Có ba điều mà người Mỹ sợ hơn
cả cái chết: lời buộc tội không khoan dung, tiên tri của Nostrodamus và nụ cười
của Sergei Lavrov ...
Ngày 15 tháng 4, chính quyền Mỹ
đã đưa ra một quyết định đã được nghiên cứu từ lâu ở Washington về “hoạt động độc
hại” của Nga, đại diện cho “một mối đe dọa bất thường đối với an ninh quốc gia,
chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ”. Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tình
trạng khẩn cấp trong nước do các hành động của Moscow và áp đặt một số biện
pháp trừng phạt mới chống lại nước này.
Theo đó, đối với “can thiệp vào
các cuộc bầu cử” và “các hoạt động thông tin sai lệch”, 32 cá nhân và pháp nhân
thuộc các quản chế; vì “hỗ trợ các dịch vụ đặc biệt của Nga”, 6 công ty công
nghệ và 10 nhà ngoại giao sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Nga Maria Zakharova hứa sẽ có một “sự phản kháng quyết định”
từ Nga. “Các biện pháp trừng phạt của Mỹ “không đáp ứng lợi ích của hai cường
quốc hạt nhân hàng đầu, vốn chịu trách nhiệm về số phận của thế giới”. “Câu
trả lời của chúng tôi là không thể tránh khỏi. Nó sẽ được giải quyết. Tôi
nghĩ bạn sẽ tìm hiểu về điều này trong tương lai gần. Các chuyên gia của
chúng tôi hiện đang trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị của nó…”.
Và, bây giờ, Bộ ngoại giao Nga đã
tuyên bố đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ…
Trong các biện pháp trả đũa, có 4
điểm chính nổi bật sau đây:
Thứ nhất: Điện Kremlin, qua phụ
tá đặc biệt của Tổng thống Nga Putin ông Yuri Ushakov đã “đề nghị” Đại sứ Mỹ
John Sullivan hãy trở về Washington để “tiến hành các cuộc tham vấn chi tiết và
nghiêm túc tại đó…”.
Thứ hai: Trục xuất tương ứng 10
quan chức ĐSQ Mỹ tại Matxcova và đưa 8 quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ vào
trong danh sách đen của mình, luôn tiện, Nga trục xuất 5 nhà ngoại giao Ba Lan
vì Ba Lan đã “nhảy theo điệu Mỹ” trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga.
Tùy theo tình hình, Nga có thể chỉ
chấp nhận số nhân viên ngoại giao của Mỹ từ 455 xuống còn 300 – là con số mà
nhân viên ngoại giao Nga có tại Mỹ. Nghĩa là Nga có thể mời 150 nhân viên ngoại
giao người Mỹ về nước.
Thứ ba: Chấm dứt việc ĐSQ Mỹ thuê
người Nga và người nước thứ ba làm việc trong ĐSQ, các cơ quan ngoại giao Mỹ, tại
Nga.
Thứ bốn: Chấm dứt các hành vi, hoạt
động “đi công tác ngắn hạn không có kiểm soát của các nhân viên làm việc trong
các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại Nga”.
Như vậy, Matxcơva chấp nhận thách
thức của Washington, chứng tỏ với Hoa Kỳ rằng, họ sẵn sàng giao tiếp ở cấp độ
cao nhất, để tìm cách thoát khỏi sự bế tắc do người Mỹ tạo ra trong quan hệ
song phương nhưng chỉ trên cơ sở bình đẳng.
Chưa lúc nào trong quan hệ quốc tế
sau chiến tranh lạnh, người Mỹ, vốn quen trịch thượng, lại dính cú “Boomerang”
mạnh, đau điếng như vậy. Tại sao? Chúng ta lần lượt phân tích, diễn giải 4 nội
dung chính của cú “boomerang kiểu Mỹ” sau đây.
Nội dung thứ nhất: Khi Tổng thống
Mỹ Joe Biden đã gọi Tổng thống Nga là “sát thủ không có linh hồn” thì Nga ngay
lập tức triệu hồi đại sứ của mình tại Mỹ về nước để “tham vấn”, thực chất là
“Nga rút đại sứ về nước”.
Trong khi đó, đại sứ Mỹ, ông John
Sullivan, tuyên bố là ông sẽ không rời khỏi Matxcova. Nay, Điện Kremlin
“khuyên” Sullivan nên về Mỹ để “tham vấn” Washington cho “có đi có lại” vì đại
sứ Nga, Antoli Antonov đã rời Mỹ từ ngày 21/3 và cho đến nay vẫn chưa có đấu hiệu
quay trở lại.
Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh:
“Tình hình khá nhiều tầng lớp và cần xem xét cụ thể”. Hiểu theo ngôn ngữ ngoại
giao, dịch ra tiếng Anh, là: “Nếu đại sứ Mỹ không muốn tự nguyện rời đi để giữ
vẽ trang nghiêm thì lượt tiếp theo của trò chơi này, ông sẽ bị trục xuất!”.
Nội dung thứ hai: Đây là sự trả
đũa theo công thức “mắt đền mắt” là quá rõ ràng…Nga muốn báo hiệu trước cho người
Mỹ đừng bất ngờ nếu 155 nhân viên ngoại giao Mỹ “thừa biên chế” tại Nga.
Nội dung thứ ba: Trục xuất các
nhà ngoại giao thực ra chỉ mang tính chính trị, bởi người rời đi sẽ có người
thay thế, cho nên, không hiệu quả lắm, nhưng, Nga ra đòn với nội dung này có thể
nói là rất nhạy cảm, rất đau điếng cho Mỹ và đòn này Mỹ đã từng dính với Liên
Xô năm 1986 khiến cho Mỹ phải “xin lỗi”…
Hãy xem…bắt đầu từ đây, tại các
cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ không có ai in, dịch các tài liệu tiếng Nga,
không có ai lái xe, làm vệ sinh từ bồn cầu cho đến hót rác…những dịch vụ này (đừng
đùa, rất quan trọng) vốn do người Nga hoặc người nước thứ ba mà Mỹ thuê làm việc.
Tình hình này buộc nhân viên ngoại giao người Mỹ và có thể các mệnh phu nhân Mỹ
phải nhúng tay vào làm nếu không muốn tòa đại sứ, đại diện…bị hôi thối theo
nghĩa đen.
Bây giờ nếu Mỹ đưa nhân viên đánh
máy, lái xe, hót rác…từ nước Mỹ sang thì đều nằm trong danh sách “nhân viên ngoại
giao Mỹ”, có nghĩa là số lượng nhân viên ngoại giao Mỹ tăng lên ngoài số lượng
quy định là Nga trục xuất, thế thôi…
Tình trạng tại các cơ quan ngoại
giao Mỹ ở Liên Xô là như vậy và xảy ra trước mắt Lavrov khi đó là trợ lý cho Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Alexander
Belonogov, khiến cho Tòa đại sứ Mỹ chịu hết nổi, rối loạn…, cho nên, đòn đánh
này mang đậm “dấu vân tay” của đồng chí Lavrov.
Nội dung thứ bốn: Đã có một thỏa thuận giữa các quốc gia, theo đó một số
loại nhà ngoại giao, trừ nhân viên cấp cao, phải thông báo cho nhà chức trách
nước sở tại khi một số thành phần này sẽ đi trong bán kính 25 dặm (40 km) quanh
thủ đô hoặc thành phố nơi đặt tổng lãnh sự quán.
Quen với châu Âu…người Mỹ hoàn toàn phớt lờ thỏa thuận này và không bao
giờ gửi bất kỳ thông báo nào cho nước sở tại. Việc các tùy viên quân sự Mỹ mà
theo Lavrov, “đã đi khắp miêng Trung nước Nga mà không có bất kỳ một thông báo
nào”…đã khiến Nga hết kiên nhẫn…
Bây giờ Nga chấm dứt hành động nghênh ngang này của ông trời con Bá chủ
thế giới!
Bắt đầu từ bây giờ, bất kỳ ai, 10 dặm (16 km) là con số cho các “công tử
bá chủ thế giới” vi hành và phải thông báo. Nếu không thì bị “hốt” nếu bị gắn
cho “đi vào khu vực quân sự” hoặc nhẹ thì bị tục xuất.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga cũng thông báo rằng “ Nga sẽ ngừng các hoạt động
của các quỹ Mỹ can thiệp chính trị vào đất nước”.
Như vậy, đã đến lúc Mỹ phải “trả giá” cho chính sách của mình đối với
Nga, nơi mà người Mỹ - không giống như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới
- không được coi là “không thể đụng tới”. Những gì người Mỹ đã tung đòn để hãm
hại Nga thì Mỹ bị ăn cú quật ngược trở lại, thậm chí bị đau hơn.
Mỹ sẽ không còn có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Nga một cách dễ
dàng như cũ, do thám trắng trợn, gây mất ổn định tình hình trong nước, sử dụng
các cơ quan đại diện ngoại giao và các tổ chức phi chính phủ của họ làm “đại bản
doanh” trong một cuộc chiến tranh lai với Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét