Làn ranh đỏ của Nga tại Venezuel cho Mỹ
Kể từ ngày
25/1/2019, tại Venezuela ,
chiến dịch lật đổ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro của Mỹ bắt đầu…
1, Tổ chức biểu
tình, bạo loạn: Các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trên toàn quốc nhưng đã cạn
kiệt, tàn lụi dần như đèn hết dầu.
2, Mỹ “bổ
nhiệm” một Tổng thống mới J. Goaydo: Mặc dù có nhiều đồng minh, chư hầu hầu Mỹ
công nhận, nhưng quân đội Venezuela vẫn trung thành với Tổng thống hợp pháp
Maduro thay vì “tổng thống tự phong” Goaydo.
3, Các cuộc
khiêu khích với “viện trợ nhân đạo” tại biên giới để vừa tuồn vũ khí trang bị,
lính đánh thuê…vừa để thử thách lòng trung thành lực lượng an ninh, quân đội
Venezuela đã thất bại toàn diện.
4, Để hỗ trợ
cho Goaydo từ nước ngoài trở về nước, chiến dịch làm tắt điện của Venezuela
được triển khai khiến hơn 80 vùng lãnh thổ chìm trong bóng tối gần cả tuần liền
nhưng vẫn không có các cuộc bạo loạn, cướp tràn lan trên toàn quốc, Venezuela
vẫn yên tĩnh, bình tĩnh khắc phục…
5, Đồng thời là
lệnh cấm vận trừng phạt đánh vào nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của Venezuela
– dầu mỏ, nhưng dầu mỏ Venezuela vẫn xuất khẩu không giảm đáng kể, người mua
không chỉ là Nga, Trung Quốc mà ngay cả đồng minh của Mỹ.
Rõ ràng, thực
hiện 5 biện pháp kinh điển, tàn khốc nhằm vào Venezuela
để thay đổi chính quyền của Tổng thống Maduro nhưng Maduro vẫn đứng vững và giữ
vũng quyền kiểm soát đất nước Venezuela .
Ngoại trưởng Mỹ
Mike Pompeo thừa nhận gián tiếp sự thất bại, rằng “Moscow và đặc biệt là
Rosneft, công ty tiếp tục mua dầu từ tập đoàn nhà nước Venezuela (PDVSA) “trái
với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ” và do đó “rút ra một phao cứu sinh” cho chính
quyền nước này”.
Mỹ chủ quan và
liều lĩnh khi công nhận Goaydo là tổng thống lâm thời và sự công nhận đó đã
không thể khiến Mỹ có đường lùi để rút lui xử lý tình huống. Goaydo buộc Mỹ và
lựa chọn duy nhất là hành động đến cùng để bảo vệ thể diện.
Do đó, Venezuela
đang ngày càng phải đối mặt với sự không thể tránh khỏi sự can thiệp từ bên
ngoài bằng quân sự như là cách duy nhất để lật đổ Maduro. Tuyên bố của ông
Pompeo về việc triệu hồi các nhà ngoại giao, trực tiếp gợi ý về khả năng gia
tăng các sự kiện như vậy tránh cho họ có thể gặp nguy hiểm ngay lập tức ở Caracas .
Tại cuộc hội
đàm ở Rome, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov và Emiot Abrams, đặc trách
của Hoa Kỳ tại Venezuela, Moscow đã cảnh báo Washington về việc không thể xâm
chiếm một quốc gia thân thiện và nói rõ rằng họ sẽ không bán đồng minh.
Đây là làn ranh
đỏ của Nga tại Venezuela
cho Mỹ.
Nga
hành động, Mỹ “đứng hình”!
Có thể nói, kể
từ khi Putin lên cầm quyền, đặc biệt là từ năm 2014 đến nay, người Nga luôn đi
những nước cờ địa chính trị và quân sự mà người Mỹ không kịp phán đoán, bất ngờ
và chỉ biết thúc thủ…
Từ vụ sáp nhập
Crimea, ra tay trên chiến trường Syria…và đặc biệt nay tại Venezuela đã khiến
cho Mỹ bất ngờ, ngạc nhiên…khi Nga đang nói một thứ ngôn ngữ vốn là của Mỹ
thường dùng trong mối quan hệ quốc tế: Sức mạnh quân sự.
