Nếu như chão nước đang sôi, bạn ném con ếch vào thì ngay tức khắc, ếch sẽ phản ứng nhảy vọt ra ngoài và không cẩn thận chính bạn sẽ bị bỏng. Nhưng nếu như bạn bỏ con ếch vào chão nước nguội rồi đốt lửa để nước nóng lên từ từ thì con ếch sẽ không nhảy ra ngoài mà vẫn ở trong chão bởi cảm giác không bị đe dọa cho đến khi quá muộn…
Phương Tây tập thể do Mỹ đứng đầu (ta gọi tắt là PT) họ coi Nga là con ếch và thực hiện chiến lược “luộc ếch” để tiêu diệt nước Nga – một quốc gia có VKHN mạnh nhất thế giới.
Với nước Nga, ngay sau khi chắc chắn tái đắc cử Tổng thống-Tổng tư lệnh Tối cao RF, Vladimir Putin tuyên bố về việc AFU tấn công Belgorod mà chúng ta chỉ cần nhớ một câu nêu bật lên tư tưởng chỉ đạo chiến lược hay phương châm chiến lược trong cuộc đối đầu với AFU-NATO: “dần dần, cẩn thận, nhưng mỗi ngày”. Bạn có thể coi là chiến thuật “đánh lấn” ở tầm chiến thuật quân sự, nhưng ở góc nhìn địa chính trị thì đó là tầm chiến lược, là đường lối chiến tranh, gợi nhớ đến đường lối chiến tranh của Đảng CSVN: Đánh dần từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh sập toàn bộ”.
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích nguồn gốc, bản chất tư tưởng chiến lược của đôi bên. Trước hết là của PTTT đứng đầu là Mỹ (PT).
Có thể nói, tư tưởng chiến lược “luộc ếch” của PT với Nga là cực kỳ thông minh và khôn ngoan…Chiến lược này vốn đã làm cho Liên Xô có binh hùng tường mạnh, vũ khí hiện đại đã tự sụp đổ, xé lẻ ra từng miếng mà PT không tốn một viên đạn. Tuy nhiên, tư tưởng chiến lược này khi áp dụng cho nước Nga của PT thì được phát triển lên một tầm cao mới vì PT đã thách thức Nga thời Putin với những mục tiêu công khai. Như xé lẻ nước Nga ra 49 quốc gia, đánh sập chế độ Putin và vô hiệu hóa VKHN của LB Nga…
Về kinh tế, có hơn 13.000 lệnh trừng phạt, và ngay châu Âu-EU đã có 13 gói trừng phạt kinh tế Nga. Nhưng lưu ý là tuy 13 gói trừng phạt tung ra nhưng không một lần mà từ từ, từ khắc nghiệt đến…địa ngục để khiến cho Nga tê liệt dần dần, mất dần phản ứng rồi sụp đổ.
Đặc biệt, về mặt quân sự, biểu hiện rõ nhất là cuộc đối đầu Nga với PT trên chiến trường Ukraine mà chúng ta sẽ đi sâu về vấn đề này…
Tại đây, PT thực hiện cuộc chiến tiêu hao để “làm suy yếu Nga, không để Nga thắng”. Vì vậy, chúng ta thấy, PT tung vũ khí hiện đại của họ vào chiến trường theo kiểu leo thang. Nghĩa là tên lửa PK, HIMARS, JDAM, bom chùm, xe tăng Leopard-A6, xe tăng Chanlenger -2 của Anh, Abram M1…không cùng một lần. Đây là những loại vũ khí mà PT tin rằng sẽ thay đổi thế trận trên chiến trường. Và cho đến hiện nay, đặc biệt sau khi Avdeevka sụp đổ thì PT đang sử dụng lính NATO trực tiếp tại mặt trận Ukraine trong khi đằng sau là một cuộc tập trận trá hình lớn nhất của Mỹ-NATO kể từ thế chiến 2 kết thúc đến nay.
Như vậy, rõ ràng ràng là mục tiêu bất di bất dịch của PT với Nga là hủy diệt, làm sụp đổ nước Nga của Putin nhưng để đạt được mục tiêu này có 2 cách thực hiện:
Một, nếu tại Ukraine, Mỹ-NATO ùn ùn tung hết lực lượng Vũ khí trang bị để đánh bại Nga thì điều đó có nghĩa là “PT (thế giới này) không có Nga thì bắt buộc Nga cũng không cần PT (thế giới) này” như Putin đã tuyên bố. Nói tóm lại là khi đó Nga sẽ nhấn nút hạt nhân theo học thuyết được phê chuẩn năm 2020.
