Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

Iran không phải là đồ chơi trong túi người Mỹ!


Vũ khí hạt nhân trong chiến tranh chưa phải là thứ nguy hiểm nhất…

Thực dụng Mỹ trong chiến tranh!
Kể từ thế chiến thứ 2 kết thúc, trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành thì chưa bao giờ gặp phải một đối thủ sừng sỏ nào ngoại trừ Việt Nam và đặc biệt từ năm 1975, Mỹ đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh giành chiến thắng trong đòn tấn công phủ đầu với những đối thủ yếu kém gấp bội lần.
Sự lên ngôi khi Liên Xô tan rã khiến cho quân đội Mỹ chưa bao giờ tác chiến trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nên họ hoàn toàn tác chiến với ưu thế không quân, hải quân, tên lửa, vũ khí CNC…Vì thế, khi đối đầu với một đối thủ sừng sỏ Lầu Năm Góc phải “suy nghĩ 2 lần”…
Với Mỹ, nếu chiến tranh mà có lợi nhuận, không tốn xương máu người Mỹ thì OK, còn nếu không, thì chúng ta (Mỹ) là người giàu có, dư thừa tiền bạc dại gì lao vào chỗ khó khăn, lầy lội…Vì vậy, “mềm thì nắn mà rắn thì buông”, làm cách khác. Thế thôi.
Thực tế trong các cuộc chiến tranh Trung Đông kể từ năm 2011, người ta thấy đã 2 lần Mỹ rút lệnh tấn công vào phút chót. Lần thứ nhất tấn công vào Syria và lần này là tại Iran.
Syria năm 2013.
Mỹ đã hoàn tất kế hoạch khi “cờ giả Assad sử dụng VKHH” đã trương lên và chỉ ra lệnh “phóng” là hàng trăm quả Tomahawk nhằm vào Syria lao đến. Nhưng “đêm trước” của mệnh lệnh, có 2 quả tên lửa phóng lên từ Địa Trung Hải để thăm dò thì bị “mất tích”, cùng lúc Nga đưa cho Mỹ đề nghị giải giáp VKHH Syria. Mỹ chấp thuận, rút kế hoạch tấn công vào Syria.
Lưu ý là hiện nay việc Tomahawk của Mỹ bị Nga làm cho mất tích là chuyện quá bình thường, nhưng hồi đó bị “mất tích” ngay và luôn 2 quả là một cú sốc, ngạc nhiên hoảng sợ của giới quân sự Mỹ lúc đó. Mỹ quá ngại khi đối đầu với Nga trên chiến trường Syria.
Iran năm 2019.
Sự cố quân sự đỉnh điểm là Phòng không Iran bắn hạ chiếc máy bay không người lái hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ trên vùng eo biển Hormuz. Lập tực Mỹ họp lên kế hoạch trả đũa…Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump đã rút lệnh tấn công vào phút chót, 10 phút trước khi xảy ra.
Tại sao? Một cây trả lời đúng thực chất rất không đầy đủ, trọn vẹn…
Ba “tùy chọn hạt nhân” của Tehran!
Hành động chiến tranh của Trump theo kiểu “cực nóng và cực lạnh” kiểu tung nắm đám thẳng vào mặt của đối phương và dừng lại phút chót nhằm đạt được kết quả thuận lợi  trong giao dịch chỉ giành được thành công ở phương Tây, nhưng không hiệu quả với dân châu Á (như Triều Tiên) và bây giờ là dân Ba Tư, có một ý chí, tâm lý vững vàng.
Tehran quá rõ lối cư xử “cao bồi Mỹ” nhưng họ có 3 “tùy chọn hạt nhân” nên chẳng sợ Mỹ…
1, Đe dọa đồng minh Mỹ tại Trung Đông.
Trước hết là Arabia Saudi (Ả rập Xê út). Nhà Saudi là kẻ mong muốn Mỹ tấn công Iran nhất vì Iran là người hậu thuẫn chủ yếu, cho lực lượng Houthis khiến cho Saudi đau đầu.
Sau khi xảy ra vụ máy bay không người lái Mỹ bị bắn hạ thì lực lượng Houthis đã phóng tên lửa đạn đạo vào ngay cạnh nhà máy khử mặn lớn nhất Ả rập Xê út là Al-Shuqaiq  - nơi cung cấp 75% nước ngọt cho người dân nhà Saudi. Saudi tố cáo Houthis đe dọa tấn công vào mục tiêu dân sự…
