Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Việt Nam – Đằng sau cuộc tập trận RIMPAC 2018



Nhận lời mời tham gia RIMPAC là một chuyện, nhưng lực lượng tham gia như nào lại là vấn đề khác.
Ngày 30/5/2018, Hải quân Mỹ thông báo Việt Nam là một trong 26 quốc gia tham gia tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) bao gồm: Úc, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.
Nội dung chính của RIMPAC là  “mang lại cơ hội huấn luyện độc đáo nhằm thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính sống còn để bảo đảm an toàn của các tuyến đường biển và an ninh tại các đại dương trên thế giới”. Nói cách khác mục tiêu chính là bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải.
Tại sao Mỹ mời Việt Nam tập trận RIMPAC?
Tại Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan đã thực hiện diễn tập quân sự, bắn đạn thật trên những hòn đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cùng lúc đó 2 tàu chiến Mỹ tham gia “tự do hàng hải” các đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm, 12 hải lý đã bị Trung Quốc tố cáo “xâm phạm chủ quyền Trung Quốc”…
Trong bối cảnh đó, Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới này vì các hành động quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông và, chỉ ít ngày sau đó, Mỹ mời Việt Nam tham gia RIMPAC.
Mỹ cho rằng hành động quân sự hóa các đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong tuyến hàng hải quan trọng của Trung Quốc là có ý đồ xâm hại đến an toàn, an ninh “tự do hàng hải”…
Điều này, hành động của Trung Quốc, với Việt Nam còn là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, hành động của Mỹ trên Biển Đông (mà Trung Quốc phản đối…) không ảnh hưởng gì đến Việt Nam nếu Mỹ thực thi đúng với UNCLOS và thực tế Mỹ không vi phạm UNCLOS.
Rõ ràng, diễn biến tình hình hoạt động trên Biển Đông của Mỹ và Trung Quốc cho thấy, lợi ích quốc gia của Mỹ và Việt Nam tương ứng phù hợp nhau. Có nghĩa là “tự do hàng hải” của Mỹ trùng hợp với “chủ quyền Việt Nam”. Mỹ mất “tự do hàng hải” tức chủ quyền Việt Nam bị xâm hại.
Đó là lý do vì sao, Bộ ngoại giao Việt Nam phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Đài Loan tại đảo Ba Bình (QĐ Trường Sa) của Việt Nam, nhưng không có ý kiến gì về việc 2 tàu chiến Mỹ “tự do hàng hải tại Hoàng Sa khi Trung Quốc lên tiếng phản đối…
Và, đó cũng là “lý do sâu xa” bỗng dưng Mỹ mời Việt Nam tham gia IMPAC 2018 sau khi hủy lời mời với Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc phản đối Mỹ trên Biển Đông?
Hai tàu chiến Mỹ chỉ cách đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam là 12 hải lý nhưng Trung Quốc tố cáo Mỹ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc…
Trước hết, hành động của 2 tàu chiến Mỹ trên Biển Đông hoàn toàn tuân thủ UNCLOS.
Theo UNCLOS thì tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không có các vùng đặc quyền mà chỉ có vùng lãnh hải (12M) trong một số đảo. Các đảo chìm nổi, đảo nhân tạo thậm chí không có vùng lãnh hải mà chỉ có vùng an toàn…
Điều này phù hợp với quan điểm của Việt Nam chúng ta. Vì thế, tàu Mỹ đi lại bên ngoài khu vực 12 M thì hợp lệ nên Việt Nam không phản đối.
Nhưng, Trung Quốc phản đối vì cho rằng, vùng biển trong phạm vi “đường lưỡi bò” là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà theo đó, tất cả các đảo trên 2 QĐ Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của họ. Do đó, tàu Mỹ không được “tự do hàng hải” trong khu vực “lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra.
Tuy nhiên không ai, trong khu vực và trên thế giới, và kể phán quyết của Tòa án Quốc tế công nhận vùng “đường lưỡi bò” là thuộc chủ quyền Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Hành động của Mỹ trên Biển Đông đã sổ toẹt “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Vì vậy, việc Trung Quốc tố cáo Mỹ, nhưng, với Việt Nam, đây chính là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam có tham gia RIMPAC 2018 hay không?
Vào tháng 6/2012, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự RIMPAC với tư cách là “quan sát viên” trong khoa mục “hoạt động diễn tập quân y” từ 16/7 – 20/7 tại Hawaii. Và lần này, lần thứ 2 Việt Nam được mời…
Việt Nam ghi nhận lời mời tập trận RIMPAC 2018 của Mỹ, nhưng chấp nhận tham gia ở mức độ nào, bằng lực lượng chiến đấu trực tiếp hay không lại là vấn đề khác…
Chẳng hạn, Hải quân Việt Nam cử tàu Gepard 3.9 hay tàu “cứu hộ, cứu nạn” trên biển tham gia trong RIMPAC…thì tính chất, thông điệp, ý nghĩa tập trận của Việt Nam hoàn toàn khác nhau…
Khả năng lần này, Việt Nam sẽ tham dự vì mục tiêu “an toàn tự do hàng hải trên cơ sở theo UNCLOS”, nhưng cũng như lần trước, chỉ trong “hoạt động quân y hoặc chỉ tham gia “cứu hộ cứu nạn trên biển”.
Chắc chắn, nếu như có ai đó mong muốn “nhìn thấy tàu Lý Thái Tổ hay Đinh Tiên Hoàng…của Hải quân Việt Nam khạc lửa cùng Hải quân Mỹ trong RIMPAC” như một số báo đưa tin, thì chỉ là mơ tưởng…
Theo quan điểm của tôi, thì không việc gì chúng ta cử tàu chiến đấu đi tham gia diễn tập vì chúng ta không có ý định chiến đấu với ai trên Biển Đông để bảo vệ “tự do hàng hải”, chúng ta chỉ cứu người, cứu hộ, cứu nạn trên tuyến hàng hải Biển Đông cũng là góp phần vào mục tiêu “an toàn, tự do hàng hải”.

1 nhận xét:

  1. Việt Nam có những ứng xử rất khôn ngoan; vừa thể hiện bản lĩnh vừa hết sưc mềm dẻo

    Trả lờiXóa