Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Cầu Crimea - Biểu tượng sức mạnh Nga.


1 - Đừng dại khiêu khích Gấu Nga!
Hoàn thành cầu nối eo biển Kerch đã chứng tỏ khi Nga - Putin đã quyết tâm thì không gì là không thể làm được.

Một cây cầu tuyệt đẹp thể hiện ý chí-công nghệ-nghệ thuật của người Nga
Việc Khorutsov quyết định cắt tỉnh Crimea của CHXHCN LB Nga, chuyển giao cho CHXNCNXV Ukraine vào năm 1954 trong bối cảnh đang còn tồn tại Liên bang Xô viết (Liên Xô) hùng mạnh được coi như không sai, vì lãnh tụ Khorutsov không biết rằng Liên Xô sẽ tan rã năm 1991.
Như vậy chỉ “sau một đêm”, Crimea, nơi mà các thế hệ người Nga đã đổ không biết máu xương trong các cuộc chiến tranh trước đây để giành giữ nó, bỗng chốc trở thành lãnh thổ của “nước ngoài” và hiện có hơn 90% dân số Nga sinh sống, bỗng chốc trở thành “ngoại kiều”.
Dẫu sao lúc đó người Nga còn có niềm an ủi rằng, họ đang là công dân của Liên Xô, nhưng năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì với họ, “nước ngoài” và “ngoại kiều” không còn đặt trong dấu ngoặc kép nữa.
Giá như, Tổng thống Liên Xô là Gorbachev biết Liên Xô sắp tan rã, ông ký quyết định ngược lại với quyết định của Khorutsov, trả Crimea về cho LB Nga thì Ukraine - Nga bây giờ đâu đến nỗi…
Khi Mỹ và Phương Tây đang de dọa Nga, mở rộng NATO về phía Đông; khi NATO quá thèm thuồng Crimea và muốn đẩy Nga ra khỏi Biển Đen thì họ đã tổ chức bạo loạn lật đổ chế độ Ukraine, dựng lên một chính quyền chống Nga điên cuồng, hung hăng nhất…
Nga đã bị ép đến chân tường và buộc phải hành động, vừa để bảo vệ an ninh quốc gia vừa sửa chữa sự sai lầm của quá khứ. Nga đã sáp nhập Crimea theo một kiểu cách “dân chủ” của Mỹ và Phương Tây quảng bá thúc đẩy khắp các quốc gia trên thế giới nhưng trừ họ ra, là “trưng cầu dân ý”.
Chính quyền Ukraine không ngồi nhìn…
Crimea là một bán đảo nhưng phần đất liền hoàn toàn giáp với Ukraine. Khi Crimea sáp nhập Nga thì ngay lập tức chính quyền Ukraine cắt điện, cắt nước, lượng thực…để bao vây cấm vận Crimea, tức phong tỏa Crimea.
Trong khi đó, Crimea chỉ còn chờ tiếp tế của Nga bằng đường không và phà qua eo biển Kerch. Tuy nhiên, lương thực thực phẩm…thì có thể chuyển bằng máy bay, phà, nhưng điện nước thì không thể, mặt khác eo biển Kerch không phải lúc nào phà cũng xuất phát vì thời tiết hàng hải khắc nghiệt.
Rõ ràng, đây là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng hơn nhiều so với sự cấm vận, trừng phạt của Mỹ-PT nhằm vào Nga. Tình thế ngặt nghèo buộc Nga phải quyết đoán nhanh trên tinh thần “tất cả vì Crimea” của Putin và chính quyền Nga.
Nga đã giải quyết 3 vấn đề ngắn hạn cũng như dài hạn một cách không tưởng đặt mục tiêu chính trị lên hàng đầu bất chấp kinh tế.
1, Năng lượng cho Crimea
Do Ukraine liên tục cắt điện, cho nên, việc đầu tiên là Nga phải xây dựng một cầu năng lượng cung cấp ổn định cho Crimea.