Trong khi Thứ
trưởng ngoại giao Nga và đặc trách của Mỹ tại Venezuela đang thỏa thuận thì
cùng lúc Tổng thống Mỹ Trump đang thống nhất với Brazin phối hợp tác chiến vào
lãnh thổ Venezuela, có nghĩa là người Mỹ đang chuẩn bị xâm lược trực tiếp
Venezuela, vượt qua đường đỏ Nga vạch ra tại Venezuela.
Trước tình hình
đó, ngày 23/3, 2 máy bay quân sự Nga Il-62M và An-124 từ căn cứ không quân tại
Syria mang theo 100 nhân viên quân sự (không phải là PMC) cùng 35 tấn hàng hóa,
đã hạ cánh tại Caracas-Venezuela. Đứng đầu phái đoàn Nga do tướng Vasily
Tonkoshkurov – Tham mưu trưởng Lục quân Nga dẫn đầu.
Phe đối lập tố
cáo rằng đã có một thỏa thuận về việc thành lập một căn cứ quân sự của Nga ở
Guayana - khu vực bao gồm Bolivar, Amazonas và Delta Amacuro ở đông bắc Venezuela , và khẳng định rằng đây là kế hoạch
của Moscow , Havana
và Caracas ,
được gọi là “Guayana Shield” (Lá chắn Guayana”.
Kế hoạch được
Hugo Chavez xây dựng vào năm 2012 cùng với người Cuba để trong trường hợp “kịch
bản mất quyền kiểm soát quyền lực ở Caracas” xảy ra, chính phủ sẽ rút đến đó.
Vậy, Guayana là
đâu, như thế nào ở Venezuela
mà được cho là Nga thiết lập căn cứ quân sự tại đó và được coi là căn cứ địa
của chính quyền Chavez và Maduro sau này?
Đây là khu vực
nằm ở phía Đông Bắc Venezuela
có một hệ thống phòng không của quân đội Venezuela mạnh nhất. Guayana có một
hạ tầng kỹ thuật quân sự khá hiện đại, có các đường băng bảo đảm phục vụ tốt
cho máy bay, tên lửa hoạt động thuận lợi.
Guyaana là khu
vực thích hợp để kháng chiến (căn cứ địa) bởi nó đáp ứng đầy đủ nhu cầu về
nước, hệ thống điện, thông tin liên lạc và trong trường hợp bị phong tỏa từ
biển Caribbean, nó cung cấp quyền truy cập vào Đại Tây Dương qua sông Orinoco.
Té ra là vậy!
Nếu quả thật sự kiện 2 chiếc máy bay của VKS Nga mang theo phái đoàn quân sự
Nga (tướng, lính, trang bị) hạ cánh tại Venezuela như phe phái đối lập tố cáo
thì đây là một vụ đột kích táo bạo, bất ngờ, thần tốc của Nga-Putin vào ngay
sân sau của Mỹ.
Hèn chi Ngoại
trưởng Mỹ Pompeo la lối “Sẽ không tha thứ cho lực lượng quân sự Nga và Cu Ba
xuất hiện tại Venezuela ”.
Trong lúc đó, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Mỹ-NATO tấn công Nam Tư, truyền thông PT
đã ví “Guayana là một Pristina thứ 2” là không sai (Xem “Đưa Crimea về nhà –
Cuộc đấu cấp chiến thuật”)
Ý nghĩa của
việc Nga công khai đưa lực lượng quân sự vào Venezuela là rất rõ ràng: Đã đến
lúc Nga không ngán ngại Mỹ trong bất cứ chiến trường địa chính trị nào. Nếu như
Mỹ không chịu rút quân mà củng cố quyền lực, tăng cường sự răn đe của mình tại
Syria bằng căn cứ quân sự thì Nga cũng sẵn sàng làm điều đó với đồng minh tại
Venezuela.
Cảm giác an
ninh, lợi ích quốc gia của Nga và Mỹ là như nhau và Nga sẵn sàng dùng thứ “ngôn
ngữ” của Mỹ thường dùng trong quan hệ quốc tế từ trước tới nay: Sức mạnh quân
sự.
Lại một lần nữa Mỹ đã chậm hơn Nga trong một nước đi
tại
Mỹ chỉ có thế đứng nhìn Nga làm những gì Nga thích mà không thể can thiệp được Nga
Trả lờiXóa