Thành thực mà
nói, Mỹ vẫn đang và sẽ là một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Vì
thế hợp tác, quan hệ tốt đẹp với Mỹ, là bạn với Mỹ là mong muốn chung của bất
cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam .
Nhân dân Việt
Nam vốn yêu chuộng hòa bình, hữu nghị thì quan hệ hợp tác với Mỹ trên cơ sở
bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau….để phát triển
xây dựng đất nước giàu mạnh là một mục tiêu đối ngoại quan trọng, hàng đầu của
Đảng, nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, thế
giới đang dần chuyển hóa thành đa cực bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc,
của nước Nga…đã tạo ra những sự “cọ xát” quyền lực, địa chính trị mạnh giữa các
cường quốc với nhau khiến cho các quốc gia nhỏ bị ảnh hưởng, chi phối rất lớn.
Thế nào là cân bằng lực?
Với sự trỗi dậy
mạnh mẽ thực lực nền kinh tế, quân sự, nhà cầm quyền Bắc Kinh không cần che đậy
tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn thâm căn cố đế của mình. Trung Quốc
muốn bành trướng xuống Biển Đông với ý đồ chiếm hơn 80% Biển Đông bằng “đường 9
khúc”.
Đương nhiên,
hành động này xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam và do vậy quan hệ
Trung Quốc-Việt Nam đã trở nên căng thẳng, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển
Đông và thậm chí một cuộc chiến tranh tổng lực luôn tiềm tàng.
Rõ ràng là, dù
có Mỹ xuất hiện trên Biển Đông hay không thì quan hệ song phương Trung
Quốc-Việt Nam
đều luôn trong tình thế như vậy. Việt Nam luôn phải đối phó với tư tưởng
và hành động bành trướng hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.
Kể từ năm 2012,
bằng chiến lược “xoay trục”, Mỹ xuất hiện trên Biển Đông với danh nghĩa vì tự
do an toàn hàng hải nhưng thực chất là để đối phó, ngăn chặn ý đồ quân sự của
Trung Quốc trên Biển Đông. Lúc này, Mỹ là lực lượng thứ hai chống Trung Quốc
trên Biển Đông.
Sự xuất hiện
của Mỹ trên khu vực Biển Đông đã tạo ra một tình thế mới khi không chỉ Việt Nam
đơn độc đối phó với Trung Quốc mà cả Mỹ và thậm chí đồng minh của Mỹ cũng vào
cuộc khiến cho cơ hội và thách thức về chiến tranh và hòa bình trên Biển Đông
là không thể nói trước.
Mục tiêu chiến
lược của Mỹ và Việt Nam
trên Biển Đông là không trùng khớp nhưng lại tương đồng và thống nhất cao là có
chung một đối tượng. Đó là Trung Quốc. Vì thế, sự hợp tác toàn diện Việt
Nam-Mỹ, trong đó trọng điểm là hợp tác quân sự là nhu cầu tất yếu.
Điều đặc biệt
quan trọng là, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Mỹ với tâm điểm là quân sự ở mức
độ như thế nào, ra sao…chính là “phương tiện” để đấu tranh bằng biện pháp hòa
bình rất hiệu quả. Hợp tác Việt Nam-Mỹ, hiệu lực, kết quả của nó tạo ra sức răn
đe, ngăn ngừa chiến tranh trên Biển Đông.
Đây là vấn đề
mà thuật ngữ ngoại giao gọi là “cân bằng lực”, một đối sách có tính khả thi và
tối ưu của Việt Nam để xử lý mối quan hệ tay 3 giữa Việt Nam-Trung Quốc-Mỹ trên
chiến trường Biển Đông.
Làm sao để “cân
bằng lực” trên Biển Đông theo ý muốn mà vẫn thực hiện được chính sách quốc
phòng “3 không” của Việt Nam, đó là một nghệ thuật, đòi hỏi tài trí của giới
tinh hoa chính trị đầu não Việt Nam.
Trong tình thế
này, Trung Quốc và một số thế lực thù địch muốn xúc xiểm, hạ thấp vai trò vị
thế Việt Nam nên rêu rao ngạo mạn cho rằng Việt Nam đang “đi dây” giữa Trung
Quốc và Mỹ để che đậy âm mưu, hành động xấu xa với Việt Nam mà thôi. Bởi vì, có
Mỹ hay không có Mỹ trên Biển Đông thì Việt Nam vẫn phải đối phó với Trung
Quốc.
Mỹ đã “chuyền bóng vào chân” Việt Nam
Khi Mỹ đã tuyên
bố dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì có nghĩa hợp tác an ninh
quốc phòng Việt Nam-Mỹ là không có rào cản. Việt Nam
có thể mua vũ khí Mỹ, Việt Nam
có thể tập trận chung với Mỹ, Việt Nam có thể hợp tác cùng Mỹ xây dựng
các trung tâm thông tin, quan sát an toàn Biển Đông, chia xẻ tin tức…
Vấn đề là tùy
thuộc vào Việt Nam tùy chọn như thế nào, ra sao, trong hợp tác với Mỹ nhằm tạo
điều kiện tốt cho đấu tranh bằng biện pháp hòa bình có hiệu quả, tạo ra sức
mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh mà thôi. Nghĩa là Việt Nam phải giải tốt bài toán “cân
bằng lực” như đã nói trên.
Có thể nói diễn
biến trên Biển Đông có 2 vấn đề rất quan trọng mà Việt Nam nhận thức rõ để đừng
quá háo hức, lạc quan tếu, chủ quan mất cảnh giác, có thể đưa con thuyền Việt
Nam vào những vòng xoáy nguy hiểm, không mong muốn.
Thứ nhất về mâu
thuẫn. Trên Biển Đông chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn đối kháng đó là mâu thuẫn giữa
Trung - Mỹ và mâu thuẫn Trung - Việt mà không có mâu thuẫn Việt - Mỹ.
Thứ hai là mục
tiêu chiến lược của Mỹ trên Biển Đông có tính chất “vạn biến”, nghĩa là khi cần
thiết Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm thu lợi ích nhiều hơn, hoặc thỏa
hiệp khi căng thẳng đã đến “điểm sôi” để tránh chiến tranh xảy ra giữa
Trung-Mỹ.
Trong khi đó,
mục tiêu chiến lược của Việt Nam trên Biển Đông có tính “bất biến”, nghĩa là
không thể thỏa hiệp vì đây là chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam sẵn sàng chấp nhận chiến tranh
để bảo vệ Tổ quốc nếu như chủ quyền biển đảo bị xâm hại.
Có thể coi như
đây là 2 cơ sở, nguyên tắc cơ bản, nòng cốt, để giải quyết bài toán khó “cân
bằng lực” trên Biển Đông của Việt Nam khi Mỹ đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí.
Mục tiêu chiến
lược của Mỹ là ngăn chặn và chống Trung Quốc nhưng Mỹ không hành động vì mục
tiêu chiến lược của Việt Nam, đó là, Mỹ tuyên bố Mỹ không can thiệp và ủng hộ
bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Nếu Việt Nam
hành động cho mục tiêu chiến lược Mỹ, chẳng hạn như tuần tra chung với Mỹ trên
Biển Đông, thì đó được coi như là hợp tác với Mỹ để chống Trung Quốc. Điều này
vừa trái ngược với chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam vừa gây căng thẳng với Trung
Quốc.
Tuy nhiên, cung
cấp các dịch vụ cho các tàu Mỹ tại cảng quốc tế Cam Ranh lại là chuyện bình
thường, vì đó là hoạt động thương mại. Hay, hợp tác xây dựng, khôi phục trung
tâm quan trắc “an ninh hàng hải” tại Sơn Trà…là hợp lý, không thể coi là chống
Trung Quốc.
Nói chung bóng
đã đến chân, Việt Nam
có rất nhiều tùy chọn. Lúc nào, như thế nào, ra sao, ở đâu…thuộc về kinh nghiệm
chiến trận dày dạn của Đảng cầm quyền Việt Nam .
Dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là Mỹ đã chuyền bóng tới Việt Nam rồi đó
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa