Chuyến thăm của
Tổng thống Mỹ Obama sẽ không có gì đặc biệt, bởi đây là lần thứ 3 các đời Tổng
thống Mỹ sang thăm Việt Nam, nếu như không có tuyên bố Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh
cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam tồn tại hơn 4 thập kỷ qua.
Chuyến thăm
nhằm xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác song phương Việt-Mỹ, nhưng đặc
biệt thay, mối quan hệ đó lại có tác động mạnh đến cục diện dịa chính trị khu
vực.
Hợp tác Việt-Mỹ trong thông điệp “bỏ cấm
vận vũ khí”
Rõ ràng, đây là
một cú đánh hiểm của Mỹ trong cuộc chiến địa chính trị với Trung Quốc trên khu
vực Châu Á-Thái Bình dương.
Giới quan sát
và giới quân sự thừa hiểu, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Việt
Nam không phải hùng mạnh ngay để bảo vệ lợi ích của mình khi bị xâm hại, mà
trước mắt, chủ yếu chỉ là biểu tượng, nhưng là biểu tượng phản ảnh thực tế của
một bản chất: Việt Nam và Mỹ đã không còn là kẻ thù, ít nhất về mặt ngoại giao.
Bắt đầu từ đây,
Việt Nam
có thể giao lưu, mua bán vũ khí không chỉ trực tiếp với Mỹ mà với đồng minh của
Mỹ như Ixrael và phương Tây trong khối NATO…những thứ mình cần, tùy theo túi
tiền, tùy theo yêu cầu chiến thuật của mình mà vũ khí Mỹ chưa chắc đã phù hợp.
Tuyên bố bỏ cấm
vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam sau một thời gian dài thù địch đã khiến ASEAN có
cơ hội và lý do để lựa chọn, vị thế Việt Nam được nâng một bậc, nhưng Mỹ cũng
được lợi khi tạo ra được một lòng tin và thế lực đáng kể trong hợp tác với
ASEAN.
Hơn ai hết,
Trung Quốc thừa hiểu nguyên nhân khiến cho hợp tác Việt-Mỹ tiến triển nhanh
chóng, vượt qua nhiều sự “khác biệt” đến không ngờ.
Trung Quốc đã
đánh giá thấp tầm nhìn chiến lược, tư duy chính trị của Việt Nam trong tình hình thế giới mới.
Trung Quốc đã chủ quan khi cho rằng sự “khác biệt” là rào cản mà Việt Nam, Mỹ
khó vượt qua dù cho Việt Nam bị áp lực, bị chèn ép bao nhiêu đi nữa trên Biển
Đông.
Nên nhớ rằng,
điều kiện để Trung Quốc bắt tay Mỹ năm 1972 không sâu đậm, nhưng Trung-Mỹ vẫn
vượt qua được sự “khác biệt” khắc nghiệt, gay gắt vào thời đó, thì ngày nay,
động lực để Việt-Mỹ bắt tay hợp tác, vượt qua sự “khác biệt” có điều kiện thuận
lợi gấp trăm lần.
Điều người ta
chú ý, quan tâm là không phải sau khi bỏ cấm vận vũ khí thì vũ khí Mỹ sẽ ồ ạt
vào Việt Nam như thế nào, bởi đó là hoang tưởng mà quan trọng hơn là hợp tác
quân sự Việt Nam-Mỹ ra sao để tạo thế và lực của đôi bên trên Biển Đông mới là
cốt tử.
Tại sao Trung Quốc “hoan nghênh”?
Về logic, việc
Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là một tín hiệu không tốt lành
cho Trung Quốc. Và, tất nhiên, cũng như việc Nga cung cấp trang bị vũ khí hiện
đại cho Việt Nam
trong phòng thủ biển, đều là tín hiệu không tốt lành cho Trung Quốc.
Bởi đơn giản là
vì trong khi Trung Quốc và Việt Nam đang căng thẳng, có nguy cơ xung đột quân
sự vì tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông thì bất kỳ vũ khí của ai
trong tay quân đội Việt Nam cũng đều khiến Hải quân Trung Quốc (PLAN) phải dè
chừng.
Trung Quốc im
lặng dù cảm thấy rất bất an khi vũ khí Nga, những loại vũ khí có uy lực lớn,
hiện đại, lợi hại dồn dập đến tay Việt Nam là dễ dàng giải thích, bởi chính
Trung Quốc cũng mua vũ khí Nga, bởi Nga-Việt có mối quan hệ truyền thống…
Mỹ bỏ cấm vận
vũ khí với Việt Nam, Trung Quốc buộc phải chấp nhận thực tế này trên khu vực
khi Mỹ và Trung Quốc đang có mâu thuẫn đối kháng về mục tiêu chiến lược là điều
không dễ chịu chút nào, nhưng nếu phản đối công khai thì chứng tỏ Trung Quốc
đang lo sợ.
Hiện nay, hơn
ai hết Trung Quốc cũng rất mong Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho mình sau vụ Thiên
An Môn. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc cũng không mơ mua được vũ khí CNC hiện
đại của Mỹ, nhưng cái Trung Quốc cần là mua được vũ khí từ phương Tây.
Ngay Việt Nam ,
trong thời gian Mỹ dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí một phần thì nhiều hợp đồng vũ khí
với Ixrael cũng bị loại bỏ bởi không được sự đồng ý của Mỹ. Do đó, Trung Quốc
cũng không tránh khỏi tình trạng này như Việt Nam đã từng.
Trong khi đó,
Nga là đối tác chính trong buôn bán vũ khí với Trung Quốc thì Trung Quốc luôn
bị Nga bắt bí. Không ít lần giới quân sự Trung Quốc tỏ ra bất bình khi vũ khí
Nga bán cho Việt Nam
luôn khác với bán cho Trung Quốc cùng loại.
Và, khi nếu có
xung đột trên Biển Đông với Việt Nam xảy ra thì liệu với vũ khí Nga có trong
tay, Trung Quốc có vấp phải tình trạng như Argentina hay không…cũng là một vấn
đề không thể không nghĩ đến của giới quân sự Trung Quốc.
Chính vì vậy,
đa dạng hóa vũ khí, tiếp thu, phát triển vũ khí CNC từ nhiều nguồn, tránh phụ
thuộc vào Nga là nhu cầu mang tầm chiến lược của Trung Quốc, cho nên, nếu phản
đối việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là tự ghè đá vào chân.
Tuy nhiên Trung
Quốc dù “vui mừng” với quan hệ hợp tác Việt Nam-Mỹ hoàn toàn bình thường khi Mỹ
bỏ cấm vận vũ khí, song vẫn không quên cảnh cáo Việt Nam và Mỹ rằng, mối quan
hệ hợp tác đó “không được chống Trung Quốc, gây bất ổn khu vực”.
Tất nhiên rồi,
Việt Nam chẳng quá háo hức đặt trọn niềm tin vào “đối tác toàn diện” mà quên
Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, là “đối tác chiến lược toàn diện”. Việt Nam
rất mong muồn hòa bình hữu nghị với Trung Quốc trên có sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí + sự có mặt "căn cứ hậu cần" ở Đà Nẵng đã làm Trung Quốc sững lại. TQ hoan nghênh vì không biết nói gì khác. Có lẽ từ nay trở đi, Việt Nam sẽ không rơi vào thế bị động trước TQ nữa. VN đã được hỗ trợ nhiều mặt của Mỹ, và có nhiều cái để mặc cả với TQ. Nếu bà Hillary thắng cử thì sẽ là tin vui lớn cho VN.
Trả lờiXóatheo bác Thống, những động thái của Việt Mỹ vừa rồi, có khả năng làm phá sản chiến thuật nào của TQ?
Trả lờiXóaViệt Nam luôn mong muốn hòa bình và cũng không gây chiến tranh; nhưng vẫn quyết bảo vệ chủ quyền
Trả lờiXóaBài viết rất hay
Trả lờiXóa