Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Mỹ lại ngồi nhìn, Iran không phải là Ukraine hay Bolivia!



Khi quân đội, cảnh sát đang trung thành với nhà nước thì lật đổ nó bằng “cách mạng màu” là uổng công, vô ích.
Tuần qua, dư luận và truyền thông thế giới có vẻ như đang chăm chú vào Bolivia và mới nhất là Hồng Kong –Trung Quốc nên đã không chú ý đến một cuộc biểu tình (Tehran xác định là bạo loạn lật đổ do Mỹ-Israel đứng sau) lớn nhất, nguy hiểm nhất đến nay tại Iran.
Ngày 15/11, Tehran tuyên bố tăng giá xăng dầu lên 50% và hạn ngạch sử dụng nhằm để hỗ trợ cho 18 triệu người khó khăn trước sự cấm vận của Mỹ, mặc dù đã chuẩn bị đối phó sự phản kháng của người dân bằng cách bố trí lực lượng cảnh sát tại những cây xăng dầu quan trọng, nhưng Tehran vẫn bị bất ngờ…
Sau ngày thứ 7 và chủ nhật yên ắng, lập tức cuộc biểu tình đồng loạt xảy ra với khoảng hơn 100.000 người tham gia từ Tehran đến các tỉnh miền Tây Iran. Tính chất, hành động của cuộc biểu tình là rất côn đồ và hung hãn được tổ chức chặt chẽ, được sử dụng bằng vũ khí quân dụng…
Ngày đầu tiên, 3 cảnh sát đã bị giết chết, tiếp tục các cơ quan chính phủ và hàng trăm ngân hàng kể cả Ngân hàng trung ương bị đốt cháy…khiến cho lực lượng cảnh sát chống bạo động Iran bó tay ngoài tầm kiểm soát.
Cùng với đó, tàu sân bay Mỹ đã tiến hành đi vào eo biển Hormuz, triển khai B-52 tại UAE, áp sát Iran, đồng thời, không quân Israel đã mở đợt tấn công mãnh liệt vào Damascus và lân cận nhằm vào cơ sở quân sự của Iran.
Có thể nói, kịch bản cũ nhưng vô cùng nguy hiểm dành cho Iran đã được thực hiện: Bên trong nổi dậy bạo loạn, bên ngoài lực lượng quân sự áp sát với ý đồ lật đổ chính quyền Tehran bằng Cách mạng màu mà không cần, không thể bằng biện pháp quân sự trực tiếp.
Quy mô cuộc biểu tình là rất lớn, tính chất là rất nguy hiểm đến mức mà nếu không có biện pháp xử lý thì hỗn loạn sẽ xảy ra ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ Tehran. Sự sụp đổ này không khác gì sự sụp đổ của Liên Xô dù có vũ khí hạt nhân, trang bị vũ khí đầy mình…
Nhưng, Iran không phải là Ukraine, càng không phải là Bolivia. Iran đã xử lý tuyệt vời được coi như là một bài học kinh điển cho các quốc gia nào có nguy cơ như đã từng tại Iran với “4 nốt nhạc”.
1, Quân đội ra tay
Khi chính quyền Tehran xác định tính chất, mức độ cuộc biểu tình, khi nó đã nằm ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát thì Tehran đã quyết liệt, nhanh chóng sử dụng lực lượng Vệ binh Cách mạng – lực lượng trung thành tuyệt đối với chính quyền.
Đây là sự khác biệt với Ukraine và đặc biệt là khác xa với Bolivia của Iran. Khi quân đội, Cảnh sát không thuộc chính quyền nhà nước, khi có sự cố xảy ra đã bị mua, nói một cách chính xác là khi 2 lực lượng này “phi chính trị hóa” thì chính quyền như “cá trên thớt”. Ukraine, Bolivia…chỉ trong “một nốt nhạc” là chính quyền bay ngay như diều đứt dây.
Lãnh đạo tinh thần Iran đã khẳng định tăng giá xăng là đúng, rằng người dân có thể phản kháng (biểu tình) nhưng không phải là đập phá, giết người, đốt phá ngân hàng…đó là hành động côn đồ, bạo loạn là bọn đặc vụ nước ngoài phản bội đất nước…Đây được coi như một mệnh lệnh tối cao cho quân đội thẳng tay dẹp loạn…
2, Tắt mạng internet
