Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tổng thống Poroshenko - tình báo chiến lược của Nga?



Chẳng hiểu sao, mọi quyết sách của Tổng thống Poroshenko chỉ có lợi cho cuộc tranh cử của mình, ngoài ra…không.
Một câu hỏi có vẻ như là hài hước, nhưng thực tế trong chiến tranh, một tổng thống của bên kia có thể là tình báo của bên này…
Chẳng hạn tại cuộc chiến tranh chống xâm lược của người Việt Nam, nếu như một cán bộ nằm vùng cấp cao của Việt Nam hồi đó mà thắng cử thì chẳng phải là Tổng thống của cái gọi là VNCH sao?! Và, thực tế là ngay cả cố vấn đặc biệt cho Tổng thống VNCH cũng là tình báo Việt Nam đấy thôi…
Vậy thì Petro Poroshenko, Tổng thống Ukraine, ông là ai mà tại sao kể từ khi trở thành tổng thống kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, những quyết sách, quyết định…của ông cứ làm lợi cho Liên bang Nga hết cú này đến cú khác?!...
Đầu tiên, khi chính quyền lâm thời của Maidan do hung hăng, say men chiến thắng đã để mất Crimea và tạo ra vùng Donbass ly khai thì, khi chính thức trở thành Tổng thống Ukraine, Poroshenko mở chiến dịch quân sự trừng phạt vùng Donbass…
Kết quả, dù không “nhai cà vạt” nhưng Pháp và Đức phải lao vào cứu nguy thất bại (thất bại này phải cứu bởi Pháp và Đức có cổ phần quá lớn tại đây) mà tác giả là Tư lệnh Porosenko, bằng ký hiệp định Minsk-2.
Hiệp định Minsk-2 chính thức tạo ra 2 nước cộng hòa li khai Donesk (DNR) và Lugansk (LNR) và đặc biệt đã “đóng băng” tình hình Ukraine để Nga rảnh tay thao tác tại Syria…(Chúng ta nên để ý là tình hình Nga-Ukraine căng thẳng trở lại khi Syria đã sắp kết thúc phần thắng cho Nga)
Tiếp theo, sự trở mặt, ngang ngược của chính quyền Kiev đứng đầu bởi Poroshenko đã khiến cho châu Âu không có độ tin cậy về đường ống dẫn khí quá cảnh của họ từ Nga.
Nhìn từ góc độ địa chính trị thì Nga muốn có thêm Nord Stream 2 và Blue Stream (Dòng Thổ Nhĩ Kỳ) hay chỉ duy nhất đến châu Âu chỉ bằng một dòng quá cảnh chỉ Ukraine? Không cần chỉ số IQ cao cũng biết…
Vậy là không có gì hợp lý “danh chính ngôn thuận” hơn, Nga triển khai Blue Stream và Nord Stream-2 từ hành động của Poroshenko.
Ai phản đối? Vụ khủng hoảng Nga-Ukraine năm 2009 khiến Ukraine đóng van ống dẫn khí đốt sang châu Âu khiến dân châu Âu mang vạ, chịu cái rét run người là quá đủ…Và, điều thú vị nhất đã xuất hiện khi EU-Mỹ là bên muốn bao vây, cô lập Nga nhất thì chính EU lại là người mở đường “rải thảm” cho Nga khiến Mỹ cay cú…
Đến đây, có thể nói, Nga bằng khí đốt đã có một chiến thắng địa chính trị ngoạn mục tại châu Âu (chưa tính bằng quân sự Nga đã có bàn thắng thứ 2 tại Trung Đông).
Tiếp tục, khủng hoảng eo biển Kerch – biển Azov.
Khủng hoảng eo biển Kerch – biển Azov mà điểm nóng trung tâm là cầu Crimea, cây cầu địa chính trị của Nga.
Một câu hỏi mở ra là cây cầu Crimea nó có ý nghĩa rất quan trọng trong địa chiến lược của Nga. Nga xác định bảo vệ sự an toàn của nó còn hơn cả trung tâm căn cứ hạt nhân, thế nhưng, tại sao chính quyền Kiev lại quá muộn để phá hoại ý đồ chiến lược này của Nga từ khi mới thực hiện?
Rõ ràng là nếu như Poroshenko “gây căng thẳng” khi Nga bắt đầu triển khai thi công thì khả năng hạn chế sự thành công của Nga là rất cao. Nó như khi triển khai xây dựng một giàn khoan trên biển, nếu như ngăn chặn từ giai đoạn chuẩn bị dựng giàn khoan thì thuận lợi về mặt kỹ thuật và chính trị hơn rất nhiều lần khi đã hoàn thành…
Thế nhưng chỉ đến khi cầu Crimea đã khánh thành, hệ thống bảo vệ của Nga đã hoàn chỉnh thì lúc này các tuyên bố về phá hủy cầu Crimea được tung ra và hành động được mở màn bằng vụ tàu NORD của Nga bị bắt và sự kiện eo biển Kerch mới diễn ra…
Trên cơ sở tuyên bố đầy nguy hiểm của chính quyền Kiev rằng sẽ phá hủy cầu Crimea, đã buộc Nga tăng cường công khai các biện pháp quân sự để bảo vệ (tất nhiên những biện pháp quân sự này không làm NATO yên lòng tại Biển Đen).
Bắt tàu đánh cá NORD của Nga từ ngày 25/3 (thuyền trưởng tàu Nord bị giam đến nay chưa thả) đã kích hoạt Nga ra tay không chỉ trả đũa mà tất cả các tàu Ukraine và treo cờ EU…đi vào các cảng của Ukraine ở biển Azov đều bị Nga chặn lại khám xét khiến các doanh nhiệp Ukraine khốn đốn…
Diễn biến tiếp theo mạo hiểm hơn là ngày 25/11, Kiev cho 3 tàu hải quân gồm hai tàu pháo của lớp Gyurza-M, Berdiansk và Nikopol, một tàu kéo, Yany Kapu, cùng 24 thủy và hai sĩ quan phản gián SBU, xâm nhập vào lãnh hải Nga, khu vực nguy hiểm cho cầu Crimea…
Phối hợp với lực lượng này, chúng ta nên biết và lưu ý là có 2 tàu hải quân Ukraine tại cảng Berdyansk biển Azov xuất phát để hỗ trợ hoặc hợp đồng tác chiến nhưng đã bị ngăn chặn buộc phải quay trở về…
 Toàn bộ cánh quân xuất phát từ căn cứ hải quân Odesa Ukraine đã bị FSB Nga sử dụng bởi 2 tàu tuần tra lớp Sobol là Izumrud và Don, cũng như hai chiếc Ka-52, hai máy bay Su-25 và một máy bay Su-30, nổ súng, bắt giữ…
Có thể nói, về tính chất, đây là một cuộc xung đột quân sự trên biển giữa hải quân Ukraine và lực lượng bảo vệ eo biển Kerch, cầu Crimea và biển Azov, nhưng Nga, với thực lực vượt trội, chuẩn bị kỹ càng nên đã giải quyết mau lẹ, gọn gàng đã biến thành một “sự cố bình thường trên biên giới” như Putin đã nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Poroshenko không cho là như vậy, ông đã kêu gọi NATO vào biển Azov, đóng các cảng biển châu Âu với tàu Nga và thiết quân luật trên10 vùng của Ukraine và “không gia hạn hiệp ước với Nga ký năm 2009”…
Việc Tổng thống Ukraine Poroshenko kêu gọi NATO, EU can thiệp và liệu NATO, EU có nghe lời để sống chết với Nga vì Ukraine hay không là một chuyện, nhưng, việc chính quyền Kiev không gia hạn thêm, tức hủy bỏ “Hiệp ước Hữu nghị-Hợp tác Ukraine-Nga” cùng mọi giá trị, cơ sở pháp lý tồn tại thời Liên Xô là thực tế…trong tầm tay.
Chắc chắn hải quân NATO sẽ không có cửa (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) để vào Azov và kể cả Biển Đen. Eo biển Kerch là của Nga vì nó thuộc lãnh thổ Liên bang Nga là đương nhiên rồi, nhưng còn Crimea?
Về mặt pháp lý chưa quốc gia nào công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga kể từ khi Nga sáp nhập, nhưng việc chính quyền Kiev “phủi sạch” toàn bộ mọi giá trị, cơ sở pháp lý từ thời Liên Xô tồn tại ở Ukraine thì điều đó có nghĩa là việc Nikita Khrushchev – Tổng bí thư Đảng CS Liên xô, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô ký quyết định cắt bán đảo Crimea thuộc Cộng hòa Liên bang Nga sang cho Cộng hòa Ukraine quản lý là vô giá trị.
Chưa dừng lại ở đó, việc hủy bỏ Hiệp ước Hữu Nghị-Hợp tác thì Hiệp ước  biển Azov và eo biển Kerch ký với Nga năm 2003 bị mất cơ sở pháp lý nên cũng hủy bỏ theo. Lúc này, chính Ukraine tự tước quyền tự do đi lại trên eo biển Kerch
Nói thật, đây là điểm mà Nga sướng thầm nhất khi đã bảo vệ, che đây được tử huyệt của mình. (Kỳ sau chúng ta sẽ phân tích sâu, cụ thể hơn)
Tất cả trên đây là những kết quả đối đầu giữa Ukraine đứng đầu là Tổng thống Porosenko và Nga-Putin…nhưng thật đáng buồn Ukraine toàn thất bại và đưa đến cho Nga những lợi thế, kết quả rất lớn như đã nêu…
Quả thật, chúng ta không đánh giá thấp trí tuệ, bản lĩnh của Tổng thống Ukraine Poroshenko, nhưng…có vẻ như trước Tổng thống Nga Putin, Poroshenko giống như “cây chuyền hai” trong bóng chuyền…
Và, cuối cùng, trước diễn biến vụ 25/11, Tổng thống Poroshenko đang điều 12.000 quân cùng xe tăng, pháo binh tại Mariupol để tấn công vào Donesk vào ngày 14/12 (tin của trưởng tình báo DNR ông Eduard Basurin).
Trước tình hình nay Nga đã nhắc nhở như sau: Nga sẽ quét sạch 12.000 người này trong chốc lát bằng một thứ mà không phải bằng vũ khí giết người hàng loạt…
Nếu như lần này là thật thì có lẽ Mariupol có còn thuộc Ukraine nữa không? Hãy chờ!
Tiếp theo: Tử huyệt của Nga tại eo biển Kerch

1 nhận xét:

  1. Với PuTin thì không có gì là không thể; cảm ơn chuyên gia quân sự tài ba

    Trả lờiXóa