Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

EU đã “dương cờ trắng” trong cuộc chiến khí đốt với Nga!


Nước Nga của Putin không phải là các nước trong thế giới thứ 3 để EU khai thác kiểu thực dân!
"Đây là một dự án chính trị (Nord Stream-2). Chúng tôi yêu cầu Ủy ban Châu Âu khởi động một cuộc điều tra và dừng dự án chống lại châu Âu, chống Ukraina, chống Slovakia, chống Ba Lan " (Cựu TT Ucraine)
Trong khi dư luận đang tập trung chú ý vào những điểm nóng xung đột quân sự tại Trung Đông, Ukraine…thì trại châu Âu đã, đang tồn tại một cuộc chiến tuy âm thầm nhưng rất khốc liệt. Đó là cuộc chiến khí đốt giữa Nga và EU kéo dài hơn một thập kỷ qua.
Vào ngày 31/3, Ủy ban Châu Âu đã chính thức tuyên bố từ bỏ sự phản đối của mình đối với Nord Stream 2 - đường ống dẫn khí đốt khổng lồ mà Nga đang xây dựng đi qua Baltic để cung cấp khí đốt trực tiếp cho Đức - kết thúc một cách hiệu quả mọi đấu tranh căng thẳng trước đây về dự án.
Sự đồng ý của Ủy ban châu Âu đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 đã đưa đến chiến thắng thuyết phục của Nga trong cuộc đấu tranh kéo dài để đảm bảo vị thế của nó là nhà cung cấp khí chính của Châu Âu trong khi vẫn kiểm soát các nguồn năng lượng của mình.
Âm mưu và thù hận!
Câu chuyện về xuất khẩu của Nga sang châu Âu là lý do quan trọng nhất cho sự sụp đổ trong quan hệ giữa Nga và phương Tây kể từ khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 1999.
Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991, phương Tây hý hửng rằng Nga, một quốc gia có đất đai phì nhiêu, khoáng sản lớn, sẽ bị “xẻ thịt”, đặc biệt sẽ biến nước Nga trở thành nguồn cung cấp béo bở dầu và khí lớn cho nền kinh tế châu Âu.
Điều này đi cùng với tham vọng là các mỏ dầu và khí đốt của Nga sẽ được các công ty năng lượng phương Tây khai thác và khai thác theo cùng cách mà các công ty này đã từng ở những nơi khác, một lối khai thác kiểu “thực dân” như châu Phi, Trung Đông…
Đây là thời kỳ cái gọi là "dash for gas" (Dùng khí sản xuất điện), đang phát triển khi ngành công nghiệp sản xuất điện bằng than ở châu Âu do bị ô nhiễm cao phải đóng cửa, và với dự đoán về một dòng chảy khổng lồ khí đốt Nga giá rẻ sẽ đến châu Âu.
Tuy nhiên, sau khi Chính phủ Nga thay đổi vào năm 1999, với Vladimir Putin trở thành lãnh đạo của Nga, trước hết là Thủ tướng và sau đó là Tổng thống, đã đặt đấu chấm hết cho ước mơ thực dân, tham vọng hão huyền của các nhà tư bản đế quốc EU-Châu Âu.
Không bao giờ Putin nhường quyền kiểm soát các nguồn năng lượng của mình cho các công ty năng lượng Phương Tây dù bất kỳ một hình thức mỹ miều nào như “Gói năng lượng thứ 3” vân vân…và vân vân.
Nếu như đây là một trong những lý do quan trọng nhất khiến nhiều người trong lãnh đạo Nga năm 1999 đã ủng hộ ông cho Tổng thống Nga cùng với việc Putin đã giải quyết gọn bọn khủng bố ở Chechnya thì với PT đây là điều ngược lại.
Có thể nói, sự thù địch, căm tức của phương Tây với Putin có nhiều nguyên nhân, nhưng, sự tức giận do vai trò đóng cửa mỏ dầu và khí đốt của Nga lên sự phát triển và khai thác không giới hạn của các công ty năng lượng phương Tây lại là một trong những lý do chính quan trọng nhất.
Putin luôn khẳng định rằng nhà nước Nga phải kiểm soát và điều tiết khoản đầu tư này, và ưu tiên của ông là thông qua hợp tác liên doanh với các công ty Nga, đặc biệt là Rosneft mà không bao giờ tư nhân hóa đối với 2 công ty này…
Tất nhiên, đây không phải là những gì các chính phủ phương Tây và các công ty năng lượng phương Tây đã có trong đầu. Quan niệm của họ về một cái gì đó gần gũi hơn với những gì xảy ra ở một số nước trong cái mà trước kia được gọi là Thế giới Thứ ba, nơi các công ty năng lượng phương Tây điều hành chương trình, khai thác tài nguyên giàu có của các nước này theo ý họ và lợi ích của phương Tây. 
Mỹ, Anh và đặc biệt là Ủy ban Châu Âu tại Brussels vô cùng căm tức, thù địch chính sách của Putin-Nga và đã cương quyết làm tất cả mọi thứ họ có thể để đưa người Nga quay trở lại, buộc phải tự do hóa ngành công nghiệp năng lượng của Nga.
Kết quả là cuộc chiến tranh năng lượng giữa Nga và phương Tây đã bắt đầu, với mục tiêu quyết chiến chiến lược là Gazprom của Nga, bằng 2 cú đánh mang tên “Gói năng lượng thứ 3” và “Đa dạng hóa khí đốt” mà chúng ta lần lượt nhận biết sau đây.
Như vậy, bản chất của cuộc chiến này là sự chiếm đoạt kiểu “thực dân” tài nguyên khoáng sản nước Nga, được tiến hành trong một chiến lược lớn là “bẻ răng Gấu Nga”, làm tan rã nước Nga của các thế lực phương Tây đứng đầu là Mỹ.
Những cú ra đòn và phản đòn ngoạn mục…
1, Gói năng lượng thứ 3 của EU
Để tấn công Gazprom làm tan rã Gazprom, EU sử dụng vũ khí là “Gói Năng lượng Thứ Ba” (GNLT3).
“Gói năng lượng thứ 3” mà EU đề ra nhằm mục đích tự do hóa thị trường năng lượng và ngành công nghiệp Châu Âu bằng cách mở rộng nó cho cạnh tranh. Ủy ban Châu Âu nhấn mạnh rằng điều này có nghĩa là Gazprom không thể kiểm soát độc quyền bất kỳ đường ống nào mà nó xây dựng hoặc hoạt động trên lãnh thổ EU.
Rốt cuộc, đòn mà “Gói năng lượng thứ 3” nhằm vào Nga là: Gazprom buộc phải tư nhân hóa theo cách EU đã chọn nếu như muốn bán sản phẩm cho EU.
Nếu như Nga chấp nhận phê chuẩn “Gói năng lượng thứ 3” này thì EU sẽ kịp thời mở rộng nó tới Nga bằng cách yêu cầu người Nga tự do hoá ngành năng lượng của mình ở thượng nguồn bằng cách tư nhân hoá Gazprom và mở ra các mỏ dầu khí của Nga cho các công ty năng lượng phương Tây khai thác để phù hợp với thị trường năng lượng châu Âu được tự do hóa bởi những quy định trong GNLT3 ở phần hạ lưu
Mỹ-EU đã tin tưởng vào chiến thắng bởi cơ sở mà theo họ là vững chắc, không thể đảo ngược, đó là, họ cho rằng, toàn bộ sự tồn tại của nền kinh tế Nga phụ thuộc vào việc Nga bán dầu và khí đốt cho châu Âu, họ coi Nga như là “cái trạm xăng”…
Tuy nhiên, vào tháng 12/2014, người Nga đã phản đòn bằng một cú mạnh đã gây sốc cho người tiêu dùng, gây ra những lời phản đối dữ dội trên khắp EU:
Nga đã hủy bỏ một cách đột ngột đường ống South Stream được cho là cung cấp khí đốt qua miền nam và đông Âu, sau khi Ủy ban châu Âu nhấn mạnh rằng “GNLT3” được áp dụng cho nó. 