Cầu năng lượng này tổng chi phí theo tính toán chính thức, 47 tỷ rúp. Phần lớn số tiền đã đi đến việc xây dựng đường dây điện từ Rostov đến bán đảo Taman. Qua eo biển Kerch, các tuyến cáp treo được chuyển qua không trung trên các giá đỡ và dọc theo đáy biển. Ngoài ra, họ đã xây dựng một trạm biến áp và cơ sở hạ tầng cần thiết.
Để có được một nguồn năng lượng cung cấp chạy trên đường dây này, Nga triển khai vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân.
Cầu năng lượng Crimea đã hoàn thành vào tháng 5/2016.
2, Đường sắt đến miền Đông 
Từ thời Xô Viết, một phần của tuyến đường sắt ở phía nam Moscow đã đi qua khu vực biên giới của Ukraine ở vùng Lugansk. Sau các sự kiện năm 2014, chính quyền Nga cho rằng Ukraine có thể chặn vận tải đường sắt dọc theo các tuyến đường này. 
Kết quả là, bước thứ hai là đặt một tuyến đường mới dọc theo các khu vực Voronezh và Rostov, bỏ qua Ukraine, với chiều dài 137 km. Việc lắp đặt được hoàn thành vào tháng 8/2017 và chi phí khoảng 55 tỷ rúp. 
Công việc được thực hiện bởi các lực lượng của quân đội. Và dùng đường sắt này để là gì thì chúng ta hiểu, chỉ biết rằng Nga không còn “liều mình như chẳng có” đưa hàng trăm chiếc Kamaz lao thẳng vào Ukraine để “cứu trợ nhân đạo” cho vùng Donbas như thời kỳ đầu.
3, Xây cầu Crimea
Cây cầu Crimean ở mức giá của nó vượt qua tất cả các công trình trước đó và chi phí 228 tỷ rúp. 
Việc vượt qua trở thành một trong những cấu trúc kỹ thuật phức tạp nhất được dựng lên sau sự sụp đổ của Liên Xô: một cây cầu và cầu đường sắt dài 18 km được xây dựng trong điều kiện địa chất khá phức tạp và tạo ra rất nhiều rủi ro về môi trường và chính trị.
Nối liền eo biển Kerch với một cây cầu đã được nung nấu ý tưởng nhiều lần trong vòng 100 năm qua và thậm chí đã từng thử một lần, nhưng tất cả những nỗ lực trước đó đều bị đánh bại bởi sự kết hợp giữa chi phí, chiến tranh và thiên nhiên.
Eo biển chạy giữa hai dãy núi, có nghĩa là gió hú thổi qua giới hạn hẹp của nó. Các đáy biển được bao phủ với một lớp bùn mịn lắng đọng bởi dòng chảy phù sa từ các con sông khác nhau dày đến 80m. 
Những tảng băng trôi qua trong suốt mùa xuân, thực tế, đã có một tảng băng đã lật đổ một cây cầu quân sự Đức được xây dựng trong Thế Chiến II, và khu vực này dễ bị động đất.
Nhưng vì Crimea, ông Putin rất quan tâm và quyết tâm đến dự án này.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Nga Putin đề xuất dự án lần đầu tiên, không có công ty Nga nào muốn chạm vào nó. Thách thức kỹ thuật là ghê gớm, và bất kỳ sự tham gia nào với Crimea đều có nguy cơ bị xử phạt quốc tế khiến các công ty, doanh nghiệp Nga chùn tay.
Cuối cùng Arkady R. Rotenberg - một người bạn lâu năm và là đối tác judo của tổng thống Putin, người đã trở thành một tỷ phú ít nhất bằng cách áp dụng một số dự án đặc biệt của ông Putin - đã nhận lãnh trách nhiệm vô vàn khó khăn này.
Ông Rotenberg nói rằng, “không có sự hy sinh nào là quá lớn trong việc phục vụ quê hương. Các biện pháp trừng phạt quốc tế đã thực sự thúc đẩy xây dựng cây cầu, bằng cách buộc người Nga phải dựa vào chính họ và cây cầu sẽ đứng vững như thành tích xây dựng đỉnh cao của ông”. 
Ngày 16 thắng 5 năm 2018, cầu Crimea đã hoàn thành trước thời hạn 6 tháng, nó trở thành một cây cầu dài nhất châu Âu, là một kiệt tác không tưởng vì nếu chỉ tính về kinh tế, kỹ thuật thì không một siêu cường nào giàu có có đủ can đảm, mạo hiểm để làm.
Quả thật, chỉ khi bị dồn đến chân tường, khi bị nguy cơ đe dọa an ninh, khi bị xâm lược thì bản lĩnh người Nga sẽ phát tiết. Đừng dại khiêu khích Nga, dân tộc Nga có thể làm những điều mà thế giới không ai làm được.
2 - Cầu Crimea – cây cầu “địa chính trị”
Nếu như sau khi sáp nhập Crimea và LB Nga, chính quyền Ukraine hy vọng với sự trừng phạt, cấm vận Nga của Mỹ và Liên minh Châu Âu cùng với tiến về phía Đông của NATO gây áp lực cho Nga buộc Nga phải nhả Crimea, thì đến nay, mọi hy vọng đó, dù mỏng manh nhưng hoàn toàn tuyệt vọng.
Như là “chiếc đinh cuối cùng” của hy vọng Ukraine, cầu vượt qua eo biển Kerch nối Crimea với đất liền Nga đã hoàn thành đã chấm dứt các thách thức đe dọa phong tỏa của chính quyền Ukraine với Crimea. Crimea và Nga đã liền một mối.
Cầu Crimea – quyết tâm chính trị của Nga-Putin
Như đã nói, ở góc nhìn kỹ thuật và kinh tế thì cầu nối eo biển Kerch dù không dài nhất thế giới, không đẹp…nhất thế giới, nhưng không ai dám làm nó vì địa chất, thiên nhiên…không cho phép họ mạo hiểm với đồng tiền trong túi.
Cây cầu nằm trong một khu vực hoạt động địa chấn. Vào mùa đông, cây cầu phải chịu được những cơn bão và tảng băng trôi. Mỗi năm một lần, gió ở eo biển đạt tới 25 m/s và có một lần 32 m/s.
Cần hiểu: tốc độ 25 m/s tức 90 km/h, là một cơn bão mạnh. Trên đất liền, nó nhổ cả gốc cây cổ thụ, trên mặt nước nó tạo thành sóng cao tới 8-11 mét. Một cơn gió 32 m/s (hơn 117 km/h) là một cơn bão với chiều cao sóng trên 11m, cao hơn một ngôi nhà hai tầng.
Lúc đầu Nga tính làm đường ngầm giống như đường ngầm Anh-Pháp vượt qua eo biển Măng sơ để dễ bảo vệ hơn, nhưng các mạch nước ngầm không cho phép phương án này…
Năm 1943, Đức đã làm, nhưng chỉ một tảng băng trôi đã phá hủy cây cầu.
Không chỉ vậy, trong tình thế bị đe dọa phá hoại, đánh sập, trừng phạt, cấm vận…khiến cho không một ai dám thực hiện ước mơ, ý tưởng xây cầu tồn tại trong hơn 100 năm qua.
Sau khi sáp nhập Crimea vào Nga năm 2013, năm 2015, Nga dưới thời Putin quyết định triển khai thi công chính thức xây cầu qua eo biển Kerch nối liền Crimea với đất liền Nga.
Đây là một quyết định táo bạo, thần tốc (chỉ vài tháng sau khi sáp nhập Crimea) một quyết tâm chính trị thể hiện bản lĩnh, quyết đoán của một siêu cường và vị thế chính trị nước Nga tại châu Âu và thế giới. Và chỉ có Nga trong tình thế đó mới làm nổi.