Hai, đánh tiêu hao nước Nga, buộc Nga phải leo thang cùng với PT mà PT nội lực, nguồn lực lớn gấp 60 lần nước Nga. Cùng với đòn kinh tế, nước Nga sẽ suy sụp, chính trị bất ổn, lực lượng chống đối nổi lên lật đổ Putin, một người đứng đầu nước Nga được PT chọn như Navalny làm Tổng thống…và nước Nga kết thúc một cách êm dịu mà các người giữ valy hạt nhân không có điều kiện để nhấn nút nữa.
Đương nhiên, PT chọn phương án 2, điều này có nghĩa là PT thực hiện chiến lược “luộc ếch” khi họ coi Nga là con ếch.
Thưa các quý ông!
Không ai nghĩ rằng, “đòn trừng phạt kinh tế từ địa ngục” của PT giáng vào Nga lại biến Nga trở thành một quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất châu Âu trong khi chính họ lại bị dính “Boomerang” khiến thảm họa. Nhưng đau hơn, nhục nhã hơn là thất bại quân sự tại Ukraine mà PT-Ukraine một bên.
Sự tự tin đến hoang tưởng của Mỹ-NATO khiến Mỹ-NATO sấp mặt không gượng dậy nổi tại Ukraine. Mỹ-NATO cho rằng, Nga chỉ hù dọa họ bằng VKHN, nếu chiến đầu với nhau bằng cuộc chiến phi hạt nhân thì vũ khí Nga sẽ bị vũ khi NATO đè bẹp. Quân Nga chỉ cần thấy Leopard-2 A6, Abrams M-1 nghĩa là thấy xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh của Đức, Mỹ là tháo chạy…NATO thực tế đã tham gia chiến đấu trực tiếp với Nga tại Ukraine từ đầu CDQSĐB đưa vào đó toàn bộ hệ thống chỉ huy, trinh sát chỉ định mục tiêu của Vệ tinh, UAV, của Máy bay cảnh báo sớm…nhóm cố vấn quân sự cho LLVT Ukraine, nhóm lính điều khiển các loại vũ khí mà họ coi là sẽ thay đổi chiến trường như HIMARS, JDAM, tên lửa Storm Shadow…như Thủ tướng Đức đã bật mí khi không muốn cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine vì không muốn lính Đức đi theo thao tác hệ thống này như của Anh, Pháp, Mỹ…
Có thể nói, tại chiến trường Ukraine, Mỹ-NATO đã đem thi thố toàn bộ vũ khí hiện đại, ngoại trừ máy bay F-16 và VKHN là bước leo thang cuối vì chúng không thể triển khai được trên lãnh thổ Ukraine.
Nói nghiêm túc, nếu Nga không có bản lĩnh, không có truyền thống “thích nghi nhanh với chiến trường” như các chuyên gia quân sự PT đánh giá, không có một THQS – nền CNQP được xây dựng củng cố thời Putin, không có một lực lượng kỹ sư chuyên gia quân sự tài giỏi…thì Mỹ-NATO sẽ thành công tại Ukraine. Thật không may, MỸ-NATO đã vấp phải một bức tường thành mang tên LB Nga hùng vĩ mà không thể vượt qua.
Thực tế là cả 2 bên, Nga và Mỹ-NATO không muốn đụng độ trực tiếp để Nga sử dụng VKHN. Do đó, Nga mở CDQSĐB tại Ukraine là chấp nhận chiến đấu với Mỹ-NATO tại chiến trường này và chấp nhận lối chơi của Mỹ-NATO. Nếu như Mỹ-NATO sử dụng lính ủy nhiệm Ukraine thực hiện chiến lược đánh tiêu hao, làm suy yếu Nga, gây cho Nga một thất bại chiến lược mà chưa đến mức khiến Nga phải sử dụng VKHN thì Nga cũng thực hiện chiến lược đánh tiêu hao để phi quân sự hóa Ukraine và cả NATO theo phương châm: “dần dần, cẩn thận, nhưng mỗi ngày”.
Trong cuộc chiến tiêu hao, yếu tố quyết định sự thành bại của nó là nguồn lực. Bên nào có nguồn lực, tài nguyên, bên đó thắng. Tại Ukraine, Nga thắng và Mỹ-NATO bại. Thật vậy không?...
Đầu tiên, thực tế chiến trường cho thấy vũ khí phi hạt nhân mà Mỹ-NATO tự hào là vượt trội quân Nga…chỉ là hoang tưởng. Công nhận, Mỹ-NATO lúc đầu triển khai loại vũ khí gì như HIMARS, JDAM…đều gây khó khăn ban đầu thôi, nhưng vì Nga “thích nghi chiến trường rất nhanh” cho nên hầu hết các loại vũ khí mà Mỹ-NATO coi là sẽ “thay đổi chiến trường” đều bị Nga dễ dàng bắt bài. Vũ khí Mỹ-NATO hiện đại, đắt tiền, khó sử dụng, khó bảo quản và không sát thực tế…đã trở thành “con mồi cho quân Nga đi săn có thưởng”.
