Đồng minh vĩnh viễn, duy nhất,
tin cậy nhất của Nga là “Quân đội và Hải quân Liên bang Nga” mà hiện tại là đại
diện bởi “General Shoigu” – Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga. Tuy thế,
Liên Xô nói chung và Nga bây giờ vẫn có một “đồng minh tình thế” rất quan trọng:
“General Frost”.
Nói là “đồng minh tình thế” vì
không ổn định và không phải lúc nào cũng là “đồng minh” mà có lúc là kẻ thù. Vậy,
“General Frost” là ai, là gì?
General Frost - đồng minh quan trọng
của Nga này có nhiều tên gọi: General Frost, General Winter, hoặc General Snow.
Đây chính là Mùa Đông khắc nghiệt của Nga là vũ khí lợi hại mà Nga sử dụng
để chống lại kẻ thù của mình, những kẻ được nuông chiều, ưu ái, bởi mùa đông ôn
hòa của châu Âu.
Lần đầu tiên, năm 1812, “General
Frost” là người Anh dùng để châm biếm người Pháp trong cuộc bại trận của
Napoleon. Người Pháp đổ tội cho mùa Đông Nga đã khiến cho 600.000 quân khi trở
về (tháo chạy) từ Nga chỉ còn lại vài chục ngàn, để bảo vệ thể diện. Tất nhiên,
mùa Đông Nga năm đó cũng góp phần quan trọng cho hậu quả tồi tệ này của
Napoleon.
Thời hiện đại, mùa Đông khắc nghiệt
năm 1941 nhiệt độ -500C góp phần làm cho chiến dịch Matxcova của Hitler
đại bại, rồi mùa Đông tại chiến dịch Stalingrad khiến cho Tập đoàn quân số 6 của
quân Đức, ngoài ra, không có áo ấm chống rét, yếu tố quan trọng, đã đầu hàng…
Nhìn chung, “Tướng mùa Đông” không phải lúc
nào cũng đồng minh với người Nga, nhưng đại thể, cơ bản luôn hỗ trợ người Nga
trong những chiến thắng mang tính quyết định đi vào lịch sử…mà kẻ thù của người
Nga luôn phải “suy nghĩ 2 lần” khi nhắc đến nó: Mùa Đông!
Và, bây giờ, một lần nữa, tuy mùa
Đông chưa đến, nhưng một cuộc khủng hoảng năng lượng nguy cơ làm cho Âu đóng
băng xảy ra…
Trong khi Nga “xoa tay cười”,
trong khi người Nga đang bật thử khí ga cho hệ thống sưởi ấm mùa Đông sắp đến gần,
trong khi người Nga đang nhấm nháp ly vodka với bánh mì đen nhìn ngắm tên lửa
siêu thanh từ tàu ngầm, tàu nổi, vút lên bầu trời…thì người châu Âu đang hoảng
loạn…
Tại châu Âu, chính thức công cuộc
sử dụng năng lượng xanh, chủ yếu là điện gió, điện mặt trời để thay thế năng lượng
truyền thống là một kế hoạch quá vội vàng, duy ý chí, vì “không làm chủ được thần
Gió, thần Mặt trời” nên không có gió, không có nắng, đã dẫn đến thất bại hoàn
toàn.
Châu Âu từ bỏ điện hạt nhân, thực
hiện chính sách khử cacbon, đóng cửa nhà máy nhiệt điện, nhà máy dầu đá phiến…để
sử dụng năng lượng gió, nắng và nhiên liệu xanh là khí đốt. Khi điện gió, điện
mặt trời bị sụt giảm thì họ chỉ chờ vào “nhiên liệu xanh” (khí đốt) để tạo ra
điện năng là logic.
Nhưng “thị trường tự do khí đốt
mua ngay bán lẻ” mà EU chủ trương thay vì hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn tầm
quốc gia với Gazprom Nga, đã không chịu đựng nổi với giá cả khi đã tăng lên kỷ
lục 1500 USD/1000 m3 đã phá sản, buộc châu Âu quay trở lại nguồn
năng lượng rẻ hơn là THAN ĐÁ.
Thật lý thú, EU không mua khí đốt
giá rẻ của Nga từ tuyến ống SP-2 và chỉ mua nó khi khí đốt qua đường ống của
Ukraine và Ba Lan, nhưng Nga thì, hoặc mua tại SP-2 hoặc không, chứ không bao
giờ bơm khí qua Ukraine và Ba Lan. Quả thật là một sự đối đầu “ai chớp mắt trước”
rất ly kỳ…
Về sự đối đầu căng thẳng này, ai
thắng? Đầu tiên hãy nói về Nga.