Không chỉ hủy bỏ South Stream, Nga còn tuyên bố rằng họ sẽ không còn muốn xây dựng hoặc vận hành các đường ống dẫn khí đốt trên lãnh thổ EU, và thay vì South Stream, họ sẽ xây dựng một đường ống dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Cú phản đòn này, Nga đã sổ toẹt vào GNLT3 của EU và chứng minh rằng, toàn bộ giả định rằng Nga phụ thuộc vào châu Âu để bán khí đốt của họ là sai lầm. Ngược lại nó bật ra rằng, đó là EU phụ thuộc vào Nga vì khí đốt của họ, chứ không phải theo cách khác.

Như vậy, EU ra đòn GNLT3 với Nga dựa trên một cái thế EU là khách hàng duy nhất mà EU không mua thì kinh tế của Nga sẽ sụp đổ. Nga phản đòn và chứng minh rằng, Nga không bán khí đốt cho EU, vẫn sống tốt, nhưng không có khí đốt của Nga thì EU mới điêu đứng.
2, Đa dạng hóa khí đốt 
Lưu ý: Ở châu Âu hiện nay, khi Nga, Đức đã đồng ý điều gì đó thì nó sẽ xảy ra bất chấp ai nói khác hay nghĩ khác về nó.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk: Dự án Nord Stream-2 đã vi phạm các quy định của EU.
2, Đa dạng hóa khí đốt
Tất nhiên những tinh hoa chính trị Châu Âu không bao giờ ra đòn đơn lẻ, đề phòng thất bại, trong khi ra đòn bằng “Gói năng lượng thứ 3”, EU và không chỉ EU mà ngay cả Nga cũng đã tổ chức “phòng thủ” bằng chiến lược “Đa dạng hóa khí đốt”.
Với EU, đây là chiến lược nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc và sẵn sàng loại bỏ nhà cung cấp chính là Nga khi cần thiết. Một chiến lược hợp lý trong lĩnh vực cạnh tranh thị trường nhưng liên quan lớn đến cuộc chiến địa chính trị khốc liệt mà đã đang gián tiếp hoặc trực tiếp diễn ra xung đột quân sự.
Điều này đã dẫn đến nhiều kế hoạch khác nhau, bao gồm việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từ Vịnh Ba Tư và Mỹ, xây dựng đường ống Nabucco trên khắp Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Caucasus tới Azerbaijan, việc nhập khẩu khí đốt từ các mỏ khí đốt mới được phát hiện ở Đông Địa Trung Hải, và việc nhập khẩu khí từ Bắc Phi.
Đáng tiếc là chiến lược này của EU với sự hỗ trợ của Mỹ đã thất bại không thể cưỡng lại được mà chúng ta thấy rõ sau đây:
Thứ nhất, tại Syria.
Như mọi người đều biết, nguyên nhân chính, sâu xa của cuộc khủng hoảng Syria, chính là đường ống dẫn khí đốt. Đầu tiên, chính quyền Syria không chấp nhận một đường ống dẫn khí đốt đi qua lãnh thổ vì, Syria không muốn chính nó gây hại cho Nga.
Tất nhiên, không thể khác, chính quyền Syria bị Mỹ-Phương Tây coi là kẻ thù và họ dở hành động như đã thường thấy tại Iraq, Lybia…hòng loại bỏ chính quyền “thân Nga” này với câu thần chú “Assad must go!”.
Gần 5 năm gây ra bao nhiêu đau thương tang tóc cho nhân dân Syria và sắp đến ngày Assad sụp đổ thì Nga xuất hiện. Tình hình chiến sự, chính trị Syria bây giờ thế nào ta đã biết, chắc chắn, sẽ không có một đường ống khí đốt chạy qua Syria đến Châu Âu.
Thứ hai, các dự án “đa dạng hóa khí đốt” của EU đã gặp phải một vấn đề không thể giải quyết được là: Các dự án không cấp đủ khí đốt cho nhu cầu ngày càng tăng mạnh của EU, đồng thời nó quá đắt đỏ so với khí đốt giá rẻ của Nga.
Vậy thì, khí đốt Nga không chỉ là sự hấp dẫn tư bản không thể cưỡng lại được mà còn là sự lựa chọn bắt buộc.