Có thể nói, sự kiện Crimea luôn tạo ra một dấu ấn mạnh mà Putin rất quan tâm và luôn tượng trưng cho ý chí chính trị của mình, của nước Nga…
Chính vào ngày 18/3/2013 khi tuyên bố sáp nhập Crimea vào LB Nga, Putin đã khẳng định thế giới đơn cực đã kết thúc. Chính ngày 18/3 là ngày bầu cử Tổng thống Nga mà Putin đã tái cử nhiệm kỳ 2.
Và cuối cùng, ngày 16/5/2018, để khánh thành cây cầu trước 6 tháng, Putin nhảy lên chiếc xe Kamaz, lái nó trong 17 phút qua cầu Crimea chính thức thông eo biển Kerch.
Truyền hình nước Nga đã truyền trực tiếp đến từng “xăng ti mét” về cảnh Putin và người nồi bên cạnh ông là Rotenberg trong buồng lái chiếc Kamaz…đã khiến cho thế giới đầy cảm xúc vui mừng, căm ghét, rằng “cầu Putin – Cầu Crimea”, biểu tượng của siêu cường; “cầu Putin” biểu tượng của sự vi phạm luật pháp quốc tế; “cầu Putin” sẽ bị đánh bom…
Xung quanh chuyện này có nhiều câu hỏi đặt ra, rằng tại sao Putin không đi trên chiếc xe dành cho Tổng thống lúc nhậm chức? Rằng là tại sao Putin không thắt dây an toàn khi lái xe?...
Rõ ràng truyền thông Nga đã vận dụng phương pháp phản chứng trong toán học cho tuyên truyền rất tốt…
Câu hỏi lật ngược lại, rằng tại sao Putin lại phải đi xe chuyên dụng dành riêng cho Tổng thống trên cầu Crimea? Và tại sao Putin lại phải thắt dây an toàn?...

Trump ngồi trong buồn lái chiếc xe tải giả lại nó và bóp còi inh ỏi đã lan truyền nhanh trên mạng XH
Nếu như thế giới đã thấy hình ảnh Tổng thống Trump ngồi trong chiếc xe tải trước sân cỏ Nhà Trắng, giả lái và bóp còi inh ỏi thì Putin không chỉ ngồi trong xe tải Kamaz mà còn lái nó trong 17 phút qua eo biển Kerch…nhưng sự thể hiện nam tính “6 múi” của Putin đó chưa phải là điều chính…
Một thông điệp của Nga-Putin gửi cho Ukraine, cho Mỹ-Phương Tây: Cầu Crimea qua eo biển Kerch là an toàn tuyệt đối, lưu thông trên đó là an toàn tuyệt đối, về mặt an ninh, chính trị và kỹ thuật.
Cầu Crimea-biểu tượng sức mạnh Nga
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rằng “nhiều người không tin vào tính khả thi của các kế hoạch đó và Vladimir Putin một lần nữa chứng minh rằng ngay cả những kế hoạch đầy tham vọng nhất cũng có thể được thực hiện dưới sự lãnh đạo của ông”.
Khánh thành cầu Crimea, các thành phần tham gia trừng phạt Nga đều phản đối…Tuy nhiên, Đức im lặng, Pháp phản đối và “Paris cũng hối tiếc sự hiện diện của các đại biểu Pháp tại lễ khánh thành và không chịu trách nhiệm về sáng kiến ​​cá nhân của họ”.
Sức mạnh Nga cho thấy, chiến dịch cấm vận trừng phạt, bao vây cô lập Nga thất bại hoàn toàn. Không những thế, “nhờ” trừng phạt mà kinh tế Nga tăng trưởng khởi sắc và độc lập, tự chủ hơn bao giờ hết khiến EU bất lực, thiệt hại buộc phải thay đổi cách tiếp cận.
Sức mạnh Nga là sức mạnh đoàn kết của cả một dân tộc, người Nga không coi đó là hành động xâm lược, đó là hành động đưa “Crimea về đất Mẹ” khi có gần 90% dân Nga ủng hộ Putin đã nói lên điều đó và chính vì thế nên Crimea đã trở thành một phần “máu liền máu thịt liền thịt” với Nga…
Bắt đầu từ đây, chiếc cầu Crimea vượt qua eo biển Kerch như một dải lụa nhưng không một thế lực nào, lực lượng nào dù có căm thù đến mấy, muốn đánh sập đến mấy cũng không thể. Nga có thừa nhân lực, vật lực để bảo vệ như con ngươi của mắt mình và có ngăng lực giáng trả khủng khiếp
3 - Đánh sập cầu Crimea – không thể và có thể!
Đừng dại tấn công vào cầu Crimea bởi đó là biểu tượng sức mạnh của một siêu cường…
Crimea và cầu Crimea là biểu tượng sức mạnh của một siêu cường kế thừa Liên Xô là LB Nga, cũng giống như một Hạm đội tàu sân bay Mỹ là biểu tượng sức mạnh Mỹ…Cho nên, ở phạm vi chiến thuật, cục bộ thì đánh sập hay tiêu diệt nó là có thể nhưng ở phạm vị chiến lược, toàn bộ thì không thể, vì không ai dám thách thức toàn bộ sức mạnh của Nga và Mỹ.
Như đã nói, việc khánh thành cầu nối eo biển Kerch đã chấm hết giải pháp “hòa bình” của Mỹ, EU và Ukraine nhằm buộc Nga trả lại Crimea cho họ. Giải pháp duy nhất còn lại là chiến tranh giữa họ và Nga.
Tuy nhiên, Mỹ, EU chỉ có thể giúp Ukraine bằng cấm vận, trừng phạt kinh tế Nga, NATO có thể gây áp lực tại biến giới phía Tây của Nga…còn tiến hành chiến tranh trực tiếp với Nga hay không là thuộc về Ukraine.
Giống như trong câu chuyện ngụ ngôn về “hội đồng chuột và con mèo”, điều đó có nghĩa là chính người Ukraine phải tự mình “buộc chuông vào cổ con mèo” nếu đủ gan dạ và quyết tâm.
Phá hoại cầu Crimea – có thể.

Các cơ quan đặc biệt của Ukraine như SBU, GUR đã không giấu diếm khi đưa ra 3 phương án tác chiến: Dùng người nhái đặt bom chân cầu, đặt bom vào các con tàu đi qua và kích nổ bom trên xe khi lưu thông trên cầu.
Riêng Bộ quốc phòng Ukraine thì vào cuối năm ngoái, cựu phó tổng tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang Ucraina, Trung tướng Romanenko, phán rằng,  cầu Crimean dễ bị tấn công bằng máy bay quân sự, cũng như tên lửa trên đất liền và trên biển. Điều này giống với phương án tác chiến mà truyền thông Mỹ đã chỉ dẫn cho Ukraine sau khi Nga khánh thành cầu Crimea.
Các phương án tấn công của các cơ quan SBU, GUR và Bộ quốc phòng Ukraine dù có thật hay là tin đồn hay là gì đi nữa thì Nga vẫn không cho phép mình coi nhẹ, bỏ qua vì đó là những điều có thể.
Theo giới quân sự Nga tính toán, để làm sập một nhịp cầu mà không có thể gây ra gì nghiêm trọng hơn, thì một chiếc xe phải mang số lượng chất nổ lớn từ vài chục đến vài trăm kg TNT, vì cầu chịu được 9/12 độ richte. Và theo nghĩa đó, thì một quả tên lửa hay bom trúng cầu thì cầu sẽ sập một nhịp…
Còn, tất nhiên, chuẩn bị chiếc xe đó, máy bay, tên lửa, ra sao, như nào là kế hoạch thuộc quyền của kẻ phá hoại mà người Nga chỉ phải tìm cách ngăn chặn mà thôi.
Đó là điều có thể xảy ra với cây cầu Crimea.
Đánh sập cầu Crimea – Không thể.

Điều không thể thứ nhất: Người Nga bảo vệ cây cầu Crimea ở quy mô và mức độ còn hơn cả bảo vệ nhà máy điện hạt nhân. Bao gồm trên không, trên biển, trong lòng đáy biến và 2 bên bờ bởi những vũ khí trang bị tối tân hiện đại nhất có thể có của mình.