Quả thật, còn hơn cả bom nguyên tử, bởi phóng xạ gây chết dần chết mòn nhưng so với thiếu nước thì đó là chết ngay và luôn. Một đòn cảnh báo khiến Saudi hết hung hăng và Mỹ thì “nghiên cứu thêm” khi trung tâm petrodollar bị sụp đổ chưa biết theo hướng nào.
Tiếp theo là Israel.
Trong 40 năm, Iran đã tìm cách hỗ trợ, tài trợ, đào tạo và củng cố một đồng minh độc nhất vô nhị ở Lebanon, nổi lên do cuộc xâm lược năm 1982 của Israel do Mỹ hậu thuẫn là Hezbollah. 
Hezbollah hiện đã trở thành một trong những đội quân bất thường có tổ chức mạnh nhất ở Trung Đông. Hezbollah đã từng đối đầu với Israel và chiến thắng và là đối thủ đáng gờm và nguy hiểm nhất của Israel.
Tấn công Iran, Tehran sẽ kéo cả Trung Đông vào cuộc chiến và do đó Mỹ phải “nghiên cứu thêm” bởi chưa hình dung được bản đồ Trung Đông sẽ thay đổi như nào.
2, Đóng eo biểm Hormuz.
Hậu quả khi eo biển Hormuz bị đóng thì không cần nói nhiều. Tehran tự tin vào khả năng của mình đến mức là họ sẽ thực hiện điều này khi cần thứ nhất là bằng tuyên bố công khai và thứ hai là ngăn chặn hoàn toàn.
Thực tế là Hải quân Mỹ chưa đủ khả năng để ngăn chặn hành động của Iran nếu như Iran muốn thực hiện bởi lợi thế địa lý không ủng hộ Mỹ, mặt khác vũ khí phong tỏa của Iran cũng đã tiến bộ vượt bậc mà Mỹ không thể giải quyết được trong thời gian ngắn.
Do đó có thể khẳng định gần như chắc chắn rằng khả năng đóng eo biển Hormuz của Iran là trong tầm tay. Điều này khiến Mỹ phải “nghiên cứu thêm” bởi khi thê sgioiws mới 30% nguồn cung dầu lửa thì Mỹ chưa hình dung được nến kinh tế thế giới và cả Mỹ sẽ trong tình trạng nào.
3, Mối quan hệ Iran –  Triều Tiên
Câu hỏi quan trọng là liệu Teheran có kho vũ khí hạt nhân không? Chính thức, không, và Washington đang làm mọi thứ để nó không xuất hiện, nhưng…thực tế là Tehran đã làm việc cực kỳ chặt chẽ trong chương trình tên lửa với Bình Nhưỡng. 
Các chuyên gia chỉ ra rằng các chương trình tên lửa của Iran và Triều Tiên bổ sung cho nhau một cách đáng ngạc nhiên: Triều Tiên dựa vào ICBM và Iran - trên các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Có thể giả định rằng sự hợp tác này giữa hai quốc gia “trục ác” là không bị giới hạn và Tehran đã nhận được đầu đạn hạt nhân của riêng mình trong khuôn khổ hợp tác ở Triều Tiên. 
Phải chăng đây là một trong những giải thích sự tự tin của lãnh đạo Iran rắn như đinh trước Mỹ??? Sự bí mật huyền bí này cũng khiến Mỹ “nghiên cứu thêm” bởi khi đã dồn Iran đến chân tường thì biết được bí mật này của Tehran thì đã muộn.
Như vậy trong cuộc leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ ai sẽ “chớp mắt” trước?
Không có một đồng minh nào dám nhảy ra thế chân Mỹ. Israel thì huýt gió, Saudi và các quốc gia vùng Vịnh thì rụt cổ lại, ngay nước Anh thì cũng “chưa hình dung được kịch bản hợp tác với Mỹ chống Iran là như nào” (tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt)…
Trong khi đó, lần đầu tiên đã nghe Tổng thống Nga Putin trả lời về khả năng có một thỏa thuận ép Iran rời khỏi Syria, rằng “Nga không lấy đồng minh để trao đổi” và tại cuộc gặp của 3 người đồng cấp, cố vấn an ninh quốc gia Nga, Mỹ và Israel mới đây tại Jerusalem,  Nikolai Patrushev tuyên bố: “Iran vẫn là đồng minh của Nga”…
Vậy thì khó cho Mỹ rồi, chắc Mỹ phải “chớp mắt” trước thôi!

1 nhận xét:

  1. Bài viết này rất hay, phân tích sắc bén, cảm ơn chuyên gia quân sự tài ba này

    Trả lờiXóa