Sau khi xác định cuộc biểu tình “có dấu hiệu can thiệp của nước ngoài”, tại Tehran, họ đã nhấn nút chuyển đổi để tắt hoàn toàn mạng.
Sau khi tắt mạng bắt đầu vào ngày 17/11 đến ngày 19/11, thì chỉ có 4% lưu lượng truy cập (rất có thể là chỉ của các dịch vụ nhà nước) từ các khối lượng trước đó đến từ Iran.
Có thể nói, đây là quốc gia đầu tiên đã xử lý biểu tình bằng ngắt mạng toàn quốc. Thực ra một số quốc gia đã tiến hành chặn thông tin, chặn mạng để ngăn thông tin ra ngoài, ngăn lực lượng biểu tình trong một khu vực thông tin liên lạc, nhưng ngắt mạng toàn quốc như Iran là hành động ngăn chặn thông tin triệt để, hiệu quả nhất.
Do vậy, Iran làm tê liệt hoàn toàn thông tin và cấu trúc mạng của các cuộc biểu tình. Đám biểu tình ở thành phố khu vực này không biết đám kia bị ra sao, như thế nào, đặc biệt lại không có sự chỉ đạo từ bên ngoài cho nên như rắn mất đầu.
Ngay Ngoại trưởng Mỹ cũng hô hào rằng mọi người trong Iran hãy gửi video ra ngoài để Mỹ hỗ trợ, trừng phạt…thì chứng tỏ Iran đã phong tỏa thông tin rất triệt để và đó cũng là lý do tại sao có rất ít tin tức từ cuộc biểu tình này tại Iran mà quy mô, tính chất Hồng Kong chưa là gì…
3, Lực lượng đặc biệt áp sát
Tehran xác định, lực lượng biểu tình chủ yếu là loại côn đồ được chỉ đạo của lực lượng đặc vụ Mỹ-Israel. Những vị đặc vụ này đeo mặt nạ chỉ đạo côn đồ sử dụng vũ khí quân dụng…Do đó an ninh Iran đã lập tức cử nhân viên trà trộn, đeo bám và…khi được lệnh lập tức quật sấp mặt.
Kết quả, theo tin từ truyền thông Nga, Trung Quốc và Iran thì hơn 180 đặc vụ của Mỹ-Israel bị an ninh Iran bắt giữ, lột mặt nạ. Iran đã tuyên bố là hoặc khai ra kẻ đứng đằng sau thì sống, bằng không là hành hình, nên một số đã khai dần. Iran tuyên bố là sẽ có biện pháp trả đũa những kẻ đứng đằng sau cố tình bạo loạn lật đổ chính quyền.
4, Biểu tình chống biểu tình
Phải công nhận rằng chính sách tăng giá xăng dầu là nhân đạo và đúng đắn của Tehran để tạo ra sự công bằng xã hội trong tình thế bị Mỹ cấm vận.
Mặt khác, giá xăng dầu ở Iran đang là rẻ nhất thế giới, hơn nữa nguyên nhân chính của cuộc biểu tình không phải là giá xăng tăng, đó chỉ là cái cớ, cho nên chính quyền Tehran cũng được nhân dân Iran đồng tình ủng hộ.
Vì thế, cùng lúc đó, các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ rầm rộ của người dân Iran khắp cả nước, họ hô vang khẩu hiệu căm thù Mỹ, ủng hộ chính phủ, bảo vệ Tổ quốc trước xâm lăng…
Đến hôm qua, ngày 24/11 sau một tuần gây bạo loạn Tehran đã ổn định được tình hình, mạng internet được kết nối, 180 đặc vụ cầm đầu cuộc biểu tình bị bắt và đưa ra đoạn đầu đài bất cứ khi nào, trong khi đó Mỹ trừng phạt Bộ trưởng TT-TT Iran vì dám ngắt kết nối Internet.
Điều rút ra: Muốn bạo loạn lật đổ một chính quyền quốc gia nào đó thì phải tìm cách phi chính trị hóa quân đội, cảnh sát hoặc mua nó. Và nếu biểu tình, bạo loạn xảy ra thì xử lý nó bằng “4 nốt nhạc” như Iran đã từng là bài kinh điển.

4 nhận xét:

  1. Venezuela, V, V... nên coi đây là bài học xương máu.

    Trả lờiXóa
  2. Cắt internet là yếu tố cần thiết như đóng cửa bắt giặt chứ để mấy ông bên ngoài nói ra nói vào là hỏng bét.

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy là Mỹ lại thua cả Iran nữa rồi

    Trả lờiXóa