Quốc gia trong EU bị ảnh hưởng đầu tiên và nhận thức được vấn đề đầu tiên chính là Liên bang Đức. Đức có ngành công nghiệp lớn không chỉ đòi hỏi nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ dồi dào mà còn trở nên phụ thuộc vào khí đốt hơn vì Đức đã đóng cửa các ngành công nghiệp than và hạt nhân.
Điều thú vị là mặc dù các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga với sự quyết liệt của Đức vào tháng 7/2014, nhưng vào tháng 6/2015, chỉ vài tháng sau khi Nga hủy bỏ đường ống South Stream vào tháng 12/2014, với sự hỗ trợ đầy đủ của chính phủ Đức, “Dự án Nord Stream 2” được công bố.
Trong dự án này, Đức đã đồng ý với yêu cầu của Nga rằng nó sẽ không phải tuân theo Gói năng lượng thứ Ba của EU.
Tất nhiên, EU, đặc biệt là những quốc gia có đường khí đốt quá cảnh như Ukraine, Ba Lan…phản đối quyết liệt, tính ra có 7 quốc gia đệ đơn lên UB châu Âu để kiện, ngăn cản dự án này, nhưng cuối cùng EU cũng phải tuân thủ vì 2 lý do chính sau đây:
Một là, có một thực tế nên nhớ, ở châu Âu ngày nay, nếu người Đức và người Nga đồng ý về một cái gì đó thì nó sẽ xảy ra bất kể những gì người khác có thể nghĩ khác hay nói gì khác về nó. 
Chính phủ Đức có thể đã giết chết Nord Stream 2 vào bất cứ lúc nào nhưng họ đã chọn không vì điều đó sẽ làm cho ngành công nghiệp Đức lên cơn co giật, chứ thành thật Đức cũng chẳng thân thiện gì với Nga. Đức vẫn đang là quốc gia quyết tâm cấm vận, trừng phạt Nga.
Hai là, Ukraine đã lộ rõ là một kẻ sẵn sàng “bắt EU làm con tin” bất cứ lúc nào mà EU khiến Ukraine tổn thương.
Đến đây, chúng ta nên biết qua một chút về “trận chiến khí đốt” nhỏ hơn chỉ giữa Nga và Ukraine trong năm 2006, 2009, nhưng có tác động mạnh đến “cuộc chiến khí đốt Nga-EU”.
Chiến trường diễn ra trận chiến là mạng lưới đường ống hiện có giữa Nga và EU được Liên Xô xây dựng chủ yếu từ những năm 1960 đến những năm 1980, với nhiều đường ống đi qua Ukraine đang thuộc Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, người Nga trong một thời gian tìm cách giữ cho Ukraine thân thiện về mặt chính trị bằng cách cung cấp cho Ukraine khí đốt giá rẻ và Ukraine được hưởng lợi từ phí vận chuyển Gazprom đã trả cho việc khí đốt châu Âu đi qua các đường ống của Ukraine.
Sau khi Putin trở thành Tổng thống, sự sắp xếp ấm cúng này đã chấm dứt. Nga đã bắt đầu nhấn mạnh rằng Ukraine phải trả giá thị trường cho Nga, và trong năm 2006 và 2009, các hợp đồng cung cấp khí đốt mà Nga đã tạo điều kiện cho Ukraine trước đó đã kết thúc.
Đồng thời, người Nga bắt đầu nhấn mạnh đến sự thanh toán kịp thời của Ukraine đối với khí đã cung cấp, và yêu cầu Ukraine thanh toán tất cả các khoản nợ chưa thanh toán.
Trong năm 2006 và 2009 Ukraine từ chối trả giá cao hơn theo yêu cầu của người Nga và không trả khoản nợ, khiến cho Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt của UkraineUkraine đã trả đũa cả hai lần bằng cách gạt bỏ khí đi qua các đường ống dành cho khách hàng châu Âu của Gazprom. 
Kết quả là sự thiếu hụt khí ở Trung và Đông Âu và còn nhớ Châu Âu gần như chết cóng trong năm 2009.
Rõ ràng Ukraine là một quốc gia trung chuyển khí đốt cho châu Âu không đáng tin cậy và sau cuộc cách mạng “Maidan” thì càng không đáng tin cậy hơn khi chính quyền Kiev đã sử dụng EU làm “con tin”…đe dọa sẽ rút bớt khí đốt của châu Âu qua đường ống nếu cần…
Hành động của Ukraine đã buộc EU phải lựa chọn…
Trong khi đó, với Nga, “đa dạng hóa khí đốt” cũng là chiến lược để thoát ra khỏi sự bao vây cô lập của EU.
Trong chiến lược này, Nga đã thành công hơn EU trong việc đa dạng hoá xuất khẩu khí đốt cho các khách hàng không thuộc châu Âu so với các nước châu Âu đang giảm nhu cầu nhập khẩu khí từ Nga. 
Cụ thể vào năm 2014, người Nga đã công bố các dự án lớn để xây dựng hai đường ống khổng lồ cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. 
Mặc dù các đường ống này đã bị các nhà phê bình tự do phương Tây và Nga cho là không có ý nghĩa về kinh tế bởi vì người Trung Quốc sẽ trả ít tiền hơn so với khách hàng châu Âu của Nga…nhưng ít nhất Nga sẽ kiếm được lợi nhuận từ một lượng lớn khí đốt bán cho Trung Quốc ngoài EU.
Kết quả cuộc chiến
EU-Mỹ tiến hành cuộc chiến nhằm đạt 2 mục tiêu quan trọng: Tư nhân hóa nguồn sản xuất năng lượng Nga và giảm sự phụ thuộc và năng lượng Nga, trong đó tư nhân hóa Gazprom là mục tiêu chính, quyết định.
Người Nga đã chứng tỏ cho Mỹ-EU thấy, các mỏ dầu, khí hay tài nguyên khoáng sản là của Nga do Nga quản lý, sử dụng chứ không phải là thứ trong túi của Mỹ-EU, Mỹ-EU muốn có như vậy thì chỉ có một cách duy nhất là đem quân đội sang như họ đã từng tại Iraq, Lybia…
Mỹ-NATO không làm được, cho nên Ủy ban Châu Âu đã buộc phải từ chối phản đối của mình đối với Nord Stream 2 và cho biết Nord Stream 2 không được đề cập trong Gói Năng lượng Thứ ba. Tất nhiên là vậy.
Khi Nord Stream 2 được xây dựng như người Nga muốn mà không phụ thuộc gói Năng lượng thứ Ba, thì không có gì ngăn cản người Nga xây dựng Nord Stream 3 hoặc Nord Stream 4…đi qua Baltic trên cùng một cơ sở.
Như vậy sau gần 15 năm chiến đấu, người Nga cuối cùng đã thắng trong cuộc chiến khí đốt với EU. Nga không chỉ đảm bảo vị thế của Nga trong vai trò nhà cung cấp khí đốt chủ yếu cho châu Âu trong tương lai gần, mà còn vẫn kiểm soát được nguồn năng lượng của mình.
EU đã kéo cờ trắng! Điều đương nhiên, thất bại luôn kéo theo hậu quả. Các quốc gia trung chuyển khí đốt như Ukraine, Ba Lan, hung hăng với Nga và bỏ lợi ích quốc gia nghe theo lệnh EU để cấm vận, trừng phạt Nga như Rumania…bị thiệt hại nghiêm trọng.
 Đặc biệt Ukraine, dù không phải là thành viên EU, nhưng bị thất bại bi thảm nhất vì chính ông chủ của nó EU, còn bị thua đau thì phận tự mình làm con tốt cho EU chống Nga mà không bi thảm mới là chuyện lạ.
Đương nhiên, người Nga cũng phải trả giá cho cuộc chiến này không ít cho quy mô chiến thắng của họ. Và tin rằng thời gian sẽ bù đắp.

2 nhận xét:

  1. Đọc lại vân thấy hay quá. Cảm ơn Anh Lê Ngọc Thống!

    Trả lờiXóa
  2. Nước Nga thời Putin thì Mỹ và PT không thể muốn gì được nấy

    Trả lờiXóa