Thứ hai, Nga có một nền KHKTQS đứng đầu thế giới với THQS không giống Mỹ-PT. THQS của PT là của tư nhân, của Nga thì vẫn duy trì cơ cấu tổ chức thời Liên Xô để lại nên chuyển sang hoạt động chiến tranh rất nhanh. Làm ca 3 liên tục nên sản xuất đạn, xe tăng, thiết giáp…của Nga bằng Mỹ-NATO cộng lại là không sai. THQS do tư nhân quản lý muốn mở rộng sản xuất thì lợi nhuận được tính đầu tiên, đối tác như Ukraine tồn tại được bao lâu, nếu đầu tư dây chuyền tốn kém nhưng không ai mua sản phẩm vì đối tác bại trận thì họ sẽ phá sản. Đó là lý do mà EU hô hào cung cấp cho Ukraine 1 triệu đạn pháo 152mm nhưng mới chỉ 300.000 viên đã hết kho là như vậy.
Trong khi đó, Nga “chỉ trong 3 đến 4 tháng thay vì 4-5 năm như trong chiến tranh Vệ quốc là Nga đã cung cấp các loại vũ khí mới đáp ứng thực tế chiến trường mà người lính đề xuất. (Tôi lấy ví dụ đơn giản tại chiến trường CPC, chúng tôi không thích sử dụng lựu đạn cầu của VN sx, mặc dù nổ sau 5 giây nhưng khi bật chốt là phát ra tiếng nổ của kíp nổ nên không bất ngờ như lựu đạn US (dù nổ sau 7 giây) của Mỹ. Nhưng thay đổi cái không phù hợp này thì…)
Thứ ba, phải công nhận, các kỹ sư quân sự chế tạo vũ khí Nga là nếu xếp đứng thứ hai thế giới thì không ai xếp đứng đầu. Sáng tạo kết hợp với thực tế sát thực từ chiến trường đã khiến cho vũ khí Nga hiện đại, lợi hại, dễ sử dụng, rẻ tiền, sát thực chiến trường. Từ đó, những loại vũ khí mà Nga sử dụng tại chiến trường luốn khiến cho Mỹ-NATO không thể đối phó như tên lửa Kinzhal hay mới đây là ‘Bom lượn” là thứ vũ khí được xác nhận là “thay đổi cuộc chơi”.
Và cuối cùng là Nga có một Bộ tham mưu chiến tranh dày dạn kinh nghiệm, trí tuệ và bản lĩnh. Biết mình biết ta, không hoang tưởng, thực hiện nghiêm chỉnh, sáng tạo tư tưởng chiến lược của Tư lệnh Tối cao: “dần dần, cẩn thận, nhưng mỗi ngày” đã dồn đối phương đến chỗ đầu hàng mà không bị cắn ngược. Đến đây, có vẻ như Nga đã coi châu Âu-EU là con ếch. Bạn có biết không, bây giờ người Nga đang tàn sát không nương tay các mục tiêu tại Odessa, Kharcov nới quân NATO đang trú ngụ, đặc biệt là quân Pháp, quân Anh. Pháp quá đau nêu kêu rên đòi đưa quân đến Odessa-Ukraine, tự luyến rằng Pháp cũng có VKHN…nhưng muộn quá rồi, Ukraine sẽ sụp đổ nhanh chóng mà NATO có ở đó bao nhiêu cũng không thay đổi được.
Thưa quý vị và các bạn!
GNCL đã từng nói, sau khi bầu cử Tổng tư lệnh Tối cao – Tổng thống Nga xong, thì lực lượng NATO-AFU tại Ukraine sẽ biết Nga ra đòn như thế nào. Chúa (Giáo Hoàng) đã đến tận nơi để khuyên đầu hàng thì nên nghe lời Chúa. Nên hiểu: Chúa đến tận nơi khác với việc quân Nga đưa về gặp Chúa.
Tổng thống Nga Putin đã tái đắc cử với số phiếu kỷ lục hơn 87,97%. Nói không ngoa thì cả nước Nga đã đứng sau Tổng thống của họ. Điều đó cho phép Tổng thống Putin triển khai kế hoạch tạo ra khu vệ sinh (vùng đệm) để bảo vệ an ninh Nga và tất nhiên, “Kharcov và Odessa là vùng đất lịch sử của Nga” như Putin nói sẽ không nằm ngoài vùng đệm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét