Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Trò chơi tinh tế của người Nga!


Nga không phải là Trung Quốc, Nga đủ mạnh, đủ bản lĩnh và sự tự tin để bảo vệ bạn bè bằng sức mạnh quân sự.
Hiện tại, tình hình địa chính trị thế giới đáng quan tâm và kịch tính nhất là chuyện 2 chiếc máy bay quân sự Nga từ căn cứ Khmeimim – Syria mang theo 100 quân nhân với 35 tấn “hàng” đã hạ cánh tại Venezuela. Trưởng phái đoàn quân sự này là Đại tá phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Lục quân Nga, Vasily Tonkoshkurov.
Lục địa Nam Mỹ rung chấn…

Có vẻ như 35 tấn hàng với 100 quân nhân trên 2 chiếc máy bay Il-62M và An-124 của VKS Nga đủ “nặng” để khi hạ cánh xuống Venezuela đã làm lục địa Nam Mỹ rung rinh…
Nước Mỹ bị kích động, la lối om sòm. Tổng thống Mỹ, “Nga phải rời ngay khỏi Venezuela, Mỹ sẽ có nhiều lựa chọn trên bàn để sử dụng…”; Phó tổng thống Mỹ Pence, “Nga ngừng ngay khiêu khích và công nhận ngay Goaydu là tổng thống”, Ngoại trưởng Mỹ, “đây là hành vi vô văn hóa của Nga và Mỹ sẽ không ngồi nhìn”; Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jonh Bolton, “Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động thiết lập căn cứ quân sự của Nga”…
Dưới chiếc gậy của Mỹ, các chư hầu tại lục địa Nam Mỹ (Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), bao gồm Hoa Kỳ, Canada và 33 quốc gia Mỹ Latinh và hỗ trợ Guaydo, cũng nhảy theo, đã đưa ra một sự lên án chính thức yêu cầu Nga phải rút quân khỏi Venezuela, coi đây là hành động xâm lược, áp đặt vào chủ quyền các nước…là vi hiến và Luật liên Mỹ (của Mỹ).
Và phe đối lập Goaydo thì khỏi phải nói…rằng, Nga vi phạm hiến pháp Venezuela khi thiết lập căn cứ quân sự khi chưa được Quốc hội cho phép…
Lục địa Nam Mỹ như lên cơn động đất, sóng thần…trong khi đó phản ứng của Nga đơn giản, nhẹ nhàng như “chiếc lá vàng rơi…”.
Bộ ngoại giao Nga tuyên bố, đây chỉ là việc thực hiện thỏa thuận hợp tác song phương giữa 2 chính phủ từ năm 2001 với Tổng thống Hugo Chavez (Tổng thống hợp hiến được Mỹ-PT công nhận) nên chẳng liên quan gì đến Quốc hội ngày nay.
Có, Nga có gửi quân đến Venezuela nhưng vấn đề lớn ở đây là gì, chẳng phải Mỹ đã gửi quân khắp thế giới cùng một cách đó?
Như vậy có thể nói, đây chỉ là cơn giận giữ của thói quen cai trị thuộc địa lục địa Nam Mỹ từ lâu đã trở thành phản xạ có điều kiện của giới lãnh đạo Mỹ khi phát hiện thấy ai đó đang táo tợn, hiện diện tại “khu rừng được mình đánh dấu” mà thôi.
Tại sao Nga lại nhảy lên con tàu sắp chìm?
Trước hết chúng ta hãy biết tình thế Venezuela
Đúng là Mỹ đã thất bại trong việc lật đổ Maduro bằng đảo chính, nhưng Mỹ có đủ nguồn lực để chấm dứt sự tồn tại chính quyền của Tổng thống Maduro và đừng ai nghi ngờ điều đó…
Chiến lược của Mỹ rất đơn giản và dựa trên hai trụ cột. Trước hết, đó là việc khai thác những sai lầm kinh tế của chính quyền Venezuela và sau đó là làm trầm trọng thêm hay phá hoại nền kinh tế đó bằng 2 đòn tấn công vào năng lượng Venezuela.
Một là tắt điện. Nguyên nhân có thể do Mỹ, hoặc do hạ tầng yếu kém…, nhưng dù là nguyên nhân gì thì nó đã giáng một đòn nghiêm trọng vào nền kinh tế của đất nước. Các cảng và các cơ sở chế biến dầu nặng cho xuất khẩu ngưng hoạt động. 
Tuy nhiên, cú đánh chính đã nhằm vào ngành công nghiệp thực phẩm. Tắt điện đã làm hơn 2000 tấn thịt và 5 triệu lít sữa đã bị mất. Nhìn chung, theo một số dữ liệu, mỗi ngày mất điện khiến nền kinh tế Venezuela mất lên tới 200 triệu USD.
Hai là cấm vận. Mỹ đang can thiệp vào tình hình với áp lực quốc tế (hầu hết Nam Mỹ và châu Âu đứng về phía họ), cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương của họ. Từ cuối tháng 4, lệnh cấm mua dầu của Venezuela.
Với một nền kinh tế của đất nước yếu và phụ thuộc vào nhập khẩu, và hỗ trợ tài chính không lường trước được từ bên ngoài, Mỹ chắc chắn dưới ách của các vấn đề kinh tế đã đang và sẽ gây ra, chế độ Maduro sẽ đơn giản sụp đổ.
Thật không may và đáng buồn cho Venezuela, Trung Quốc, người hỗ trợ tài chính lớn cho Venezuela đã thực sự rút lui hay nói cách khác Mỹ đã lái Trung Quốc ra khỏi Venezuela.
Vậy, có thể nói, Venezuela như một con tàu sắp chìm, thế nhưng, thay vì người ta nháo nhào nhảy ra khỏi con tàu sắp chìm đó như Trung Quốc chẳng hạn thì Nga lại “liều lĩnh, leo thang” (đánh giá của Trump), nhảy vào đó bằng đưa 100 quân sang?
Rõ ràng, Nga không có ý định và chính quyền Maduro cũng chưa muốn, chưa cần thiết như chính quyền Bashar Assad phải cần Nga giúp đỡ về quân sự. Cả hai đều tuyên bố công khai về điều này. Do đó, việc Nga đưa lực lượng quân sự sang Venezuela để thực hiện một trò chơi địa chính trị rất tinh tế…mang tính toàn cầu…
Thứ nhất, lực lượng quân sự Nga xuất hiện tại Venezuela để khẳng định Nga không bao giờ bỏ rơi bạn bè, đồng minh dù xa hơn 10.000 km. Nga không phải là Trung Quốc, Nga đủ mạnh, đủ bản lĩnh, tự tin để bảo vệ bạn bè bằng sức mạnh quân sự.
Thứ hai, đây là một điều kiện để buộc Mỹ phải điều chỉnh mối quan hệ Nga-Mỹ trong các tương tác về an ninh của nhau…

Để phân tích kỹ điều này, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi được mở ra là tại sao Nga lại “liều lĩnh” hay táo tợn đến vậy?....
Nước cờ mạo hiểm của Tổng thống Nga Putin?
Trong tình thế của Venezuela như hiện nay thì nói thật, Nga đưa lực lượng quân sự 100 quân nhân và 35 tấn hàng sang lúc này, nếu như quân đội Venezuela xảy ra tác chiến với Mỹ+Colombia+Brazin thì thay vì “cứu tinh” lực lượng này sẽ trở thành “con tin”…
Vậy chẳng lẽ người Nga lại “ngố” đến thế, nếu không thì cơ sở nào khiến Nga-Putin đi một nước cờ mạo hiểm như vậy???
Thứ nhất, Mỹ không thể, không dám tấn công vào Venezuela.
Về tình thế, Venezuela khác với Syria. Nga can thiệp vào Venezuela khi Venezuela chưa bị phá hủy bởi chiến tranh, và quân đội của họ không rơi vào tình trạng kháng cự vô vọng. Quân đội Venezuela đang rất mạnh, mạnh nhất trong các “quốc gia sân sau” của Mỹ.
Trong khi đó, quân đội Venezuela hợp tác rất chặt chẽ với quân đội Nga. Mọi vũ khí trang bị hiện đại trang bị trong quân đội Venezuela như máy bay, tên lửa, hệ thống phòng không đều của Nga mà không giống như các quốc gia Mỹ Latin khác là của Mỹ…
Vào giữa năm 2013, tổng số hợp đồng trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa MoscowCaracas ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Phía Venezuela đã có được một hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa từ Nga. Nga đã cung cấp 100.000 khẩu súng trường tấn công AK-103 Kalashnikov của Nga. Ngoài ra, Venezuela mua lại máy bay chiến đấu Su-30MK2, máy bay trực thăng Mi-35M, xe tăng T-72, BMP-3 và BTR-80.
Về địa thế, Venezuela cũng không như Syria, đa phần là núi cao rừng rậm nhiệt đới nên các đòn tấn công mang tính hủy diệt “đánh nhanh, thắng nhanh”, các đòn tấn công bằng vũ khí công nghệ cao như tên lửa Tomahawk là ít tác dụng.
Nói chung, với địa thế và vũ khí trang bị của quân đội Venezuela như hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ bờ biển…của Nga, cố vấn Nga hỗ trợ…thì Mỹ sẽ phải đổ máu, rất nhiều máu, điều mà Mỹ sẽ không bao giờ muốn, nếu tấn công Venezuela.
Đó là lý do vì sao dù Mỹ rủ rê nhưng quân đội 2 nước láng giềng của VenezuelaColombia và Brazin cũng chỉ hung hăng bằng mồm mà không dám thử sức với quân đội Venezuela như vừa qua.
Mỹ thừa biết rằng, các quân nhân Nga xuất hiện tại Venezuela không phải để trực tiếp đánh nhau mà đó là những chuyên gia, cố vấn, huấn luyện cho người Venezuela thành thạo vũ khí Nga, chiến thuật Nga, thực hiện một “cuộc chiến tranh giá rẻ” nếu Mỹ trực tiếp can thiệp bằng quân sự.
Nếu xảy ra, lúc đó cuộc chiến tại Venezuela sẽ diễn ra theo công thức Vũ khí Nga + quân đội Venezuela đánh nhau với người Mỹ - Một kịch bản mà Mỹ thường áp dụng lâu nay trong các cuộc chiến mà Mỹ tiến hành để tránh đổ máu cho người Mỹ.
“Tất cả những tuyên bố, chỉ trích và đe dọa (sau khi 2 máy bay và 100 quân nhân Nga hạ cánh tại Venezuela) là hoàn toàn vô giá trị. Bởi vì thực tế là chống lại quân đội Nga ở Venezuela của Mỹ và các đồng minh là không có khả năng”. Một đánh giá đáng thất vọng của phương Tây trong phiên bản tiếng Đức của Der Tagesspiegel.
Thứ hai, Nga có hàng tỷ đô la cung cấp vũ khí từ Nga, cũng như các khoản đầu tư của Rosneft và Gazprom trong ngành năng lượng của Venezuela.
Sau khi Nga từ chối thỏa thuận với Guaydo, hỗ trợ Maduro, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp Nga đã trở thành người đầu tiên trong hàng đợi rời khỏi Venezuela trong trường hợp Maduro bị lật đổ, chiến thắng dành cho Mỹ và “Tổng thống Guaydo tự xưng”. 
Do đó, bây giờ Nga phải bảo vệ các khoản đầu tư của Nga, có nghĩa là bảo vệ cho Maduro đến cùng.
Đối với Nga, một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu, điều cực kỳ quan trọng là phải có áp lực riêng đối với giá dầu. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bầu trời trên các mỏ dầu Venezuela có trữ lượng lớn nhất thế giới, sẽ được bảo vệ bởi S-300 của Nga, hơn là Patriot của Mỹ.
Như vậy, chúng ta thấy có một điều khác lạ đặc biệt là nếu như trước đây Liên Xô-Nga dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ an ninh Nga (an ninh gần như Ukraine và xa như Syria) thì đây là lần đầu tiên Nga can thiệp để bảo vệ lợi ích kinh tế là mục tiêu chính trên danh nghĩa bảo vệ bạn bè, đối tác cấp nhà nước.
Như vậy hành động của Putin là mạo hiểm hay máu lạnh?
Tổng thống Nga là một người chơi máu lạnh. Tại Crimea hay Syria, Putin đã đưa ra hành động quân sự nhanh chóng và trên thực tế đã khiến Mỹ-NATO “ngồi nhìn” hay nói lịch sự hơn là “chưa sẵn sàng” cho cuộc đối đầu trực tiếp.
Và, kịch bản tại Venezuela cũng như thế, Tổng thống Nga Putin, nói theo ngôn ngữ bóng đá là đã “chọc khe một đường bóng lạnh lùng, chọc thủng hàng phòng ngự dày đặc của đối phương để đối mặt với thủ môn”.
Tại sao Mỹ sợ 100 quân nhân Nga đến thế?
Được biết trong phái đoàn quân sự 100 quân nhân Nga này chỉ có 40 lính đặc nhiệm, còn lại là các chuyên gia quân sự giỏi chuyên môn như thông tin, radar, mạng….
Từ tin của truyền thông Mỹ, phương Tây, qua sự xuất hiện của họ, chúng ta thấy toát lên 3 “tin nhắn”:
1, Sự xuất hiện của Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Lục quân Nga, Vasily Tonkoshkurov. Đó là sự chuẩn bị cấp chiến lược, chiến dịch và cả cấp chiến thuật cho quân đội Venezuela sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên bộ có thể xảy ra.
2, Các chuyên gia quân sự hay cố vấn của Nga để huấn luyện cho quân đội Venezuela sử dụng vũ khí công nghệ cao trong phòng không, tác chiến điện tử… như đã từng cho quân đội Syria.
3, Các chuyên gia về an ninh mạng trong quân đội Nga để bảo vệ, khắc phục hệ thống điện toàn quốc Venezuela.