1, Trên không. Từ độ cao vũ trụ có Vệ tinh giám sát không gian Kosmos-K (1); Vùng trời trên cầu do lực lượng hàng không Quân khu phía Nam và Hạm đội Biển Đen chịu trách nhiệm. Su-27 Nga (2) và máy bay săn ngầm IL-38 (3) tuần tra liên tục trên bầu trời.
2, Trên 2 bờ eo biển Kerch. Được bố trí: S-400 (4), Pantser-C1 (5) Tổ hợp tên lửa Bal (6) và Bastion (7), cùng với hệ thống radar bắt mục tiêu ngoài đường chân trời “Hướng dương” (8) và radar cảnh báo tên lửa “Voronezh (9). Ngoài ra, 2 đầu cầu được bố trí thêm trang bị phòng không di động cực gần là Igla (10) và Verba (11).
3, Trên mặt biển. Nhiệm vụ này được giao cho Hạm đội Biển Đen chịu trách nhiệm…
4, Ngầm dưới mặt biển. Cây cầu Crimean để bảo vệ là một vật thể siêu phức tạp, bởi vì phần đáng kể và quan trọng nhất của nó được giấu dưới nước. Do đó nhiệm vụ bảo về ngầm là rất quan trọng…
 Cây cầu Crimean có đôi mắt và tai dưới nước của nó đặc biệt thú vị, hiện đại mà chúng đi sâu vào mục này.
Hệ thống "Fin" (14) này là một hệ thống giám sát khu vực nước và chu vi của các kệ và các đối tượng ven biển. Dữ liệu từ tất cả các nguồn đổ đến người điều hành ngồi trên bờ tác chiến qua hệ thống Amulet-P. 
Hệ thống này hoạt động ở hai chế độ: nếu kẻ phá hoại cách vài trăm mét - tín hiệu “Warning” được kích hoạt, nếu nó đã gần khu vực nguy hiểm cho cầu – tín hiệu “Intensive Warning”.
 Khi một vật thể tiếp cận được phát hiện ở khoảng cách dưới 300m, tín hiệu âm thanh sẽ tự động bị cắt - đây là một cảnh báo rằng nó là cần thiết để rời khỏi khu vực giới hạn. Nếu chúng tiếp tục đến gần cây cầu với khoảng cách gần hơn 100 mét, sức mạnh của tín hiệu âm thanh trở nên sao cho người đó không thể chịu nổi cơn đau ở tai và nổi lên.
 Nằm dưới chân cầu là phương tiện phát hiện âm thanh của vật thể dưới nước với sự trợ giúp của bức xạ sóng âm (15). Khoảng cách phát hiện người đến 2000m, với tàu là 3000m….
Như vậy, theo lý thuyết thì không có một vật thể nào trên không, trên biển, dưới lòng biển có thể tiếp cận được cầu Crimea.
Điều không thể thứ 2:  Như đã nói, Nga coi cầu Crimea hay khu vực Crimea là lãnh thổ của nước Nga. Do đó tấn công bằng bất cứ phương tiện nào đều coi như là tấn công trực tiếp vào Nga và Nga sẽ đáp trả ngay và luôn theo học thuyết quân sự của Putin.
Vì vậy, nếu tấn công vào cầu Crimea được tổ chức bởi chính quyền Ukraine thì tin chắc rằng, khi cầu Crimea chưa sập nhịp nào thì chính quyền Ukraine đã sụp đổ tan tành. Hàng trăm quả tên lửa Kalibr tại Biển Đen chỉ cần được lệnh là bay vào ngay cả cửa sổ phòng ngủ của Tổng thống.
Vậy, liệu chính quyền Ukraine có dám tổ chức tấn công cầu Crimea? Chắc chắn không vì chính quyền đó muốn sống chứ không muốn tự sát

1 nhận xét:

  1. Bài viết rất hay, phân tích sắc bén, cảm ơn chuyên gia quân sự

    Trả lờiXóa