Nắm quyền điều khiển sự hỗn loạn trong một
thế giới đa cực không dễ như thế giới đơn cực, nó có thể rơi vào tay kẻ khác.
Phải công nhận,
ở tầm nhìn chiến lược thì “chiến lược hỗn loạn có điều khiển” của giới tinh hoa
Mỹ là cực kỳ tuyệt vời.
Tạo ra sự hỗn
loạn một khu vực nào đó nhưng vẫn nằm trong sự điều khiển của mình để tạo ra
một môi trường địa chính trị có lợi, và không chỉ thế, còn thu được nhiều lợi
nhuận về kinh tế và vị thế chính trị…Đó chính là lợi nhuận chiến tranh.
Lợi nhuận chiến tranh…
Trong tư tưởng
quân sự, truyền thống người Nga, từ trước tới nay thì chiến tranh luôn là sự
hủy hoại, là sự tàn phá khủng khiếp người và của. Trong khi đó “lợi nhuận chiến
tranh” như là một tư tưởng truyền thống của nền văn minh Mỹ-Phương Tây.
Chiến tranh chỉ
nhằm đạt mục tiêu chính trị hay là chỉ sự tiếp theo của chính trị mà chính trị
cuối cùng cũng là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, của các lợi ích. Vì thế,
chiến tranh của các nước lớn gây ra cũng vì cuối cùng là kinh tế, lợi ích quốc
gia.
Các cuộc chiến
tranh mà Mỹ-Phương Tây gây ra sau chiến tranh lạnh tại Iraq , Lybia, Afganistan cũng chỉ vì
kinh tế (tiền, tài nguyên).
Người Nga thời
Putin, không rõ là vô tình hay cố ý đã rơi vào “trò chơi” này của Mỹ, xuất binh
để can thiệp quân sự vào Syria khi tình hình chính trị, quân sự tại đó và Trung
Đông đang trở nên hỗn loạn và thật ngạc nhiên…Nga đã thu được lợi nhuận bất ngờ
trong cuộc chiến này.
1, Lợi
nhuận từ bán vũ khí. Chiến trường Syria đã biến thành bãi thử vũ khí
Nga và vũ khí Nga đã nổi tiếng và đắt hàng từ cuộc chiến này. Vô tình, chiến
trường đã làm tốt khâu quảng bá vũ khí Nga cực tốt và bắt đầu từ đây thị phần
xuất khẩu vũ khí Nga đã theo sát Mỹ.
2, Làm
tăng giá dầu. Khi giá dầu giảm trong năm 2014 từ 110-120 USS/thùng giảm
mạnh trước khi Nga can thiệp quân sự vào Syria (tháng 9/2015) chỉ còn 45
USD/thùng và giảm mức thấp kỷ lục là 30 USD/thùng vào 1/2016…đã làm cho kinh tế
Nga điêu đứng là thực tế.
Giá dầu giảm là
do Mỹ và Phương Tây trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine , nhằm làm sụp đổ nền kinh
tế Nga mà họ coi Nga như một “cây xăng” và cho rằng nguồn thu nhập chính của GDP
Nga chỉ dự và bán dầu, khí đốt.
Tuy nhiên, giá
dầu 30 USD/thùng không thể thấp hơn được nữa, Nga vẫn không sụp đổ và đặc biệt
cùng với chiến thắng của Nga trên chiến trường Syria thì giá dầu cứ tăng dần, tăng
dần…cho đến nay là gần 80 USD/thùng. Thực tế giá dầu tăng cao quá Nga cũng không thích, nó trong khoảng 60 USD/thùng là đẹp nhất.
Điều này không
khó giải thích vì 2 lý do chính sau đây:
Thứ nhất là
Arabia Saudi, theo lệnh Mỹ giảm giá dầu để chống Nga đồng thời lực lượng proxy
của họ trên Syria bị Nga đánh cho tan tác, trong khi phải căng ra để chống
Houthi tại Yemen…đã không chịu đựng nổi khi giá dầu thấp khiến ngân sách bị
thâm hụt lớn buộc phải ngồi lại đàm phán với Nga để định vị giá dầu.
Thứ hai, rất
quan trọng, là Nga tập trung không lực tấn công mạnh và hủy diệt hoàn toàn “đường
ống trên bánh xe” của những kẻ ăn cướp tài nguyên dầu lửa của Syria đi bán ra thì trường chợ đen
với giá rẻ mạt với giá dưới 15 USD/thùng.
(Lưu ý là nguồn dầu giá rẻ này không phải là
ít, đã làm “giả mạo” dầu khai thác từ đá phiến và khi nó bị cắt thì để bù lỗ cho
khai thác đá phiến thì dầu phải tăng giá…chúng ta sẽ để ý và phân tích kỹ sau…)
3, Giữ
thị phần cung cấp khí đốt cho châu Âu
Syria là một
trung tâm đầu mối “giao thông khí đốt” mà khí đốt từ Qatar, Israel và các quốc
gia vùng Vịnh muốn đến châu Âu đều phải qua Syria.
Năm 1999, Syria
đã không chấp nhận cho phương Tây xây dựng đường ống dẫn khí đốt ở đây để “đa
dạng hóa nguồn cung” tức gạt Nga ra khỏi thị trường Châu Âu và đó là một trong
những nguyên nhân chính khiến Bashar Assad bị Mỹ, phương Tây và các quốc gia
vùng Vịnh tập trung lật đổ.
Nga can thiệp
quân sự tại Syria
để chống khủng bố và bảo vệ chính quyền Assad tức là bảo vệ thị phần cung cấp
khí đốt cho Châu Âu. Và, đến nay, chiến thắng của Nga tại Syria, sức mạnh quân
sự đáng gờm của Nga đã khiến cho Châu Âu không còn cách nào khác là phải mua
khí đốt của Nga.
Như vậy, nhìn
trước mắt, chỉ riêng về lợi ích kinh tế, chiến tranh tại Syria đã khiến Nga bán
được hàng hóa, giá cả phải chăng, không chỉ giữ vững mà còn tăng thị phần bán
hàng…thì không phải là lợi nhuận chiến tranh thì là điều gì khác?
Điều đặc biệt
là Nga cũng như Mỹ, tiến hành “chiến tranh giá rẻ” mà về nguyên tắc không tốn
máu xương người lính, thì kết quả là Nga đã “lãi ròng” trong cuộc chiến Syria
mà chưa tính đến lợi ích địa chính trị.
Đáng buồn cho
Mỹ và phương Tây là chính họ gây ra sự hỗn loạn tại Syria và Trung Đông nhưng thực tế
chứng minh cay đắng là chính Nga mới là người điều khiển…
Hỗn loạn Châu Âu…
Có thể nói, sức
mạnh Nga và sự giảm sút sức mạnh Mỹ đã chứng minh thế giới đa cực là thực tế,
khiến Liên minh châu Âu (EU) phân mãnh…Và, sự hỗn loạn đã xảy ra khi Mỹ tuyên bố
đơn phương rút khỏi thỏa thuân hạt nhân với Iran (JCPOA).
Diễn biến trong
mấy ngày qua EU đã “bạo loạn” chống Mỹ, điều chưa từng xảy ra trong mối quan hệ
liên minh Mỹ-EU trong suốt gần thế kỷ qua.
Bạn đọc chắc đã
biết nhiều về EU đã đoàn kết chống Mỹ để bảo vệ lợi ích quốc gia khi Mỹ rút
khỏi JCPOA như thế nào…Ở đây, tôi chỉ cung cấp cho các bạn một tin mới có tính
chất khác mà không nằm trong hậu quả trực tiếp từ việc Mỹ trừng phạt Iran…
Đó là, Tổng
thống Bulgaria, Rumen Radev đã tuyên bố muốn Nga xây dựng đường ống dẫn khí đốt
mang tên “Luồng Bulgaria”. Tại sao?
Số là năm 2014,
Bulgaria theo lệnh Mỹ đã từ
chối đặt đường ống South Stream qua lãnh thổ của mình buộc Nga ký một thỏa
thuận với Ankara .
Điều trớ trêu
biểu hiện phận làm tay sai nhục nhã cho Mỹ của nhà cầm quyền Bulgaria là trong
2 năm tới Bulgaria sẽ bắt đầu nhận khí từ Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt
của Thổ Nhĩ Kỳ, và tất nhiên phải trả tiền cho quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo lệnh Mỹ , Bulgaria
thiệt đơn thiệt kép và giờ kêu thì đã muộn, Mỹ không nghe vì “Mỹ trên hết”. Đó
là lý do Bulgaria
bây giờ mới dám nói không với Mỹ.
Kết luận: Đến đây, chúng ta rút ra được
điều lý thú, rằng, như đã công nhận ở trên là các nhà tinh hoa chiến lược Mỹ đã
soạn thảo ra chiến lược “hỗn loạn có điều khiển” là rất tuyệt vời nhưng chỉ
trong hoàn cảnh cấu trúc quyền lực thế giới là đơn cực.
Tuy nhiên, áp
dụng nó trong một thế giới có cấu trúc quyền lực là đa cực thì nó trở thành một
con dao 2 lưỡi. Chẳng hạn như Syria
và Trung Đông mà hiện giờ một kẻ mạnh khác là Nga đã hưởng lợi mà Mỹ chỉ biết
ngồi nhìn…
Không chỉ vậy,
tại Trung Đông, khi Nga đã nổi lên là người chơi chính thì các quốc gia Trung
Đông đã không coi Mỹ là duy nhất và do đó họ có quyền nói không với Mỹ, mặc cả
với Mỹ vì lợi ích quốc gia thay vì phải răm rắp nghe theo Mỹ như bấy lâu.
Bây giờ tình hình
EU cũng rơi vào tình cảnh mà Nga đang khai thác triệt để biến họ thành một cực
chống lại Mỹ từ việc Mỹ bất chấp quyền lợi kinh tế của họ trừng phạt Iran .
Thế giới hiện
tại không chỉ có Mỹ mà còn có Nga, Trung Quốc, do đó, nếu EU không đủ sức để
trở thành một cực thì EU có quyền dựa lưng vào một trong 3 kẻ đó để lựa chọn,
mặc cả vì lợi ích quốc gia.
Không biết tại
châu Âu, Nga đang kéo Đức, Pháp…về mình hay ngược lại, nhưng bất luận kịch bản
nào thì Nga đang chủ động, tự tin trong sự khủng hoảng hay hỗn loạn của hai bờ
Đại Tây Dương.
Nước Nga thời Putin thì Mỹ luôn phải dè chừng
Trả lờiXóa