Như vậy, lực lượng này phần lớn là chuyên gia, chỉ có 40 lính đặc nhiệm thì bỏ bèn gì mà khiến cường quốc quân sự số 1 thế giới Mỹ phản ứng mạnh từ Tổng thống trở xuống, còn cả lục địa Nam Mỹ như bị sóng thần ập đến nơi thế?
Nói thật, trong giới quân sự với nhau, ai cũng hiểu đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Dư luận, truyền thông Mỹ-PT (Reuters) đã đưa tin nhiều lần, rằng trước đó đã có hơn 400 lính PMC đã xuất hiện tại Venezuela từ Cu Ba, rồi đã có 20.000 quân nhân Cu Ba ở Venezuela…
Trước hết phải nói rõ là không phải ngẫu nhiên mà Nga công khai cho Mỹ và đồng minh của Mỹ tại lục địa Nam Mỹ thấy 100 quân nhân Nga, (không phải là PMC nhé) đến Venezuela rõ ràng, minh bạch.
Nga thừa khả năng để di chuyển hàng trăm, hàng ngàn quân nhân “người lịch sự” mà Mỹ-NATO không biết như trong vụ Crimea thì bí mật 100 quân nhân chẳng có gì khó. Nhưng ở đây Nga có ý muốn cho lục địa Nam Mỹ biết, lính Nga đã đang có mặt tại Venezuela. Và tin nhắn đó được giải mã…
Trong tư duy của giới quân sự, chính trị người Mỹ thì với họ, 2 máy bay và 100 quân nhân Nga hay 200 máy bay và 1 triệu quân Nga hiện diện tại Venezuela là không có gì khác nhau.
Quả thật đúng là như vậy. Hơn ai hết, người Mỹ hiểu rằng, quân đội Syria và VKS Nga chẳng coi vài trăm lính Mỹ tại căn cứ Al-Tanf hay tại Đông Bắc Syria là chẳng cái gì cả, chỉ một trận là quét sạch, nhưng Syria và Nga chẳng dám đụng đến…
Vì thế, nỗi lo lắng và sợ hãi của Mỹ không chỉ nằm ở chỗ quân đội Nga có thể ngăn họ lật đổ Maduro, giống như đã xảy ra ở Syria với Assad, nhưng trong một vấn đề lớn hơn nhiều…Đó là, nếu Maduro thay đổi hiến pháp và mở căn cứ của Nga tại đây, có thể là tại Guayana, và thậm chí trong khi chưa giải tán Quốc hội do Goaydo lãnh đạo thì Nga sẽ học Mỹ cách mở căn cứ quân sự tại Syria.
Do đó, sự công khai xuất hiện lính Nga tại Venezuela là một “tiền đề không rõ ràng” cho một căn cứ quân sự của Nga nếu cần thiết.
Một căn cứ của Nga được mở ra ở Venezuela sẽ là một thảm họa tâm lý, thảm họa địa chính trị của Mỹ tại Nam Mỹ được coi như là “sân sau”, là tài sản của Mỹ gần 2 thế kỷ nay trong Học thuyết Domino.
Một cuộc khủng hoảng Caribe 2.0 xảy ra nhưng lần này không như Liên Xô, Nga chứng tỏ sự táo tợn, quyết liệt thách thức Mỹ đến cùng. Tất nhiên, Nga đã có cơ sở bản lĩnh, tự tin để thách thức Mỹ, để tuyên bố đanh thép là không ai từ bên ngoài được phép can thiệp thay đổi chế độ Venezuela.
Một khi chế độ Maduro không bị sụp đổ, đồng thời một căn cứ quân sự Nga được mở ra tại đây thì các quốc gia Nam Mỹ sẽ có thái độ khác với Mỹ như các quốc gia Trung Đông đã xảy ra với Mỹ. Đây là một thảm bại địa chính trị của Mỹ lớn nhất trong 2 thế kỷ qua…
Đáng tiếc, Mỹ sẽ không bao giờ đủ khả năng đẩy Nga ra khỏi Venezuela. Do đó, nếu Mỹ triển khai hệ thống tấn công và phòng thủ tên lửa tại Romania, Ba Lan và các nước Baltic hay tại Ukraine thì một căn cứ quân sự của Nga tại Venezuela sẽ mở ra.
Ý nghĩa chính trị, quân sự của 2 chiếc máy bay quân sự Nga từ căn cứ quân sự Khmeimim đổ xuống Venezuela 100 quân nhân Nga và 35 tấn “hàng khô” mang tính toàn cầu là thế đó.

1 nhận xét:

  1. Nước Nga thời PuTin không phải như Liên Xô thời trước; do đó Mỹ phải dè chừng

    Trả lờiXóa