Nếu như đàm phán khiến Iran bị mất
nhiều nhất trong khi xung đột quân sự khiến Mỹ mất nhiều nhất thì sự lựa chọn
của Mỹ là dễ hiểu…
“Nho đang còn xanh”…
Chuyện ngụ ngôn
Ê Dốp kể về con cáo và chùm nho. Chùm nho chín mọng rồi, cáo thèm lắm nhưng quá
cao, nhảy nhiều lần không tới, cáo đành bỏ đi, nói, nho đang còn xanh…
Chuyện chùm nho
Iran
với Mỹ cũng thú vị…
Chúng ta rất
khó tin lý do để Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hồi lệnh tấn công Iran là “có
150 người dân Iran thiệt mạng” – một lý do cực kỳ nhân đạo xưa nay hiếm của Hoa
Kỳ trong chiến tranh. Trump thu lệnh tấn công nhưng đã đang triển khai các biện
pháp trừng phạt khắc nghiệt tối đa…
Không chỉ chặn
xuất khẩu dầu, thép, nhôm, đồng và các sản phẩm dầu mỏ của Iran . Mỹ đang cản trở nhập
khẩu vào Iran
bằng cách chặn các kết nối ngân hàng của mình, ngắt kết nối SWIFT…
Đòn trừng phạt
khắc nghiệt tương tự như này của Mỹ năm xưa đã khiến Iraq
chết 500.000 trẻ em mà lúc đó Ngoại trưởng Mỹ là Madeleine Albright nói
rằng “nó đáng giá”, còn hôm nay, đòn trừng phạt nhằm vào Iran hay Venezuela sẽ không tạo ra sự chết
người dân???
Phải chăng
Trump cho rằng người dân vô tội chỉ có cách chết vì bom đạn, còn chết vì đói,
vì bệnh tật không thuốc men…do cấm vận, trừng phạt thì cái chết này “nó đáng
giá”, nó xứng với hành động độc ác, dã man vô lương tâm thì nên làm?
Chính quyền
Mỹ-Donald Trump có giỏi thì nhằm thẳng vào đầu não của chính quyền Tehran,
Caracat (Venezuela) mà diệt, mà bắn chứ trẻ em, phụ nữ, người già, mà nói chung
là người dân vô tội của các quốc gia mà Mỹ coi là thù địch có tội gì, đúng
không?
Vậy nên, khi
chúng ta coi tội ác của kẻ dùng bom đạn để sát hại người dân vô tội và kẻ dùng
cấm vận, trừng phạt kinh tế bắt người dân vô tội chết vì đói, vì bệnh tật là
tội ác dã man như nhau thì không tin lời giải thích lý do của Tổng thống Trump.
Chừng nào Hoa
Kỳ, các đời Tổng thống Mỹ từ bỏ cấm vận, trừng phạt nhằm vào các quốc gia mà Mỹ
thù địch là điều kiện tiên quyết đàm phán thì các quốc gia đó mới ngồi nghe Mỹ
nói, còn không thì…Iran và Triều Tiên là 2 bài học cho Mỹ và các nước khác noi
theo.
Đàm phán và chiến tranh
Đàm phán theo
điều kiện Mỹ áp đặt sẽ khiến cho Iran
thiệt hại nhiều nhất và chiến tranh theo kiểu Iran sẽ khiến Mỹ thiệt hại nhiều
nhất. Từ đó chúng ta hiểu được mục tiêu, lối chơi của Tehran
và Washington ra sao để rồi không ngạc nhiên
tại sao Trump rút lệnh tấn công Iran
vào phút chót...
Mỹ yêu cầu Iran
đàm phán để giải quyết căng thẳng (thực tế đúng như vậy). Iran không chấp nhận đàm phán (thực tế đúng như
vậy)…Chỉ nghe qua thế khiến chúng ta lầm tưởng Tehran ngạo mạn, hiếu chiến hung hăng…nhưng
xin thưa không phải thế đâu…
Hãy xem nội
dung đàm phán của Mỹ yêu cầu: Đàm phán lại toàn bộ nội dung JCPOA, đồng thời
Iran phải ngừng hỗ trợ hoàn toàn cho các lực lượng thân Iran tại Syria, Iraq,
Yemen…Mỹ yêu cầu Tehran ngồi đàm phán nhưng bàn tay vẫn đang không ngừng bóp cổ
họng Iran bằng những biện pháp cấm vận khắc nghiệt…
Còn nhớ, đàm
phán ký hiệp ước hòa bình với Triều Tiên thì Mỹ OK, nhưng điều kiện tiên quyết
là Triều Tiên phải hủy bỏ, giải giáp chương trình VKHN và trong khi vẫn siết
chặt cấm vận trừng phạt…
Rõ ràng, với
một đối sách ngoại giao ngạo mạn, trịch thượng dựa trên cú đấm “cấm vận, trừng
phạt” như vậy của chính quyền Mỹ đối với Triều Tiên và Iran, cho nên, hoặc là
Iran, Triều Tiên đầu hàng, đàm phán theo điều kiện Mỹ hoặc là sẽ không có kết
quả.
Đó là lý do vì
sao Tehran, Bình Nhưỡng bất chấp sự đe dọa, gầm rú tung các đòn quân sự, nào là
Mỹ có nút bấm hạt nhân “to đẹp hơn” (dọa Triều Tiên) rằng, “tấn công lợi ích Mỹ
và đồng minh thì Iran sẽ chấm dứt…” rồi thì kế hoạch tấn công đã sẵn trên bàn…
Hành động quân sự của Mỹ với những quốc gia
yếu thì Mỹ ra tay ngay và luôn nhưng các quốc gia “xương xẩu” thì đó chỉ là
nghi binh đe dọa để dồn họ ngồi vào bàn đàm phán có lợi nhất cho Mỹ.
Iran, Triều
Tiên không bị hút vào lối chơi có ưu thế tuyệt đối kiểu đó của Mỹ mà buộc Mỹ
chơi theo lối chơi của họ, sẵn sàng đưa áp lực xung đột quân sự lên cao nhất nhằm yêu cầu Mỹ thực hiện điều kiện tiên
quyết: Bỏ cấm vận, trừng phạt trước khi đàm phán hoặc chiến tranh có thể xảy ra
bất cứ lúc nào nếu Mỹ không chịu nổi.
Đến đây, phải
công nhận ý chí chính trị của Tehran
cực kỳ cứng rắn và hành động được tính toán rất kỹ, quyết đoán…
Sau sự phá hủy
máy bay không người lái cực kỳ tinh vi của Mỹ, Tel-Aviv và các quân chủ Ả Rập
của Vịnh Ba Tư, những người đã tự tin vì những gì họ coi là quyền tối cao của
Hoa Kỳ chống lại Iran, đột ngột nhìn thấy thần tượng của họ vỡ tan.
Hơn ai hết, chỉ
Mỹ , Israel và Arabia Saudi mới tính
toán được thiệt hơn cho riêng mình. Vậy nên Mỹ rút lệnh tấn công chẳng phải vì
châu Âu hay lo lắng cho tính mạng của 150 người dân Iran . Đơn giản là họ sẽ bị mất quá
nhiều, thế thôi.
Hy vọng Mỹ và
Iran sẽ ngồi vào bàn đàm phán khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn hoặc một phần cấm vận,
trừng phạt mà Tehran chấp nhận được, như không cấm Trung Quốc, Ấn Độ hay Hàn
Quốc mua dầu của Iran chẳng hạn…Hòa bình dù có dở đến mấy vẫn tốt hơn rất nhiều
chiến tranh.
Bài viết rất hay, phân tích sắc bén, cảm ơn chuyên gia quân sự
Trả lờiXóa