Người ta nói “nhân tính không bằng
trời tính”, người châu Âu mà cụ thể là EU rất khôn khi đưa ra yêu cầu để ép giá
khí đốt Nga. Theo đó họ yêu cầu Gazprom tính giá khí đốt trong các hợp đồng dài
hạn phải cân đối với giá giao ngay. Nghĩa là khi giá giao ngay thấp thì các vị
phải cũng phải giảm giá trong hợp đồng dài hạn và ngược lại.
Các nhà chính sách EU tại Brussel
nhận thấy trong năm 2019 và 2020 giá giao ngay quá rẻ có thời điểm như năm 2019
chỉ có 50 USD/1000 m3. (Đây là lý do vì sao EU tập thể rút khỏi hợp
đồng dài hạn với Nga năm 2020). Vì yêu sách đó của EU nên Gazprom đã lên giá
trung bình cho HĐ dài hạn năm 2021 là 170 USD/1000 m3.
Nhưng than ôi, kể từ tháng
8/2021, giá giao ngay lên vùn vụt đỉnh là 1500 USD và chưa dừng lại, khiến cho
giá trong các HĐ dài hạn tăng lên theo, thay vì 170 USD thì trong tháng 8 là
270 USD/1000 m3 (Nga “tuân thủ yêu cầu” của EU thôi). Giá của HĐ dài
hạn đã tăng đến 60% và năm 2021 sẽ còn tăng mạnh nữa…
Như vậy, nếu như SP-2 hoạt động hết
công suất thì giá khí giao ngay sẽ giảm (quy luật tất yếu) sẽ kéo theo giá HĐ
dài hạn sẽ giảm, nhưng nếu như SP-2 không hoạt động thì giá HĐ dài hạn sẽ tăng,
tăng mạnh. Khi đó, Gazprom và các công ty đầu tư vào nó như Shell, Wintershal
Dea, Uniper và Engie lời khủng, đủ bù số tiền bỏ vào đầu tư.
Kết luận: (1) Gazprom không cần vội
vàng “chạy giấy phép” hoạt động cho SP-2 vì EU cần SP-2 hơn Nga và (2) là, do
đó, EU cần khí đốt bổ sung vào các hầm chứa cho mùa Đông khỏi đóng băng thì hãy
xin Nga bơm qua SP-2, chứ Nga không bao giờ bơm qua Ukraine và Ba Lan.
Tiếp theo nói về EU. Như đã nói,
quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng xanh đã thảm
bại. Để có điện năng, người châu Âu chỉ có 3 cách (1) phải khởi động nhà máy
nhiệt điện sử dụng than đá, (2) điện năng từ nhiên liệu xanh và (3) là từ nhà
máy điện hạt nhân.
Chỉ còn mấy tháng nữa là mùa Đông
nên Điện hạt nhân thì không xây dựng kịp. Bây giờ chỉ còn trông chờ vào nhiên
liệu xanh: Khí đốt dùng chạy máy phát điện và nhân sinh (dùng sưởi ấm mùa Đông)...Người
châu Âu chỉ có 4 nguồn: Equinor, Sonatrach, SOCAR và Gazprom
Các mỏ Equinor, Sonatrach
của Na Uy thì không thể tăng thêm, Socar của Azerbaijan thì công suất quá nhỏ.
Mỏ lớn nhất của Hà Lan thì tuyên bố sẽ đóng cửa vì sợ hút lên thì sẽ động đất…Về
LNG thì Mỹ, Algeria, Qatar…đã bị châu Á và Brazin hút hết vì giá quá chênh lệch,
cho nên, EU chỉ còn lại “con quỷ Gazprom” - có thừa khí đốt để cung cấp và giá
rẻ.
Nhưng EU lại không muốn nhận, mua
khí đốt Nga với giá rẻ và nhiều từ SP-2 vì sợ phụ thuộc Nga. Do đó, khi giá khí
quá cao, EU quyết định sử dụng than đá thay cho khí đốt. Đó là lời chào tạm biệt
cho năng lượng xanh vì “mẹ thiên nhiên” của tầng lớp thông thái, văn minh châu
Âu.
Sự thông thái này quả thật không
ai hiểu nổi và dạy bảo được, có chăng chỉ có “General Frost” ra tay thì mới “giảng
bài” được cho họ. Và thật may mắn, General Frost đang đến gần!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét