Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Mỹ, Nga dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ bài học thân phận?


Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức đến lợi ích của Mỹ và Nga. 
Một quốc gia muốn trỗi dậy thành một cường quốc khu vực hay thế giới, đều luôn gắn liền với tham vọng địa chính trị. Sẽ là sự “trỗi dậy hòa bình” nếu như quốc gia đó chỉ sử dụng bằng sức mạnh mềm và đương nhiên khi muốn dùng sức mạnh cơ bắp để trỗi dậy thì nhất định đẩy khu vực hay cả thế giới vào một cuộc chiến tranh là không tránh khỏi.
Giấc mơ Thổ chia cắt Syria và Iraq
Tham vọng bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ
Tham vọng bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ
Ankara đang triển khai thực hiện một chiến lược đầy tham vọng khi lợi dụng cuộc nội chiến đẫm máu trại Syria và Iraq để bành trướng lãnh thổ thay vì như bành trướng vùng biển kiểu Trung Quốc.
Theo đó, phía Bắc của Syria và Iraq và phía Tây Nam của Armenia sẽ bị Đế chế Erdogan nuốt gọn.
Tháng 6/2012, sau khi một máy bay do thám của Thổ Nhĩ Kỳ bị một hệ thống phòng không của Syria bắn hạ, Ankara công bố những quy tắc giao chiến mới, theo đó, không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đánh chặn, tấn công các máy bay bay tới gần không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Quy tắc giao chiến mới đó (rất ngang ngược, cậy mạnh) tạo ra một vỏ bọc trên không hiệu quả như một vùng cấm bay, cho các hoạt động quân sự và hậu cần của Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ phiến quân nổi dậy chống Assad ở vùng biên giới Syria-Thổ.
Đương nhiên, các nhóm Hồi giáo do Ankara hậu thuẫn chiến đấu chống chế độ Assad là những đối tượng hưởng lợi ích chính từ những quy tắc giao chiến này trong một khu vực trải dài từ biên giới Bab al-Salam xuống Aleppo dài chừng 90 km và sâu hơn 50 km trong lãnh thổ Syria.
Phía Tây Bắc biên giới Thổ-Syria lại do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát, cho nên, khi tham gia vào liên minh chống IS do Mỹ, thay vì không kích vào IS thì Ankara là không kích vào lực lượng này nhằm tạo điều kiện cho nhóm quân Turkman mở rộng, phát triển sang phía Tây Bắc biên giới Syria.
Tại biên giới phía Bắc Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội và xe tăng tràn vào thành phố Mosul. Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ được họ giải thích một cách ngang ngược, vô lý, bị Iraq lên án, chống lại mạnh mẽ nhưng đến nay quân đội Thổ vẫn chưa rút khỏi khu vực đó. Âm mưu của Thổ là tách khu vực tự trị người Kurd Iraq, KDP ra khỏi Iraq bao gồm Kirkuk, Mosul và Arbil rất nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Nhìn bản đồ trên, chúng ta có thể thấy nếu như điều này xảy ra thì Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn tự chủ về năng lượng mà không phải phụ thuộc 75% năng lượng vào nước ngoài như hiện nay mà còn xuất khẩu. Một ý đồ cực kỳ sáng suốt, táo bạo, của giới cầm quyền Ankara.
Như vậy, rõ ràng các hoạt động nêu trên của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua là đều nhằm đặt mục tiêu này là không bàn cãi.
Đáng tiếc là bắt đầu từ năm 2011, tham vọng đó không lọt qua được mắt ông chủ Mỹ và nguy hiểm hơn là tham vọng đó đụng chạm đến lợi ích Mỹ và Nga.

Đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã, đang được ông chủ Mỹ và Nga dạy cho một bài học về thân phận. Nguy cơ chế độ “Đế chế Erdogan” sụp đổ, không phải là khó xảy ra.
Nga trừng trị kẻ phản bội Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi đâm lén vào Nga một nhát (bằng việc bắn rơi máy bay SU-24 của Nga) thì Nga triển khai một loạt hành động đáp trả khủng khiếp, tàn khốc, với Thổ Nhĩ Kỳ.
Với Nga, nếu như trước đây, Nga còn tôn trọng, nể nang một số lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ thì việc “đâm sau lưng Nga, đồng lõa với khủng bố của Thổ” đã khiến Nga coi Thổ là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm, phải chiến thắng trong chiến dịch quân sự mà Nga đang triển khai tại Syria.
Về mặt quân sự, chỉ chưa đầy 3 tuần, Nga phá sạch, phá tan tành công sức chuẩn bị bao năm của Thổ Nhĩ Kỳ trong mưu đồ với Syria tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Nga triển khai hệ thống phòng không hiện đại với một tuyên bố lạnh lùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họp với các tướng lĩnh quân đội: “Tôi lệnh cho các anh hành động cực kỳ kiên quyết. Bất cứ mục tiêu nào đe dọa quân đội Nga hoặc các cơ sở hạ tầng trên mặt đất phải bị tiêu diệt tức khắc”.
Những trận không kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu lậu, các “đường ống trên bánh xe” của quân khủng bố với Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh sập tuyến buôn bán dầu lậu trên tuyến biến giới phía Bắc Syria-Thổ. Đến nay, gần như tuyến biên giới phía Bắc Syria đã được quân chính phủ kiểm soát.
Có thể nói, tại khu vực dọc theo biên giới từ Latakia đến Aleppo, nhóm quân mà Nga cho là khủng bố được Ankara hậu thuẫn bị đánh nhừ tử buộc 3 lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, không một chiếc máy bay nào của không quân Thổ dám cất cánh xâm nhập vào cái khu vực mà trước đây Thổ Nhĩ Kỳ coi như là của mình dù đó là lãnh thổ của Syria.
Đây là thắng lợi lớn có tính chiến lược của liên quân Nga-Syria-Iran trên chiến trường Syria kể từ biến cố SU-24 bị bắn hạ.
Đồng thời với việc tiêu diệt nhóm khủng bố người Turkmen, Nga bắt tay hợp tác với lực lượng người Kurd phía bắc Syria (YPG) cung cấp vũ khí trang bị cho họ và ủng hộ lực lượng đối lập trong nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với cấm vận, trừng phạt kinh tế, người Nga đang học người Mỹ tiến hành một cuộc “cách mạng màu” tại Thổ Nhĩ Kỳ là có thể, bởi vì, Tổng thống Nga Putin coi việc bắn rơi SU-24 là hành động thù địch và thẳng thừng tuyên bố rằng, ông không nhìn thấy triển vọng cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đừng ngạc nhiên về điều này, bởi khi đã thù địch lẫn nhau thì không gì là không thể không làm.
Giới quân sự thế giới cho rằng, hành động ngang ngược bất chấp của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Iraq là biểu hiện sự thất bại nặng tại Syria… là rất đúng và chính xác. 
Thổ Nhĩ Kỳ không liệu sức mình, lợi dụng vào thế Mỹ để đối đầu, thách thức Nga là cực kỳ xuẩn ngốc, bởi một lẽ rằng Mỹ là một cường quốc chỉ lợi dụng kẻ khác chứ không bao giời có kẻ khác lại lợi dụng được Mỹ.
Chính tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức đến lợi ích của Mỹ và liệu rằng chính Mỹ qua Nga dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học về thân phận hay không? Phải chăng Thổ Nhĩ kỳ đã đi vào vết xe đổ của Iraq thời Saddam khi tấn công vào Kuwait? Và chính thức vụ SU-24 ai mắc bẫy ai? 
(Còn tiếp)

7 nhận xét:

  1. Tôi thấy sao quốc gia Thổ Nhỹ Kỳ này đáng thương thế. Họ bị khống chế và điều khiển bởi Mỹ xong giờ gây tội với Nga. Ngày ngày phải sống trong lo lắng và toan tính. Là một quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng giờ chịu cảnh nô lệ

    Trả lờiXóa
  2. Cái này ta tạm gọi là bánh mỳ kẹp thịt và Thổ Nhĩ Kỳ đang là miếng thịt bị kẹp chặt giữa hai nửa bánh mỹ.Và hiển nhiên là sexbij hai nửa bánh mỳ ép cho không thể làm nổi gì

    Trả lờiXóa
  3. bác Thống có vẻ ác cảm với Mỹ thế! Tôi thấy Mỹ là nước sòng phẳng,chơi đẹp, nên mới có sức mạnh mền như vậy. nước Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho hòa bình thế giới, cả bằng máu nữa. nên sau này, họ cũng phải tính toán chứ!

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Phạm Hai không hiểu gì về giới tài phiệt Mỹ rồi.
    Tất cả các chức vụ Lãnh đạo nước Mỹ kể cả Tổng thống chỉ là người làm thuê thôi.

    Cái mà US làm được là xây dựng nên 1 cấu trúc điều hành toàn cầu bằng Hiến Pháp và Qui tắc, quy chuẩn thị trường Tài Chính.

    Cấu trúc của họ và những cam kết ràng buộc đủ điều kiện để giữ cho liên minh Tư Bản bền vững.

    Ví dụ: WWII, quân đội Nhật lướt qua VN, sau khi đầu hàng, Nhật bồi thường chiến tranh cho VN là bệnh viện Chợ Rẫy.
    Khoản bồi thường chiến phí cho Mỹ thì sao? lúc ấy, Nhật đã cạn kiệt, và Mỹ đã tái đầu tư khoản bồi thường này, đổ them công nghệ + chuyên gia và bao tiêu sản phẩm cho Nhật (tức là mở thị trường cho hang hóa Nhật). Hiệp ước bảo vệ an ninh lãnh thổ Mỹ-Nhật là cái thòng long thứ 2 tròng vào cổ người Nhật (Nhật phải trả tiền cho quân đội Mỹ hàng năm và Mỹ đóng căn cứ trên đất Nhật. Vì Nhật là nước gây chiến và thua trận nên ko được xây dung quân đội, sx và XK vũ khí khi Mỹ không đồng ý).

    Với Anh và Pháp, Hitler chỉ hắc-xì cái nữa là xong. trong giờ phút hấp hối, cả 2 cầu viện Mỹ và ký kết những điều khoản trợ chiến xong xui, Mỹ mới xuất quân. Riêng tài sản Ngân khố Anh, ít nhất 3 tàu chiến Mỹ (có thể tàu ngầm hộ tống) di tản hộ lên Bắc Ai-len.

    Sau WWII, người Mỹ phải dùng đòn G.Soros để hạ gục đồng bảng Anh. NHTW Anh hấp hối phải cầu viện Mỹ, 1 thỏa thuận tương trợ tài chính ban đầu trị giá 4 tỷ $ được chuyển tới Anh sau khi BOE chấp nhận các điều kiện, G.Soros và các tài phiệt Mỹ mới thu quân chốt lời. người Anh nằm trong tay người Mỹ với 2 thỏa thuận cứu trợ khẩn cấp.

    Giờ này, tổng vốn điều lệ của 12 Fed, chính phủ Mỹ chỉ có 5%. Riêng Newyork Fed, 2 đại cổ đông chính là Godman Sach và Morgan Stanley.

    Toàn cầu có 2 thị trường tài chính lớn là Newyok & London nhưng tất cả các sàn giao dịch tài chính lớn đều bị 2 trung tâm này thu tóm sạch, trở thành chi nhánh. 2 thế thực chủ là CME & ICE, nhưng sở hữu 2 thế lực này đã là của người Mỹ. và Fed đang chỉ đạo, điều hành, kiểm soát 2 sàn này.

    NHTW của các NHTW là BIS (Bank for Internation Settlement) cũng do người Mỹ lập ra, giữ quyền thanh toán bù trừ tiền tệ.
    CLS cũng do người Mỹ lập ra, giữ quyền thanh toán trong giao dịch cho các sàn giao dịch tài chính toàn cầu.

    Trả lờiXóa
  6. thưa với bác là: trong cơ chế dân chủ, ai chả là người làm thuê! tổng thống người ta phải là người tài,tranh thủ từng là phiếu, chứ đâu có tự dưng vỗ ngực là đại diện của dân mà ăn trên ngồi trốc.
    Trong quan hệ các nước, thì có lúc người ta cũng phải thủ đoạn, phải có chiến thuật... còn nhìn chung nước nào trên thế giới cũng muốn làm đồng minh của Mỹ. tất nhiên làm đồng minh thì cả hai đều phải cố gắng vươn lên hùng mạnh, có lợi cho nhau.

    Trả lờiXóa