Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014
VIỆT NAM TRUNG LẬP HAY LIÊN MINH?
Điều khẳng định chắc chắn là: Bất luận liên minh hay hợp tác với ai, như thế nào…thì để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam chỉ có thể và luôn luôn bằng máu của người Việt Nam.
Cục diện địa chính trị, quân sự khu vực biến chuyển mau lẹ bắt đầu từ sự kiện Trung Quốc đã lộ mặt bành trướng, bá quyền nước lớn, bất chấp pháp luật quốc tế khi ngang ngược hạ đặt giàn khoan sâu trong thềm lục địa Việt Nam; việc bắt tay của Trung Quốc và Nga sau sự kiện Ukraine đến việc xoay trục của Mỹ sang Châu Á-TBD của Mỹ…đang đặt Việt Nam vào những thế ứng xử ngoại giao vô cùng tế nhị và khó khăn.
Việt Nam phải làm gì để vừa bảo vệ được độc lập và các lợi ích dân tộc, vừa bảo vệ được hòa bình để ổn định phát triển? Đó câu hỏi có tính thời sự mang tầm quốc gia mà để trả lời vô cùng khó và khó có nghiệm đúng tuyệt đối trong bối cảnh thế giới đang vận động vô cùng nhanh chóng với rất nhiều quỹ đạo chính trị, kinh tế, quốc phòng...khác nhau.
Đối sách “trung lập” chỉ là “đi trên dây”.
Tại khu vực Châu Á-TBD mà Trung Quốc có tranh chấp và đe dọa vũ lực với Nhật Bản, Việt Nam…thì Trung Quốc luôn muốn Mỹ và các cường quốc khác như Nga, Ấn Độ… trung lập. Bởi vì họ là cường quốc mà ủng hộ bên nào thì so sánh lực lượng sẽ nghiêng về bên đó, cho nên, vai trò trung lập chỉ có thể dành cho các nước lớn và chỉ họ mới có cơ hội và điều kiện để sử dụng sách lược trung lập. Một nước nhỏ, yếu, mà thực hiện sách lược trung lập chẳng khác nào đi trên dây, rất nguy hiểm, nó chẳng có một chút giá trị, sức nặng gì với các nước lớn. Điều đó có nghĩa là nước nhỏ không quyết định được trung lập, không ai cho phép anh quyền đó. Campuchia của ông Hoàng Sihanouk là một ví dụ.
Ông Hoàng Sihanouk tự hào về chính sách trung lập khôn khéo để khỏi sa vào cuộc chiến tranh trên bán đảo Đông Dương. Nhưng đất nước Campuchia vẫn bị đưa vào cuộc chiến đẫm máu có tính diệt chủng, trước tiên bởi cuộc đảo chánh của Lon Nol vào năm 1970, khiến ông Hoàng mất ngôi. Rồi từ Bắc Kinh trở về nước hô hào ủng hộ Khmer đỏ, chẳng bao lâu phải chạy sang Bình Nhưỡng sống lưu vong trong khi hơn 3 triệu người dân bị Khmer đỏ sát hại.
Với Việt Nam, đương nhiên, về nguyện vọng thì Việt Nam thiết tha muốn được hòa bình, không theo ai để chống ai bằng đường lối đối ngoại muốn là bạn với các quốc gia trên thế giới và chính sách quốc phòng “ba không” mà Việt Nam đang phấn đấu hướng tới trong thời gian qua, bởi chiến tranh, Việt Nam quá hiểu nó như thế nào. Nhưng, ai cho Việt Nam thõa mãn được nguyện vọng đó?
Lịch sử đã chứng tỏ Việt Nam bị buộc phải tiến hành chiến tranh chống xâm lược liên miên. Từ bọn phong kiến phương Bắc cho đến chủ nghĩa đế quốc thực dân cũ, mới, dù rằng dân tộc Việt không hề khiêu khích, gây chiến với bọn chúng. Vì sao ư? Vì Việt Nam nằm ở một vị trí có địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế cực kỳ quan trọng trong khu vực Châu Á-TBD lại chưa giàu mạnh lắm nên bị các thế lực lớn ức hiếp, muốn chiếm đoạt.
Tình hình hiện nay, khi một đế chế thực dân kiểu cũ Trung Quốc trỗi dậy thì Việt Nam tiếp tục là nạn nhân. Trung Quốc muốn biển Đông Việt Nam thành “ao nhà” để phục vụ cho giấc mộng bá chủ khu vực, thách thức địa vị thống trị của Mỹ.
Vậy là Việt Nam một lần nữa lại “nằm giữa” 2 thế lực đối địch Trung-Mỹ, Trung-Nhật và các thế lực khác. Muốn là bạn với Trung Quốc ư? Muốn trung lập, không theo ai để chống ai bằng chính sách quốc phòng “ba không” ư? Thực chất, đó là chính sách hòa bình, nguyện vọng hòa bình, nhưng kẻ thù không muốn cho Việt Nam hòa bình, yên ổn vì chúng muốn xâm lược chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì Việt Nam buộc phải lựa chọn biện pháp khác để tạo ra sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Rõ ràng, Việt Nam không bao giờ thực hiện được đối sách trung lập bới một khi Trung Quốc đã lộ nguyên hình đang rắp tâm đánh chiếm biển đảo của Việt Nam. Việt Nam chỉ còn một con đường là chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nếu quân thù xâm phạm bờ cõi.
Liên minh với ai, như thế nào và lúc nào?
Điều khẳng định chắc chắn là: Trong tình hình hiện nay, bất luận liên minh với ai, như thế nào…thì để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam chỉ có thể và luôn luôn bằng máu của người Việt Nam. Và, chỉ có Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự tổ chức, chỉ huy, lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm chiến tranh của Đảng CSVN mới đủ sức đương đầu và đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Việc Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam trong khi Nga –Trung bắt tay nhau… thì có một số dư luận nghi ngờ mối quan hệ Nga-Việt, cho rằng Nga đã “phản bội Việt Nam”, muốn rằng phải liên minh ngay với Mỹ để chống Trung Quốc theo cách thức mong muốn là nếu Trung Quốc xâm lược chủ quyền biển đảo Việt Nam thì Mỹ “bảo vệ” và “cùng Việt Nam đánh Trung Quốc”(!). Nào là chỉ có Mỹ mới giúp Việt Nam chống được Trung Quốc(!) Nào là hăm hở hô hào vận động chữ ký để Mỹ cấm vận kinh tế Trung Quốc(!) trong khi kim ngạch thương mại Trung-Mỹ lên tới 500 tỷ USD, một con số khổng lồ(!).
Nhật Bản dù đã thành một cường quốc kinh tế nhưng với liên minh quân sự Mỹ-Nhật và để có một khẳng định “nửa vời” của Mỹ trong vấn đề Senkaku thì Nhật Bản cũng đã phải “câm lặng nuốt máu và nước mắt trộn lẫn đắng cay nhục nhã vào trong” suốt 69 năm qua. Mỹ chẳng cho không ai cái gì bao giờ. Mỹ có lợi ích gì để đổ máu đánh Trung Quốc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong khi có cùng 80% lợi ích với Trung Quốc? Vậy, muốn thế, đổi lại, Việt Nam phải “chia xẻ lợi ích” của mình cho Mỹ như thế nào để thỏa mãn lợi ích cân bằng?
Chỉ nói đến chuyện cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, điều kiện của Mỹ để bỏ cấm vận là “nhân quyền” mà thực chất sâu xa là “chế độ chính trị” Việt Nam, thì thử hỏi để được Mỹ đổ máu thì “lợi ích mà Việt Nam phải chia xẻ” là gì?
Việt Nam luôn xét tới tầm quan trọng của việc bình thường hóa, quan hệ tốt đẹp với Mỹ không phải bây giờ, sau vụ giàn khoan, mà từ trước nay. Nhưng kết quả mới đạt được như hiện tại chỉ những người có lòng tự trọng, tự tôn dân tộc mới thấm hiểu. Nên nhớ rằng, Việt Nam chẳng là gì hết trong mắt Mỹ so với Trung Quốc.
Hiện nay là thời điểm tốt cho phát triển quan hệ Việt-Mỹ và chỉ cần Mỹ ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong 20% xung đột lợi ích với Trung Quốc còn lại của Mỹ là quý lắm rồi. Chúng ta tin tưởng khi lợi ích chung của Mỹ và Trung Quốc giảm dần theo đà thách thức vai trò thống trị thế giới của Mỹ thì hợp tác Việt-Mỹ có cơ hội để phát triển.
Với Liên bang Nga, việc Nga bắt tay với Trung Quốc là tất yếu khác quan, là bước đi thích hợp để chống lại Mỹ và phương Tây đang cô lập, trừng phạt Nga. Tuy nhiên nếu nói rằng bắt tay với Trung Quốc thân thiết hơn để từ bỏ mối quan hệ truyền thống, đặc biệt với Việt Nam thì quả là hời hợt, rồ dại, đó chỉ là luận điệu gây chia rẻ, nghi ngờ mối quan hệ Nga-Việt. Nga im lặng khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan không có nghĩa là chống Việt Nam, không ủng hộ Việt Nam, cũng như Việt Nam bỏ phiếu trắng trong vụ Crimea mà thôi, Nga có cái khó của Nga.
Nga và Trung Quốc không phải là liên minh quân sự, nên họ đều có tính toán lợi ích quân sự khác nhau. Trung Quốc là đối tác nhưng Nga thừa biết sẽ là nguy cơ đối đầu trong tương lai. Vì thế, quan hệ Nga-Việt là có tính chất “đồng minh” nhất mà Nga phải hướng tới trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
“Lời nguyền” từ Nhật Bản
Rốt cuộc, hiện nay thì liên minh theo nghĩa hợp tác Việt Nam-Nhật Bản là hiện thực hợp lý nhất vì cả 2 đều cần nhau, cùng lợi ích và cùng kẻ thù chung. Sự hợp tác chặt chẽ về quân sự trên Biển Đông bằng cách chia xẻ thông tin tình báo, hỗ trợ vũ khí trang bị, công nghệ cho nhau…tạo ra cho Việt Nam một sức mạnh lớn trên Biển Đông.
Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông cũng là bảo vệ lợi ích quốc gia của Nhật Bản bằng máu của mình và sức mạnh kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của Nhật Bản. Đồng thời, sự kết hợp khí phách của 2 dân tộc Việt, Nhật mãi mãi là “lời nguyền” không bao giờ vượt qua cho kẻ hung hăng. Đó là sự hợp tác cần thiết và là nhu cầu tất yếu.
Tuy nhiên, không có một liên minh nào, hiệp ước nào, một quốc gia nào…có thể bảo vệ được độc lập, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam bằng chính bản lĩnh, trí tuệ và máu của người Việt Nam. Ông cha ta xưa, bằng sức mạnh dân tộc, đã từng một mình, đơn độc chống lại bọn phong kiến phương Bắc xâm lược đông mạnh, hết triều đại này đến triều đại khác để lại những chiến công hiển hách và các giá trị to lớn khác, thì ngày nay, sức mạnh dân tộc đó, kết với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, thì Việt Nam không ngán ngại bất cứ kẻ thù nào.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tình hình biển đông dậy sóng ko thể ko đọc bài của anh được, em cứ thấy ti vi nói nước này nước nọ, nhất là các nước mạnh như Mỹ, Nga cứ nói khơi khơi là QUAN NGẠI trước tình hình biển đông giữa nước ta và TQ mà chẳng giúp đc gì thì nói làm gì, chán thế
Trả lờiXóaBảo trọng anh nhé chàng Cá Mập ơi ! (~_~)
câu kết của bài đã nói lên tất cả
XóaNgày xưa ông cha ta chôn cọc trên sông Bạch Đằng để đánh bại kẻ thù,thì ngày nay dọc bờ biển dài hơn 3200 km là các trạm tên lửa đó cũng chính là những bãi cọc Bạch Đằng ở biển đông.Cháu đồng ý với quan điểm muốn hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh.Dù TQ có mạnh tới đâu nhưng họ gây chiến tranh phi nghĩa rồi sẽ thất bại thôi!
Trả lờiXóaCám ơn bác ! đọc những bài viết của bác cháu học hỏi thêm được rất nhiều
Trả lờiXóachuyên gia quân sự mà lại
XóaBài viết hay, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaTác động vào "chế độ chính trị" không có tác dụng trong việc xâm phạm lãnh thổ của người Việt. Ngàn năm đô hộ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây quá thuận lợi về chính trị cho quân cướp nước, nhưng rồi đất Việt vẫn của người Việt.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaViệt Nam ứng xử rất khôn khéo
Trả lờiXóa