Trong chiến tranh, mất cảnh giác, sẵn sàng
chiến đấu không cao là phải trả giá bằng xương máu của binh lính.
Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, dự trù mọi tình huống để không bị bất ngờ vốn là tư tưởng tác chiến của một quốc gia như Việt Nam luôn bị kẻ thù đe dọa. Với nước Nga, đành rằng Nga không phải là VN, nhưng khi đối đầu với Liên minh Mỹ-NATO thì không thừa...
Một chiếc máy
bay tác chiến điện tử của Nga Il-20 bị bắn hạ ngay tại gần căn cứ không quân
Khmeimim là một vết nhục không thể nuốt trôi của lực lượng phòng không Nga –
lực lượng được đánh giá là hiện đại nhất thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ.
Những cái giá Nga phải trả…
Nói rằng trong
cuộc chiến Syria ,
Quân đội và Hải quân Nga đã trưởng thành. Đã có hàng ngàn sỹ quan chỉ huy các
cấp từ phân đội đến cấp quân đoàn đều qua “thực chiến” tại Syria, đã có hàng
trăm loại vũ khí mới được thử nghiêm thành công tại Syria…nhưng có một điều mà
giới quân sự nhận thấy là trình độ Chỉ huy-Tham mưu được tôi luyện hay không
thì xem lại…
Có vẻ như Bộ
Tổng Tham mưu Quân đội Nga không lường hết những tình huống xảy ra trên một
chiến trường mà có rất nhiều thế lực cộm cán tham gia nên luôn “chạy theo tình
huống”, rút kinh nghiệm sau khi để bị hậu quả bi thảm không đáng có.
Chiến tranh
không phải là “bắn đạn thật” trong diễn tập mà sai lầm là rút kinh nghiệm dễ
dàng cho một bài học mà chiến tranh khi đã sai lầm là kéo theo tổn thất về
người và của. Bài học để rút kinh nghiệm trong chiến tranh là được tính bằng
xương máu.
Ngày 24 tháng
11 năm 2015 tại Syria, chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-24 của
Nga. Chỉ huy máy bay, phi công Oleg Peshkov đã bị quân khủng bố bắn chết
khi đang nhảy dù…
Lý do là máy
bay ném bom SU-24 tác chiến không có máy bay tiêm kích SU-30 đi kèm, Nga không
triển khai hệ thống phòng không S-300, S-400 tại Syria và dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ
không hoạt động đúng lúc…
Bài học một
chiếc SU-24 và cái chết của một phi công để lại là tuyên bố của Bộ Tổng TM Nga
thiết lập “quy tắc chơi” thứ nhất hay “quy tắc tham gia” (Rules of Engagement), theo đó
đưa S-300 và S-400 vào trực chiến với tuyên bố “Bất cứ mục tiêu, đại diện cho
một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị
phá hủy”.
Vào ngày 3 tháng 2 năm 2018, một chiếc máy bay
Su-25 bị bắn hạ tại Syria . Phi
công chính Filipov sau khi nhảy dù đã có một trận chiến không cân sức với quân
khủng bố và, để không rơi vào tay giặc, Filipov đã chia với quân khủng bố một
quả lựu đạn, anh dũng hy sinh.
Lý do là trên
chiếc máy bay Su-25 mà Filippov đang bay không được trang bị các bẫy nhiệt để
chống lại tên lửa MANPADS, mặc dù các trang bị này được hiện đại hóa lắp đặt
trên những chiếc Su-25 khác ở Nga.
Lại một lần nữa
dịch vụ tìm kiếm cứu hộ không hoạt động khi không thiết lập một cách kịp thời
của các vị trí tai nạn để gửi máy bay trực thăng và máy bay tấn công ngăn chăn
từ trên không…
Bài học từ vụ
này là Bộ Tổng TM Nga đã thay thế SU-25 bằng một loạt SU-25 kiểu mới có hệ
thống bẫy nhiệt…để khắc chế tên lửa MANPADS.
Từ 2 vụ việc
trên chúng ta thấy rõ là Bộ Tham mưu Quân đội Nga mà cụ thể là lực lượng Không
quân vũ trụ Nga luôn chạy theo các tình huống, họ không dự kiến các tình huống
xấu xảy ra để có phương án xử lý. Đặc biệt trong tìm kiếm cứu nạn Nga xử lý cực
kỳ chậm, Mỹ cứu phi công bị rơi ở Việt Nam thế kỷ trước còn nhanh hơn…
Và bây giờ, ngày
17 tháng 9 năm 2018 trong khu vực Latakia, phòng không Syria được bắn hạ một
máy bay trinh sát vô tuyến điện tử Il-20. 15 thành viên phi hành đoàn đã
bị thiệt mạng…
Chúng ta sẽ đi
sâu phân tích trong vụ này để biết được sự chủ quan, đơn giản không thể tin nổi
trong kế hoạch tác chiến phòng thủ bảo vệ căn cứ của Nga tại Syria …
Il-20 bị bắn hạ là lỗi chủ quan của Nga
Không nhắc lại
diễn biến sự kiện, chỉ biết rằng sau vụ việc Il-20 bị bắn hạ, Bộ quốc phòng Nga
đổ tội cho Israel là “khiêu khích thù địch” và dùng Il-20 làm bẫy để nhử S-200
của Syria tiêu diệt, rằng là chỉ thông báo cho Nga chưa đến một phút trước cuộc
tấn công…
Đúng là Israel
có sự “khiêu khích thù địch” như Bộ QP Nga tố cáo là không sai vì (1) Israel đã
bất chấp sự nguy hiểm của Nga đã tấn công vào Latakia rất gần với căn cứ
Khmeimim của Nga, coi thường sự cảnh báo của người Nga và (2) là Israel tấn
công tại Latakia trong bối cảnh Liên minh Mỹ-Anh-Pháp đang rình rập tấn công
vào Syria mà căn cứ Nga, người Nga cũng không bị loại trừ, để nhằm mục đích
trinh sát cho Mỹ-Anh-Pháp dò tìm và phát hiện hệ thống phòng không Nga.
Hành động đó
của Israel
– đồng minh thân cận của Mỹ, không phải là hành động thù địch là gì?. Nga đáp
trả là hoàn toàn đúng và sự đáp trả của Nga đã, đang và sắp tới mà Nhà nước Do
Thái Israel
gánh chịu là xác đáng.
Tuy nhiên, việc
Il-20 bị bắn hạ, ở cấp độ nhà nước thì Israel là một trong những nguyên nhân,
nhưng ở góc độ chiến thuật quân sự thuần túy, phi công của Israel không có lỗi
mà lỗi của Nga là chính, chủ yếu…
Thứ nhất: Lực
lượng phòng không không quân Nga tại Khmeimim chủ quan, sẵn sàng chiến đấu
không cao.
Trong khi các
tàu chiến Pháp, Anh đang lượn lờ quanh đảo Síp đang sẵn sàng phóng tên lửa thì
căn cứ Khmeimim và khu vực xung quanh có vẻ như hệ thống radar phòng không,
radar hàng hải, hệ thống tác chiến điện tử nghe nói là cực kỳ hiện đại của Nga
lại không hoạt động hoặc hoạt động nhưng đáng tiếc là không hiệu quả…
Chúng ta thấy
quá rõ điều này, đó là tại sao 4 chiếc F-16 của Israel tấn công tại Latakia mà
không một chiếc SU nổi tiếng không chiến của Nga cất cánh để dù không tiêu diệt
nó thì cũng theo dõi nó trong khi Il-20 đang chuẩn bị hạ cánh? Nga không có đơn
vị tham gia trực chiến, không có trực ban tác chiến chắc?...
Bộ QP Nga đổ
lỗi là Israel rằng, Israel
thông báo tấn công trước cho Nga chưa được 1 phút. Ôi chao! Vậy lực lượng phòng
không bảo vệ căn cứ Nga chỉ trông chờ vào thông báo của Israel , còn
Mỹ-Anh-Pháp liệu có thông báo cho Nga không khi phóng tên lửa vào Khmeimi và
Tartus? Ngây thơ!
Rõ ràng, dù có
thông báo hay không thì hệ thống phòng không Nga tại khu vực quanh, gần, 2 căn
cứ phải 24/24 theo dõi phát hiện mục tiêu để sẵn sàng xử lý khi có lệnh. Nhưng
Nga trong vụ này…đã nhắm mắt hoặc khả năng quản lý phát hiện mục tiêu chỉ
là…tin đồn.
Thứ hai: Đơn
giản và cẩu thả trong hợp đồng tác chiến với PK Syria.
Không rõ Tiểu
đoàn 44 phòng không S-200 của Syria bố trí ngay sát Khmeimim để hợp đồng tác
chiến với S-300, S-400 Nga bảo vệ 2 căn cứ Nga hay nhằm mục tiêu gì thì không
rõ, nhưng với cách đánh “thiếu chuyên nghiệp”, phóng tên lửa vô tội vạ, trong
khi không được cung cấp thiết bị và mã IFF (nhận biết địch-ta) tương thích cho
nó. Sự cẩu thả nguy hiểm này dĩ nhiên sẽ dẫn đến hậu quả nếu như tình huống
xung đột với Liên minh Mỹ-Anh-Pháp xảy ra và thực tế nó đã xảy ra…
Lỗi của phi
công Israel ?
Không! Phi công của Israel
không có lỗi. Đây là mưu trí, bản năng của người lính khi vận dụng “địa hình
địa vật” để chiến đấu bảo vệ được mình, hoàn thành nhiệm vụ mà trong tình huống
chiến đấu họ có thể.
Nga và
Nhất trí với ý kiến của chú.
Trả lờiXóaBài viết hay quá! xin được copy về trang nhà cho bạn bè cùng đọc. Cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaLà "phái yếu" cơ mà? Ngạc nhiên đấy!
XóaThua anh: không biết là có nên cho phép tôi nghi ngờ về các phuong tiện khí tài cd của nga không nhỉ.
Trả lờiXóaNghệ thuật quân sự đã phức tạp rồi, trong khi quân sự lại phục vụ cho ý đố chính trị nữa nên sẽ có rất nhiều toan tính của các bên. Đừng nên nghi ngờ VKTB của Nga nhưng nên đặt câu hỏi về mưu, kế và ý đồ chính trị của họ để tìm câu trả lời.
XóaNga luôn có những cách ứng xử mà bình thường rất khó đoán trước; nhưng rốt cuộc là Ngã đã làm cho Mỹ và đồng minh phải ớn lạnh
Trả lờiXóa