Xu thế hướng tới việc bảo vệ bầu trời trước
Mỹ-Phương Tây là yếu tố quan trọng trong cục diện địa chính trị thế giới
Cho đến lúc này
nếu như ai đó còn cho rằng, Mỹ cạnh tranh với Nga thị trường vũ khí thông qua
việc cấm vận, trừng phạt bất cứ đồng minh, quốc gia nào mua S-400 của Nga là
chưa thấu đáo.
Hiện nay, ngoại
từ Trung Quốc chỉ có 4 quốc gia đang có ý đồ ráo riết mua S-400 của Nga là Thổ
Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi, Iraq và Qatar đều là những đồng minh thân thiện của Mỹ, có
căn cứ quân sự của Mỹ trên đó.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ
quyết tâm mua S-400 có thể dễ hiểu vì căng thẳng với Mỹ xảy ra bởi 2 nguyên
nhân chính trong 2 vụ: đảo chính lật đổ Erdogan và người Kurd Syria . Đây là 2
mâu thuẫn không thể dung hòa của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thế nhưng các đồng minh khác
của Mỹ, các quốc gia khác thì sao?
Vậy S-400 có gì
đặc biệt mà Mỹ đe dọa cả cấm vận, trừng phạt cả thế giới đến thế?
Thứ nhất, về
tính chất, S-400 chỉ là vũ khí phòng thủ.
Thứ hai, về
tính năng kỹ chiến thuật, S-400 cũng chỉ là tin đồn, chúng chưa thực chiến lần
nào và không chắc đã hơn hẳn hệ thống Patriot của Mỹ.
Rõ ràng, ở góc
nhìn quân sự thuần túy thì S-400 của Nga không là cái gì khiến Mỹ phải sợ, phải
lo…
Tuy nhiên,
người Việt Nam có câu “Có tật giật mình” lại rất đúng với Mỹ trong việc giải
thích sự cay cú và những quyết định vô lý, oan ức gây ra với S-400 Nga.
Cái “tật” của
Mỹ ở đây là quyền lực địa chính trị ở Trung Đông và thế giới bị suy giảm bởi
S-400.
S-400 – Vũ khí địa chính trị số 1 thế
giới.
S-400 của Nga
không chỉ là một loại vũ khí quân sự thông thường mà nó là vũ khí địa chính trị
số 1 của thế giới. Biểu hiện 2 vấn đề chính sau đây:
1, Việc không
chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi và Qatar và các quốc gia khác bao gồm đồng minh của
Mỹ…có ý định mua S-400 của Nga để bảo vệ không phận của họ thể hiện lòng tin
chính trị của họ với nước Nga.
Kể từ đây, họ
muốn tự bảo vệ mình, tài nguyên của mình không phải từ Nga…
Sự hiểu biết,
lòng tin về quân sự - chính trị của các quốc gia Trung Đông với Nga sẽ có một
chiến lược chung về dầu khí mà trong đó các khu vực dầu khí, vùng lãnh thổ bảo
vệ dưới sự kiểm soát đáng tin cậy của hệ thống phòng không S-400 Nga.
Rõ ràng, trong
tương lai sẽ xuất hiện một hệ thống phòng không của các khu vực do Nga lãnh
đạo, kiểm soát có thể là Trung Đông hay khu vực nào đó thuộc châu Âu…
2, Phải nhớ
rằng nội dung then chốt của chiến lược chiếm lĩnh lãnh thổ và quốc gia của Mỹ
là đạt được ưu thế vượt trội trên không. Không có điều này, Mỹ không nghĩ
đến bất kỳ chiến dịch quân sự nào. Đó là lý do vì sao Mỹ duy trì 11 tàu sân bay
để thực hiện phương án tác chiến chiếm lĩnh bầu trời như chúng ta đã biết…
Đạt được ưu thế
vượt trội trên không hoặc chiếm lĩnh vùng trời tác chiến đã không chỉ là một
phương án mà trở thành một chính sách, một chiến lược chiếm đoạt thuộc địa kiểu
mới mà không cần dùng lực lượng mặt đất của mình của Mỹ.
Sự bảo đảm “bầu
trời mở” cho NATO mà chủ yếu là cho không quân Mỹ chỉ tạo điều kiện cho Mỹ làm
chủ khống chế vùng trời gây nên sự đe dọa vô cùng to lớn về một cuộc tấn công
quân sự cho bất kỳ quốc gia đồng minh nào và quốc gia tân thuộc địa nào nếu
trái với ý đồ chính trị của Mỹ.
Đó là “quyền
bay” của Mỹ, thực chất là việc bỏ qua chủ quyền của các nước sở tại; đó là cung
cấp hệ thống phòng không cho đồng minh thân cận nhưng đều được các trụ sở Mỹ
“giúp đỡ” và khi có dấu hiệu ai đó độc lập như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn là Mỹ rút
ngay lập tức hệ thống Patriot của mình.
Trong khi đó
Nga không như thế vì Nga không thể, không có lý do để hạn chế chủ quyền của đối
tác, do đó, việc chuyển giao cung cấp hệ thống phòng không hiệu quả cao cho đối
tác là rõ ràng, tin cậy theo cách: S-400 trong tay, bạn muốn làm gì tùy bạn!.
Chính sách hạn
chế chủ quyền trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ với đối tác, đồng minh, do đó,
có tác động cực kỳ tiêu cực, cực kỳ khó chịu đến việc bảo vệ lợi ích của nhà
nước ở các quốc gia đó, buộc họ đòi hỏi giải pháp thay thế.
Và những “giải
pháp thay thế” này, không có gì hơn là việc mua lại “chìa khóa của họ lên bầu
trời” của chính họ. Đó chính là cần S-400 của Nga.
Sự hiện
diện của S-400 trong tay của các quốc gia đòi chủ quyền đánh bật con bài quan
trọng nhất trong kho vũ khí quyền bá chủ, đánh sập vị thế bất tử của sức mạnh
không quân Mỹ. Và, rõ ràng, sự hiện diện của các tổ hợp S-400, nhiệm vụ của bộ
chỉ huy quân sự Hoa Kỳ không được giải quyết.
Thật
không may cho Mỹ, những khuynh hướng như vậy trong tư duy của các nhà lãnh đạo
của nhiều nước trên thế giới đã tìm hiểu đầy đủ ở Nga. Và, sự lo lắng của Mỹ về
một trật tự địa chính trị từ S-400 mà ra là có cơ sở.
Tóm lại, khi Mỹ
sử dụng chiến lược khống chế làm chủ vùng trời như là một công cụ để cai trị
khu vực thì S-400 ngăn cản công cụ đó. Sự ngăn cản đồng nghĩa với trật tự, địa
chính trị khu vực tồn tại lâu nay bị phá vỡ. Sự bị vá vỡ đó hạn chế quyền lực
bá chủ của người Mỹ.
Làm gì để phá bỏ vị thế S-400 của Nga?
Trước hết, Mỹ
phải chứng minh S-400 của Nga chỉ là tin đồn, nó chẳng khác gì hệ thống Patriot
của Mỹ.
Thực tế Patriot
của Mỹ đã thực chiến tại Arbia Saudi với lực lượng Houthi nhưng…dở ẹc, hoàn
toàn mất uy tín. Vấn đề là phải dưa S-400 của Nga vào thực chiến và làm cách
nào đó để hạ bệ tin đồn về S-400 của Nga. Và, chiến trường thử lửa không đâu
bằng Syria .
Đáng tiếc là
trong 2 lần phóng ra hơn 164 quả tên lửa Tomahawk các loại (gồm loại mới đẹp
thông minh) trên các phương tiện (máy bay, tàu chiến) từ nhiều hướng, nhưng
S-400 Nga vẫn chưa khạc lửa.
Tư tưởng tác
chiến của Nga là chỉ khi nào Mỹ đụng đến Nga thì Nga mới đụng đến Mỹ, nghĩa là
chỉ khi nào Mỹ phóng tên lửa tấn công vào căn cứ Nga, người Nga thì lúc đó Nga
mới đáp trả, nghĩa là lúc đó S-400 có thể được sử dụng.
Tuy nhiên,
S-400 không phải chủ yếu là để tiêu diệt tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…mà
nếu như Mỹ tấn công Nga thì không chỉ bắn hạ tên lửa Mỹ mà Nga bằng mọi phương
tiện, tất nhiên bao gồm S-400 để tiêu diệt nơi nó xuất phát.
Vậy, trong trận
tới tại Idlib, Mỹ hãy kiểm tra S-400 của Nga để chứng tỏ thực hư bằng cách dội
bom, tên lửa, vào người Nga, căn cứ Nga…
Thứ hai, về
phần ngọn, Mỹ phải cải tiến Patriot hiện đại hơn S-400, nhưng như thế vẫn chưa
đủ mà về phần gốc, Mỹ phải loại bỏ công công cụ cai trị và quyền bá chủ của
mình với đối tác thì các đối tác sẽ không quan tâm đến S-400 của Nga.
Rõ ràng cả 2
điều trên đều rất khó thực hiện với Mỹ, do đó, chỉ có cách thứ 3 là: Những quốc
gia nào, kể cả đồng minh mà mua S-400 của Nga sẽ bị Mỹ cấm vận, trừng phạt.
OK! Đây là ưu
thế vượt trội của Hoa Kỳ đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà Mỹ nên
phát huy.
Một bài phân tích sắc nét và chính xác . Cám ơn Anh .
Trả lờiXóaĐúng là Mỹ có học thuyết chiến tranh chiếm lĩnh ưu thế trên không để chiếm lĩnh thuộc địa kiểu mới. Thuộc địa trên toàn bộ khu vực EU và trung đông như hiện nay. Mỹ đang có Tật và đang giật mình đúng như anh nói . Nhưng nguyên nhân gốc rễ sâu xa cái giật mình của Mỹ hiện nay lại tới từ ..... Việt Nam. Chiến trường Việt Nam cách đây mấy chục năm, khi học thuyết chiến tranh kiểu mới của Mỹ bắt đầu hình thành, thì không quân Mỹ đã đụng độ tổng lực với hệ thống phòng không Nga . Kết cục là Không quân Mỹ thua thê thảm . Hận thù kẻ ngáng đường học thuyết chiến tranh kiểu mới, Mỹ ra tay đánh đòn kinh tế và phá rốí chính trị dưới thời Goocbachop. Làm cho Liên xô xụp đổ, toàn bộ hệ thống xí nghiệp quốc phòng đính trệ giải tán.... Không còn ai sản xuất những hệ thống phòng không đủ sức với được tới không quân Mỹ nữa ....Nhưng đúng là Trời không chiều lòng kẻ hung bạo . Nước Nga đứng lên được dưới thời TT Putin, một loạt hệ thông phòng không xuất sắc được đưa vào chiến trường. Bóng đen một lần nữa thảm bại như ở Việt nam, lại bao trùm lên quân đội Mỹ . Chính vì Việt Nam kiên cường bất khuất trong quá khứ , chính vì Nước Nga hồi sinh trong hiện tại mà làm cho các nhà xây dựng học thuyết chiến tranh ở Mỹ " Giật mình " và thấy không có lối thoát . Đúng như lời của nhà Tiên tri Vĩ đại Van-Ga đã nói : Nước Nga dường như trở thành niêm hy vọng của Thế giới .
Với Mỹ thì Nga luôn là nỗi ám ảnh không thể xoá nhoà bởi các quyết định khó đoán trước của PuTin
Trả lờiXóa