Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

TẠI SAO GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 CHUYỂN VỊ TRÍ?



Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 sẽ rời đi vào ngày 15/8 sau khi hoàn thành khảo sát. Tuy nhiên mới đến ngày 27/5 họ phài lùi ra xa dù còn trong thềm lục địa Việt Nam. Tiếp tục chưa đến một tuần, theo quan sát của tàu CSB Việt Nam, giàn khoan lại chuyển vị trí và có khả năng còn chuyển vị trí nữa.
Hạ đặt giàn khoan, chưa nói đến khoan thăm dò, phức tạp bao nhiêu thì khi rút khoan di dời đến vị trí khác thì cũng phức tạp bấy nhiêu. Hải Dương 981 được cố định bằng 12 chiếc neo với mỗi sợi xích neo dài 3000m thì khi thu neo buộc Hải Dương 981 phải lần lượt nhả bên này thu bên kia, do đó lực lượng chấp pháp của ta phát hiện giàn khoan dịch chuyển trong phạm vi 150-200m là chính xác.
Các nhà chuyên môn khẳng định chắc chắn là giàn khoan Hải Dương hạ đặt các vị trí trong thềm lục địa Việt Nam không phải để khoan tìm dầu mà vì mục đích tranh dành chủ quyền, cho nên, căn cứ vào vị trí di chuyển của giàn khoan vừa qua thì chứng tỏ chúng cũng không phải hạ đặt để khoan tìm dầu. Vậy, sự di chuyển vị trí này vì nguyên nhân gì, chính trị hay quân sự hay nguyên gì khác?. Và, đây là điều chúng ta mới quan tâm, tìm hiểu, nhận định, theo góc nhìn của người lính.
Thứ nhất, Trung Quốc ngang ngược, cậy mạnh, là đúng rồi vì Việt Nam ta đã hơn 20 lần làm việc với họ để yêu cầu họ rút giàn khoan nhưng họ bất chấp. Vậy tại sao khi chuyển vị trí giàn khoan, Trung Quốc lại không tiến sâu thêm vài hải lý mà lại lùi ra xa dù còn trong thềm lục địa Việt Nam có vẻ như phải xuống thang, có vẻ như không hợp logic với sự hung hăng cậy mạnh?
Rõ ràng là Trung Quốc, qua việc hạ đặt giàn khoan để chứng minh cho Việt Nam thấy là “Trung Quốc muốn khoan đâu cũng được”, cho nên, tiến sâu vào dù 1 hải lý thôi cũng mang ý nghĩa là tăng sức nặng cho “điều cần chứng minh” và tác động rất mạnh đến Việt Nam, nhưng, lùi ra xa bao nhiêu hải lý chăng nữa mà còn trong thềm lục địa Việt Nam cũng đều không có ý nghĩa gì với Việt Nam ngoại trừ khi giàn khoan lùi ra khỏi thềm lục địa Việt Nam.
Với hơn 100 tàu chiến , Hải giám, Hải cảnh và máy bay các loại bao quanh giàn khoan tạo ra một vành đai bảo vệ từ 6-7 hải lý thì tàu CSB, KN Việt Nam nhỏ, ít, là khó có thể áp sát giàn khoan và do vậy tiến vào sâu hơn 1 hải lý là không vấn đề với lực lượng phi pháp của Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc lùi giàn khoan ra phía ĐN đảo Tri Tôn 25 hải lý không phải vì thế giới lên án mạnh mẽ, dân Việt Nam biểu tình kết nối làn sóng yêu nước…hay như Trung Quốc nói là tiến hành giai đoạn 2…mà chỉ vì nguyên nhân an toàn cho Hải Dương 981.
Còn nhớ, phải có một Điện Biên Phủ, Pháp mới chịu ký vào Hiệp định Geneva, phải có một Điện Biên Phủ trên không, Mỹ mới chịu ký vào hiệp định Pari. Đối với vụ hạ đặt giàn khoan trái phép thì phải chăng trước đó, giàn khoan Hải Dương 981 đã bị có sự cảnh cáo nghiêm khắc, sự răn đe mạnh?. Và, chưa đầy 1 tuần sau khi chuyển vị trí thì HD 981 thay đổi tiếp vị trí đã chứng tỏ khả năng này là đúng.
Nhiều người đặt vấn đề là liệu tàu quân sự Trung Quốc mở tháo bạt che vũ khí thì có tấn công tàu chấp pháp Việt Nam khi tiến sâu áp sát giàn khoan hay không? Với nhãn quan của một người lính, tôi cho rằng, với tính hung hăng, ngạo mạn, “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”, thì tàu chiến Trung Quốc có thể hành động như trong sự kiện Trường Sa năm 1988 khi nổ súng vào tàu vận tải Việt Nam, nhưng trong tình thế hiện nay, khi giàn khoan Hải Dương 981-số tiền cược quá lớn còn đó, trong tầm hỏa lực Việt Nam thì tàu quân sự Trung Quốc chỉ diễu võ dương oai. Nếu nổ súng trước bắn chìm tàu chấp pháp Việt Nam thì coi như tự sát giàn khoan tỷ USD của mình. Tất nhiên, Trung Quốc thừa biết là lượng lượng chấp pháp Việt Nam không chỉ một mình trên Biển Đông, đằng sau họ là lực lượng Hải quân, không quân và tên lửa đang chăm chú theo dõi với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao nhất
Vì vậy, với lực lượng chấp pháp Việt Nam thì tàu chiến, máy bay Trung Quốc lượn lờ, bay thấp, không làm họ cảnh giác cao độ và có thể nói chỉ chứng tỏ thói hung hăng cậy mạnh, đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc cho dư luận thế giới biết mà thôi.
Tuy nhiên, trong số tàu chiến Trung Quốc tung ra bảo vệ giàn khoan thì có 2 chiếc là tỏ ra có tác dụng, đó là 2 tàu rà quét mìn xuất hiện vào ngày 26/5 trước 1 ngày giàn khoan chuyển vị trí. Đây là điểm mà lính tráng chú ý nhất trong khi các chính khách thì ít để ý.
Tàu chiến Mỹ khi bị đặc công nước Việt Nam đã áp mìn vào thân tàu và khi hệ thống chống tháo gỡ của mìn đã kích hoạt thì dù phát hiện ra bao lâu trước khi mìn nổ thì cách tốt nhất, hợp lý nhất, vẫn là cách chuẩn bị phao cứu sinh. Hàng đêm, tàu chiến, tàu vận tải Mỹ nhổ neo thay đổi vị trí liên tục đã gây không ít khó khăn cho đặc công nước xác định mục tiêu…phải chăng là bài học cho giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trên Biển Đông?
Thứ hai là giàn khoan Hải Dương 981 sẽ di chuyển đến Trường Sa như một số chuyên gia nhận định?

2 nhận xét: