Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Tái cân bằng lực lượng, Mỹ-Trung ai thắng ai?


Liệu Mỹ có “tái cân bằng lực lượng” hay thực chất là tập hợp lực lượng để đối phó, ngăn chặn được Trung Quốc từ Biển Đông?
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama (từ 23-25/5) đang là tâm điểm được cả thế giới chú ý. Bởi đây là một sự kiện lớn, mang tầm quốc tế, vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của quan hệ song phương Việt-Mỹ, dẫu trọng tâm của chuyến thăm lại là bàn về phát triển mối quan hệ giữa hai đối tác từng là cựu thù này.
Bỏ cấm vận vũ khí không chỉ là biểu tượng!
Trong tình hình hiện nay, việc bãi bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn với Việt Nam của chính quyền Mỹ không chỉ là biểu tượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược toàn cầu rất quan trọng của Mỹ. Và thú vị thay, chính bãi bỏ cấm vận hay không lại là áp lực lớn với Mỹ chứ không phải là Việt Nam.
Rất nhiều và ngay cả trong giới chính khách Mỹ đều cho rằng dù Việt Nam-Mỹ đã bình thường hóa, trở thành đối tác toàn diện song  vẫn tồn tại sự không bình thường, đó là Mỹ vẫn đang cấm vận vũ khí với Việt Nam mà nguyên nhân chính là nhân quyền, dân chủ.
Hà nội cho rằng cái gọi là nhân quyền, dân chủ của Mỹ áp dụng vào Việt Nam là mầm móng của sự bất ổn xã hội, là một trong những thành tố của công thức “Cách mạng màu”, (cụ thể như: thành phần đối lập, tài trợ của nước ngoài, biểu tình, bạo loạn, lật đổ…) đe dọa tồn vong của chế độ.
Hà Nội sẽ lựa chọn những điều hay, phù hợp về nhân quyền dân chủ Mỹ để áp dụng vào Việt Nam và thậm chí để tạo lòng tin, Hà Nội sẵn sàng áp dụng những điều không muốn, chưa muốn, vì chưa phù hợp, nhưng khi những điều đó nằm trong tầm kiểm soát của Hà Nội.
Khi Wasington chuyên dùng cái gọi là nhân quyền, dân chủ để gây áp lực chính trị, ra điều kiện với các quốc gia khác không theo Mỹ thì việc Hà Nội không thỏa mãn những điều này và do đó cấm vận vũ khí vẫn tồn tại là điều đương nhiên.
Một câu hỏi đặt ra là, nếu như lấy nhân quyền, dân chủ kiểu Mỹ làm tiêu chuẩn thì Arabia Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ…có nền dân chủ, nhân quyền còn xa  tiêu chuẩn Mỹ hàng trăm lần so với Việt Nam, nhưng tại sao Mỹ vẫn bám lấy những quốc gia này, thậm chí là đồng minh quân sự như Thổ Nhĩ Kỳ?
Như vậy, rõ ràng là quan hệ với quốc gia đó có lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia gì với Mỹ mới là quyết định còn vấn đề nhân quyền, dân chủ giống hay khác Mỹ chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích trong quan hệ quốc tế của Mỹ.
Dó đó, vai trò, vị thế Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ như thế nào mới quyết định Hà Nội và Wasington cùng nhau đi tiếp hay dừng lại thông qua chỉ dấu “cấm vận vũ khí”.
Chỉ dấu “cấm vận vũ khí” trong quan hệ Việt-Mỹ?
Trong quan hệ quốc tế, việc mua, bán vũ khí nhau không chỉ là vấn đề tiền bạc mà quan trọng hơn là biểu hiện lòng tin. Vũ khí được bán cho người mua là bạn, không phải là kẻ thù. Ngoài ra đắt mấy cũng không bán.
Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận vũ khí với Việt Nam thì điều đó chứng tỏ đôi bên chưa có đủ lòng tin về nhau. Đó là lý do vì sao mọi con mắt đổ dồn về vấn đề Mỹ bỏ cấm vận vũ khí hay không trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam sắp tới.
Toan canh chuyen tham My lich su cua TBT Nguyen Phu Trong hinh anh 7
Đã đến lúc Việt-Mỹ “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, pháy huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Đáng tiếc là nếu tiếp tục cấm vận thì lợi ích quốc gia Việt Nam-Mỹ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Với Việt Nam. Nếu chỉ đơn thuần là vũ khí Mỹ, thì không mấy quan trọng và cần thiết với Việt Nam vì 90% vũ khí của quân đội Việt Nam đều của Nga và với vũ khí đó Việt Nam đủ khả năng buộc kẻ thù trả giá đắt khi xâm phạm chủ quyền.
Bằng chuyến xuất ngoại đầu tiên của vị tân Bộ trưởng QP Ngô Xuân Lịch đến Nga, Việt Nam cũng đã gửi một tin nhắn đến Mỹ là hợp tác quốc phòng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì Nga-Việt Nam vẫn là mối ưu tiên đặc biệt với độ tin cậy cao.
Nga cũng chứng tỏ bằng việc triển khai nhanh việc đóng cặp tàu Gerpad thứ 2 cho Việt Nam nhanh kỷ lục với uy lực, cấu hình theo yêu cầu cao của Việt Nam
Vì thế cấm vận vũ khí hay không, với Việt Nam chỉ là biểu tượng, Việt Nam không hề bị áp lực với chuyện này.
Có điều, sự phát triển mối quan hệ Việt Nam-Mỹ mới khiến Việt Nam quan tâm. TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ tuyên bố: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai là tư tưởng, hành động của Việt Nam muốn là bạn với Mỹ.
Thiếu lòng tin, Việt Nam sẽ như thế nào trong TPP với Mỹ, làm sao để phát huy sự tương đồng trên Biển Đông?...Đó chẳng phải là lợi ích quốc gia Việt Nam?
Với Mỹ. Nếu như chiến lược xoay trục sang Châu Á-Thái Bình dương, Mỹ lấy ASEAN làm trọng tâm và Việt Nam là trọng điểm thì cấm vận vũ khí Việt Nam có nghĩa là chiến lược của Mỹ không có trọng điểm.
Hơn ai hết Mỹ quá hiểu vai trò, bản lĩnh của ASEAN trước khi Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia là như thế nào, Mỹ hiểu Việt Nam sẽ ở đâu trong cục diện địa chính trị ĐNA. Do đó, Việt Nam trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược Châu Á-Thái Bình dương của Mỹ.
Cấm vận vũ khí, nghĩa là về nguyên tắc Mỹ vẫn coi Việt Nam là kẻ thù, hay như một số người nói là chiến tranh Mỹ-Việt Nam vẫn chưa kết thúc, điều đó khiến cho Mỹ không có lợi thế Việt Nam trong chiến lược đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.
Vậy, cái gọi là nhân quyền, dân chủ của Mỹ có được thực thi hay không ở Việt Nam liệu có ảnh hưởng gì đến lợi ích quốc gia, an ninh Mỹ? Liệu cái nhân quyền, dân chủ đó ở Việt Nam có ngăn chặn được việc Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà, đe dọa an ninh bờ Tây nước Mỹ?
Có thể nói, tại khu vực Châu Á-Thái Bình dương này, nếu như Mỹ Mỹ đang triển khai chiến lược “tái cân bằng” thì Nga và đặc biệt là Trung Quốc cũng không ngồi nhìn khi Mỹ cứ kéo dần lực lượng về phía mình để đối phó, ngăn chặn Trung Quốc.
Trung Quốc, Nga sẽ hành động tập hợp lực lượng  ra sao để chống Mỹ hay ít nhất để không bị cô lập? Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam không và Việt Nam sẽ xử lý ra sao mối quan hệ với Mỹ khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận?

Bài viết sẽ hoàn thành trước khi Tổng thống Mỹ Obama đặt chân xuống sân bay Nội Bài-Hà Nội.

7 nhận xét:

  1. Bài viết của bác Thống có khách quan hơn một tý. Nhưng những nhận định, giải pháp, theo tôi, cũng là trong thời đoạn hiện nay. Tôi nghĩ Mỹ sẽ gỡ bỏ cấm vận vũ khí. Tất nhiên, tuyên bố công khai là gỡ bỏ, nhưng các bước cụ thể thì vẫn phải theo lộ trình, cam kết mà 2 bên đã thỏa thuận. Hai quân đội Việt Mỹ sẽ phối hợp, chia sẽ sâu hơn. Có nhiều vấn đề về quân sự mà VN cần. Không nhất thiết phải là mua vũ khí ngay.
    Theo tôi, Nga chỉ liên kết trong tình thế với TQ thôi. trong tình thế hiện nay, Nga chỉ ủng hộ miệng TQ thôi, vì không đủ uy, đủ sức để tham gia mặt trận phía biển Đông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga cũng chỉ giữ quan hệ chừng mực với Trung Quốc mà thôi

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Bác Thống có thấy rằng: Obama khá "tế nhị" khi chờ gần xong ngày bầu cử, mới sang VN. Dù cân nhắc thận trọng thế nào thì lãnh đạo VN cũng thấy rằng: phải tận dụng hết mức cơ hội này để Mỹ thâm nhập sâu hơn vào VN, vào biển Đông.

    Trả lờiXóa
  4. Bác Thống rất uyên bác. Rõ ràng Nga bán S300 cho ta và S400 cho trung quốc. Bán cổ phần công ty dầu khí mẹ của vietxopetro cho trung quốc. Nga cần trung quốc hơn ta. Trung Quốc cần biển đông hơn ta. Và ta thì một mình chưa giữ nổi biển

    Trả lờiXóa
  5. Bác Thống rất uyên bác. Rõ ràng Nga bán S300 cho ta và S400 cho trung quốc. Bán cổ phần công ty dầu khí mẹ của vietxopetro cho trung quốc. Nga cần trung quốc hơn ta. Trung Quốc cần biển đông hơn ta. Và ta thì một mình chưa giữ nổi biển

    Trả lờiXóa