự” đã vô hiệu hóa đòn
tấn công của Saudi Arabia…
Tình thế tiếp
theo như nào thì phụ thuộc vào một biến số cực phức tạp là Mỹ mà chúng ta theo
dõi tiếp. Ở đây chúng ta quay trở lại với Nga trong cuộc khủng hoảng này…
Nga quá rõ mối
quan hệ Qatar, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hamas…và sự tác động của nó ở Trung Đông,
Syria, nhưng điều thú vị mà Nga “cười thầm” không phải là mọi con mắt đang đổ
dồn về Nga-thế lực lớn có uy tín tại Trung Đông; không phải Bộ trưởng NG của
Qatar đang có mặt ở Kremly trong lúc “dầu sôi lửa bổng…mà ở chỗ khác…
Thực ra, đối
tượng “cuộc chiến khí đốt” của Nga tại châu Âu chủ yếu là Ba Lan và Ukraine
trong đó đặc biệt là Ba Lan.
Ba Lan từ lâu
đã muốn lật đổ “Gazprom” của Nga ở châu Âu. Phương cách rất đơn giản:
Thứ nhất, mua
đi bán lại kiếm lời. Theo đó, Warsaw có ý định
bán lại LNG (khí hóa lỏng) cho những người hàng xóm sau khi mua LNG từ Qatar
đi vào thiết bị đầu cuối rất lớn của họ ở Swinoujscie.
Thứ hai khống
chế Gazprom trong tuyến cung cấp khí đốt cho các quốc gia Đông Âu.
Như vậy, lật đổ
Gazprom Nga, Ba Lan đã đạt 2 mục tiêu. Về chính trị đã đâm Nga một dao sau lưng
và về kinh tế Ba Lan thu được lợi nhuận cao.
Vì thế, cựu Thủ
tướng Ba Lan, Chủ tịch hiện tại của EU, Donald Tusk đã viết thư cho Jean-Claude
Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, yêu cầu để ngăn chặn việc xây dựng các dự án
của Nga “Nord Stream-2”. (Xem: EU “vẫy cờ trắng” trong cuộc chiến khí đốt với
Nga đăng trên DVO).
Tuy “Nord
Stream-2” được EU chấp nhận, hệ thống được tiến hành khởi công xây dựng từ dầu
năm 2018 và hoàn thành cuối năm 2019 nhưng gặp không ít cản trở, gây khó từ một
số thành viên EU khi mà chưa xảy ra sự cố Qatar …
Khủng hoảng Qatar có
thể làm cho những thay đổi lớn trong dịch vụ khi đốt không chỉ khu vực Trung
Đông mà còn ở châu Âu.
Rủi ro của việc
chấm dứt việc giao hàng của LNG Qatar sang thị trường thế giới thông qua eo
biển Hormuz tạo ra “cơn ác mộng của châu Âu”, không phải là rất lớn, bởi vì
người có thể chặn eo biển – Iran ,
là một đồng minh của Qatar .
Biện pháp khóa
eo biển Hormuz này chỉ xảy ra khi một cuộc chiến tranh lớn xảy ra tại Trung
Đông kéo theo Iran
vào cuộc mà thôi. Tuy nhiên, giả sử việc giao hàng LNG của Qatar bị dừng lại bởi xung đột quân sự với Saudi Arabia
thì điều gì xảy ra? Ai cung cấp khí đốt cho châu Âu?
Và đây là 3 nhà
cung cấp: Na Uy, Mỹ và Nga. Mỹ và Na Uy giá đắt như vàng, trong khi Nga rẻ như
bèo, trữ lượng nhiều không bao giờ cạn, gần bên cạnh nhà…thì châu Âu tính sao?
Chưa hết, sự ổn
định chính trị của khu vực Trung Đông là rất mong manh, Trung Đông chỉ là “khu
vui chơi giải trí” cho các ông lớn phá phách…và do đó tin rằng có sự ổn định
bởi các nhà cung cấp?
Vậy đã rõ, tình
hình Qatar
đã nâng cao vị thế có một không hai của Gazprom Nga. Chưa cần xảy ra tình huống
khi mọi nguồn cung khí đốt từ Qatar bị ngừng thì châu Âu cũng đã, phải coi
Gazprom là nguồn cung đáng tin cậy, ổn định là sự lựa chọn duy nhất...
Vụ khủng hoảng
Qatar đã khiến tuyến đường ống “Nord Stream-2” đã trở nên cần thiết với Châu Âu
hơn lúc nào hết mà Nga từ nay không cần phải tranh đấu, quảng bá…Nó làm nguội
cái đầu nóng của Ba Lan, làm mọi lý lẽ chống lại Gazprom của Ba Lan trở nên
thiếu sức thuyết phục.
Rõ ràng, vụ
khủng hoảng Qatar
dù xảy ra bất kỳ kết cục nào thì Nga vẫn hưởng lợi. Tất nhiên khi khí đốt tự
nhiên đã trở nên quan trọng không kém gì dầu khí trong thế giới hiện đại thì
các tinh hoa chính trị Nga sẽ biết kết hợp khí tự nhiên và chính trị ra sao.
Liệu “khí tự
nhiên” trời ưu ái cho Qatar
có biến Qatar
thành biển lửa? Hay nó sẽ đốt cháy kẻ nào tham lam đòi chiếm đoạt? Thời gian sẽ
trả lời.
2, Khí đốt chứ không phải chủ nghĩa khủng
bố!
Hãy quên chủ nghĩa khủng bố đi, đằng sau
cuộc khủng hoảng Qatar
hiện nay là nguồn năng lượng khí đốt tự nhiên…
Cuộc chiến
Syria đến nay đã hơn 6 năm đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà
bình luận, phân tích thời cuộc…nhưng có một sự thật mà ai cũng công nhận là khí
đốt tự nhiên là nguyên nhân của cuộc chiến tranh…
Năm 2009, chính
quyền Syria, để bảo vệ đồng minh của mình là Nga, đã không cho phép tuyến đường
ống khí đốt từ Qatar qua lãnh thổ mình đi đến châu Âu. Các quốc gia vùng Vịnh,
Mỹ và phương Tây đã bắt đầu soạn thảo khẩu hiệu “Assad must go!”…
Năm 2011 cuộc
chiến lật đổ Assad do Mỹ và Phương Tây chỉ huy với sự hỗ trợ về người và của,
hò hét, của Qatar, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ…trên danh nghĩa chống khủng bố IS
bắt đầu…
Năm 2015, trước
tình thế chính quyền Assad không thể trụ vững, Nga đã ra tay can thiệp để bảo
vệ chính quyền Assad, bảo vệ sự độc quyền của Gazprom tại châu Âu…
Đã 18 tháng
trôi qua, kể từ khi Nga xuất hiện tại Syria, hôm nay, Nga tuyên bố cuộc nội
chiến tại Syria đã kết thúc. Điều đó có nghĩa là một giải pháp chính trị sắp
bắt đầu và những trận đánh đang diễn ra chỉ mang tính chất tấn công tiêu diệt
quân khủng bố mà thôi.
Những người
chơi cờ thông minh thì dù chưa kết thúc họ vẫn biết kết quả ra sao…nên chúng ta
cứ coi kết luận của Nga mà Mỹ cũng đồng ý là có độ tin cậy cao, tình hình Syria
đã có vẻ yên ổn sau một giải pháp chính trị khả dĩ các bên chấp nhận, đem lại
hòa bình cho người dân Syria…
Lò lửa Syria có
vẻ như đã nguội thì Trung Đông đã khiến thế giới bất ngờ khi Qatar đã trở thành
tâm điểm của một cuộc đối đầu với Saudi Arabia và 7 quốc gia khác trong vùng
Vịnh tham gia. Tất cả họ trước đây đã là đồng minh, đã đang cùng tham gia với
nhau trong các chiến dịch quân sự tại Syria
và Yemen .
Qatar bị 8 quốc
gia vùng Vịnh mà chủ trò là Saudi Arabia cắt đứt quan hệ ngoại giao và kinh tế
vì tài trợ khủng bố (Al Qeada, “Anh em Hồi giáo”, Hamas) và có mối quan hệ thân
thiện với Iran. Qatar đã chi
1 tỷ USD cho Al Qeada và Iran
trong màn kịch chuộc người của Hoàng gia bị bắt con tin…
Vậy, nguyên
nhân thật cuộc khủng hoảng này là gì?
Sự thống trị khí đốt tự nhiên khu vực của Qatar !
Nếu như Saudi
Arabia giàu có bởi nguồn tài chính thu được nhờ vào dầu thô thì Qatar cũng vậy,
nhưng họ lại giàu có hơn, giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân 130.000
USD/người/năm nhờ vào xuất khẩu khí đốt tự nhiên LNG lớn nhất thế giới.
Với nguồn lợi
khí đốt, Qatar tập trung vào xuất khẩu, tách khỏi sự phụ thuộc vào các nước
láng giềng sản xuất dầu thô của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh khiến cho Qatar độc
lập kinh tế, không phụ thuộc, bỏ qua sự điều khiển, thống trị của Saudi Arabia
như các quốc gia vùng Vịnh khác.
Xuất khẩu khí
đốt tự nhiên của Qatar thay vì như dầu thô, phải phụ thuộc vào sự cho phép của
OPEC, tập đoàn dầu mỏ mà Saudi Arabia chiếm ưu thế, thì xuất khẩu, sản xuất khí
đốt tự nhiên lại không phụ thuộc vào áp lực nào.
Dù là một quốc
gia nhỏ bé nhưng 2 thập kỷ qua, Qatar
trở thành nhà máy khí đốt thiên nhiên lớn nhất trong khu vực, chỉ có Gazprom
của Nga có thể thách thức ảnh hưởng của Qatar trong xuất khẩu LNG.
Tài sản khí đốt
của Qatar
cho phép nó phát triển các chính sách đối ngoại độc lập gây khó chịu cho các
nước láng giềng. Qatar ủng hộ “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập, Hamas ở Dải Gaza
và các phe phái vũ trang chống lại UAE Saudi Arbia, Libya và Syria.
Tài sản khí đốt
cho phép sự can thiệp của Qatar , đẩy
mạnh cuộc nổi dậy của Ả Rập. Sự hỗ trợ tài chính cho cuộc cách mạng đã biến
thành một cuộc nội chiến tồi tệ đã làm lu mờ sự ủng hộ của phương Tây đối với
phe đối lập.
Khí đốt cũng
trả tiền cho một mạng lưới truyền hình toàn cầu, Al Jazeera, mà ở những thời
điểm khác nhau đã làm xấu hổ hoặc tức giận hầu hết các chính phủ Trung Đông…
Và trên tất cả,
nguồn lợi khí đốt đã thúc đẩy Qatar thực hiện chính sách khu vực tham gia với
Shiite Iran để bảo đảm, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của mình.
Qatar chia xẻ
khí đốt với Iran từ hồ chưa lớn nhất thế giới phía Bắc Field khiến Saudi Arabia
căm tức, trong khi nhu cầu khí tự nhiên để sản xuất điện và công nghiệp điện
đang tăng lên ở các quốc gia vùng Vịnh thì họ phải nhập khí đốt với một chi phí
cao từ Qatar thay vì với giá chiết khấu…
Một quốc gia
bán đảo nhỏ như móng tay, béo bở, như Qatar
ở bên cạnh lại dám thân mật với kẻ thù không đội trời chung của Saudi Arabia …với
nhà Saudi là không thể chấp nhận.
Liệu Saudi
Arabia có đưa được Qatar vào khuôn khổ?
Nếu như năm
kia, Iraq muốn tăng số phần trăm dầu mỏ trong OPEC để có tiếng nói quyết định
về giá dầu, Saddam Hussein đã tấn công Kuwait thì Saudi Arabia cũng muốn nắm
luôn nguồn khí đốt của Qatar.
Dư luận không
có gì ngạc nhiên về ý đồ, hành động của nhà Saudi khi chính họ cầm đầu các quốc
gia vùng Vịnh (GCC) cũng đã, đang làm thế với Yemen gây nên một cuộc khủng
hoảng nhân đạo trầm trọng…thì Qatar cũng không loại trừ.
Vấn đề còn lại của các quốc gia vùng Vịnh là
tìm kiếm một cơ hội để “bóp chết” Qatar . Cơ hội đã đến khi Donald
Trump thăm Saudi Arabia tuyên bố thành lập “NATO Ả Rập” và, Qatar được chọn làm
vật tế thần...
Saudi Arabia,
UAE…đã ra đòn đầu tiên bằng việc cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế; phong tỏa
đường không, đường biển, đường bộ; cấm hoạt động các cơ sở Al Jazeera.
Một quốc gia
như Qatar chỉ sống bằng xuất khẩu dầu thô, khí đốt và ở vào một vị trí bất lợi,
khi mọi nhu cầu về lương thực, thực phẩm và thậm chi nước ngọt đều qua biên
giới đường bộ duy nhất với nhà Saudi thì đòn phong tỏa trên, Qatar chỉ có nước
uống dầu mà sống…
May mắn cho Qatar là họ đã có Iran , Thổ Nhĩ Kỳ và…Nga. Qatar như một
cô gái đẹp quý phái, giàu sang…khi bị uy hiếp thì không thiếu gì “anh hùng cứu
mỹ nhân”. Họ cung cấp lượng thực thực phẩm, nước uống cho Qatar , cho máy bay bay qua không
phận…
Dù tình thế bị
phong tỏa là khó khăn cho Qatar
nhưng sự khó khăn chưa đạt đến ngưỡng khiến Qatar “bó giáo xin hàng”. Điểm
phong tỏa duy nhất khiến Qatar
bị vây chặt thật sự là eo biển Hormuz nhưng nhà Saudi, UEA, Bahrain chưa có gan tự sát và đặc biệt Iran
không cho phép.
Đòn trả đòn,
nhưng điều lạ là Qatar chỉ phòng thủ mà không trả đòn khi nguồn cung khí đốt
cho UEA và các láng giềng vẫn không bị đóng, Qatar vẫn không trục xuất bất cứ
lao động nào của các quốc gia vùng Vịnh có mặt tại Qatar…Qatar đang ngầm nhắc
nhở láng giềng nên chơi đẹp bởi chơi xấu cũng chẳng làm gì được họ.
Vậy đòn tiếp
theo của Saudi Arabia chỉ có
thể là biện pháp quân sự như đã từng ở Yemen . Nhưng Mỹ sẽ không cho phép
vì sự “hỗn loạn” này quá lớn vuột ra ngoài tầm kiểm soát, mà có cho phép thì
nhà Saudi và UEA cũng không đủ bản lĩnh để đối đầu với Iran.
Có vẻ như người ta đã quên Tối hậu thư phải thực hiện
trong 24 giờ mà nhà Saudi đã gửi cho Qatar .
Cẩm ơn Anh! Bài viết hay quá!
Trả lờiXóaBàn cờ đã xong khai cục. Hóng sát cục 😂
Trả lờiXóaVụ này Nga thắng lớn
Trả lờiXóa