Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Putin đang chơi kiểu gì tại Libya?


Đã đến lúc không ai có thể ngăn cản được “Gấu Nga chọc bàn chân vào Libya!”
Vào năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó là Michael Fallon nói rằng, Phương Tây không muốn một tình huống trong đó “một con gấu sẽ chọc bàn chân của nó ở Libya”.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu nói: Hình như trên phù hiệu của họ có một con sư tử ở đó, đúng không? Vì vậy có một câu nói cũ rằng, “Mỗi con sư tử là một con mèo, nhưng không phải mọi con mèo đều là một con sư tử”. 
Với điều này trong suy nghĩ, chúng tôi khuyên các đồng nghiệp Phương Tây tự hiểu sở thú của họ trong khu bảo tồn châu Âu, vì chúng tôi thấy rằng có một con thú chưa trưởng thành có thể lại trỏ đến một con gấu…
Tại Libya, không ai phủ nhận điều này: Tình hình chính trị Libya kể từ khi NATO tấn công “xóa độc tài, gieo dân chủ” để giết chết Đại tá Gaddafi-Tổng thống Libya, đã trở nên hỗn loạn, một nhà nước thất bại…
Đương nhiên, sự sụp đổ chính quyền Gaddafi đã ảnh hưởng tai hại đến chiến lược Địa Trung Hải của Nga lúc bấy giờ, và giờ đây, Nga với Libya không còn là “một tình huống” như Bộ trưởng QP Anh răn đe, dự đoán nữa, nó đã thành sự thật: Gấu Nga đã hiện diện sừng sững tại Libya!
Nga đã xoay xở để biến mình thành một nhân vật ngày càng năng động, ngày càng cần thiết, không thể thiếu cho tình hình Libya.

Thủ đoạn chính trị của Nga tại Libya
Tại Syria, khi nhảy vào can thiệp quân sự là Nga dứt khoát chọn ngay cho mình lập tức một đồng minh là chính quyền Tổng thống Bashar Assad, đồng thời xác định, tuyên bố công khai đối tượng tác chiến trực tiếp…
Trong khi đó, tại Libya, Nga không chọn ngay lập tức, công khai cho mình một đồng minh… vì ở đây Nga không có kẻ thù nào hoặc ít nhất là không công khai có kẻ thù nào; không có các nhóm băng đảng thánh chiến nổi dậy chống liên minh quân sự nào…
Trong tình thế hỗn loạn như đám âm binh mà phù thủy NATO-Phương Tây tạo ra nhưng mất quyền điều khiển, Nga – Putin đã chơi theo một cách khác rất khôn khéo: Tập trung vào một (nhóm) người, nhưng cố gắng đối thoại với nhiều (nhóm) người…
Cụ thể, Nga không che dấu công khai sự ủng hộ của mình với Tướng Khalifa Haftar nhưng cũng chưa bao giờ phủ nhận sự thừa nhận của chính phủ thống nhất quốc gia Fayez tại Sarraj do Phương Tây dựng lên.
Quá đúng và hợp lý nếu như chúng ta biết những điều này: Libya nằm giữa Ai Cập và Algeria về phía Đông và Tây. Hai nước này có địa chính trị, địa chiến lược nền tảng cho Nga ở Bắc Phi… 
Algieri có một truyền thống lâu dài về các hiệp định kinh tế và quân sự với Nga tiếp tục đến ngày hôm nay, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí, Algeria đã mua một nửa tổng số vũ khí Nga bán ở châu Phi. Nhưng, rắc rối là Algieri có quan hệ xấu với Khalifa Haftar (người mà Nga có liên hệ gần gũi nhất).
Trong khi Ai Cập đang quan hệ với Nga ở mức cao nhất, và Khalifa Haftar lại là bạn thân của Tổng thống Ai Cập Al Sisi, được Ai Cập hỗ trợ bởi cả quân sự, do đó, Ai Cập là một điểm gián tiếp cho Nga tiếp xúc, hỗ trợ cho Haftar thuận lợi không chỉ cho Libya mà còn cho cả Trung Đông.
Do Nga không thể công khai xuất hiện ở Libya như ở Syria, cho nên, sự hiện diện quân sự của Nga ở đất nước này chỉ có thể gắn liền với hoạt động kinh tế của các tập đoàn nhà nước Nga nhằm 3 lĩnh vực: Năng lượng, cơ sở hạ tầng và bán vũ khí.
Chính do đối sách chính trị khôn khéo của Nga-Putin mà hiện nay có 2 phe phái chính thức tại Libya: chính phủ do LHQ dựng lên (GNA) và Quân đội Quốc gia do tướng Haftar lãnh đạo (LNA) đều đề nghị Nga can thiệp vào Libya để tái lập hòa bình, giải quyết khủng hoảng.
Nga có có thực hiện theo yêu cầu hay không còn tùy thuộc vào thời cơ, điều kiện, nhưng điều chắc chắn là vị thế của Nga và vai trò của Nga trong giải quyết khủng hoảng tại Libya do NATO để lại là không thể thiếu Nga.
Người Italy đã nhận thức rất rõ “lối chơi” của Putin và đang cố kéo Nga về phía mình, bởi Libya cũng đầy “duyên nợ” với Italy…
Libya đã có một đường ống dẫn khí Greenstream với công suất 10-11 tỷ mét khối đến Italy và công ty dầu khí lớn nhất nước Italy “con chó 6 chân” Eni đã hoạt động tại đây 50 năm qua chưa từng một lần rời khỏi.
Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft và Eni của Italy không thể thiếu nhau trong một môi trường chính trị chằng chéo…và thực tế là Italy và Nga không phải là đối thủ ở Libya. Họ không có vị trí giống nhau, nhưng có lợi ích chung.
Đó là lý do vì sao Italy vừ mới tổ chức hội nghị về Libya vừa qua. 
Tại sao Nga để mắt đến Libya?
Khi chiến thắng tại Syria, Nga đã có bờ Đông Địa Trung Hải, muốn có bờ Tây Địa Trung Hải thì điểm đi đến là Libya…
Nếu có các căn cứ hải quân tiền đồn của Nga ở hai thành phố ven biển Tobruk và Benghazi của Libya, Hải quân Nga chính thức thoát khỏi vỏ Biển Đen. Đó là cơ sở nền tảng cho chiến lược Địa Trung Hải - Đại Tây Dương của Hải quân Nga.
Nếu bờ Đông, bờ Tây đã có sự hiện diện vững chắc căn cứ quân sự Nga thì Nga hoàn toàn không chế kênh đào Suez. Nếu như kênh đào Suez vì “lý do gì đó” bị đóng thì tuyến hàng hải duy nhất từ châu Phi, Trung Đông, châu Á đến châu Âu gần nhất, an toàn nhất là tuyến Biển Bắc do Nga quản lý.
Vì thế, vấn đề quan trọng là phải chiếm lĩnh bờ Tây Địa Trung Hải tức là phải tạo ra các căn cứ quân sự của Nga ở thành phố ven biển Benghazi và cảng sâu quan trọng Tobruk như Khmeimim và Tartus ở Syria.
Tờ báo Anh The Sun mới đây hốt hoảng gây sốt với chính phủ và dư luận Anh khi phát hiện “Nga đã lập căn cứ hải quân trên bờ biển Bắc Phi sẽ cho phép hạm đội Nga tiến hành các hoạt động ở phía Tây Địa Trung Hải và sẽ tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với Eo biển Gibraltar”.
Với Anh, eo biển Gibraltar có ý nghĩa chiến lược và kinh tế đặc biệt, là một khu vực kiểm soát và lợi ích sống còn. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi mối quan tâm nghiêm trọng như vậy xuất hiện ở đó, thậm chí đến nỗi hoảng sợ trước sự hiện diện của quân đội Nga tại Libya.
Người Anh đã cho rằng, hiện tại, 2 căn cứ này được bảo vệ bởi Công ty quân sự tư nhân (PMC) của Nga…
“Không có lửa sao lại có khói”, người Anh đâu có ngốc, họ kêu thất thanh là xác đáng, và người Nga cũng đâu có “ngố” như ai đó tưởng…
Có thể nói, nếu như 2 vị trí chiến lược ven biển Libya là Bengazi và Tobruk đã được PMC của Nga “hiện diện” thì coi như người Nga đã hoàn thành bước một: chiến thuật “đánh chiếm đầu cầu” cho “chiến dịch đổ bộ” vào bờ Tây Địa Trung Hải.
Chiến dịch Libya dễ hay khó hơn Syria?
Libya có tầm quan trọng hơn về mặt chiến lược với Syria, nhưng nước cờ Syria với Nga là nước bắt buộc, là nước cờ đầu mà Nga không thể dùng nước trước để đi cho nước sau.
Về địa chính trị và kinh tế:
- Libya là nơi hội tụ chính của những người di cư châu Phi chạy trốn sang châu Âu. Do đó, người có thể điều chỉnh các dòng chảy này sẽ nhận được một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị châu Âu. Ngay như hành động của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã buộc EU phải “mềm” với Thổ Nhĩ Kỳ…
- Phương Tây có các khoản đầu tư lớn vào sản xuất dầu và khí đốt ở Libya, cho nên, nếu Nga chi phối Libya như Syria thì Phương Tây một lần nữa phải “đàm phán” với Nga.
- Từ Libya đến Ý có một đường ống dẫn khí Greenstream với công suất 10-11 tỷ mét khối khí. Nó cũng là một cách tốt nhất, rõ ràng nhất để ảnh hưởng đến châu Âu.
Về địa quân sự:
- Libya có một vị trí chiến lược rất quan trọng, từ đây cùng với 2 căn cứ tại Syria, Nga có thể kiểm soát toàn bộ Đông Địa Trung Hải và tất nhiên cả kênh đào Suez cũng trong tầm nhìn gần.
Về quan điểm tác chiến:
- Cuộc chiến ở Libya, không giống như Syria, có thể (và sẽ là) tự duy trì và thậm chí có lợi nhuận. Các Công ty quân sự tư nhân (PMC) có thể được có nguồn thu từ xuất khẩu dầu như IS đã từng tại Syria.
- Dân số của Libya chỉ là 6,2 triệu so với 20 triệu người ở Syria. Ở Libya, không có dải tôn giáo và quốc tịch như ở Syria. Đây là một quốc gia đồng nhất. Ngoài ra, địa hình sa mạc trong khu vực. Cho nên, chiến dịch quân sự xảy ra ở một đất nước như vậy thuận tiện hơn.
- Không có những người hàng xóm gây rắc rối, không giống như Syria (Thổ Nhĩ Kỳ và Israel), cho nên sẽ không cần thiết phải điều phối mối quan tâm của họ với họ.
Kết luận: “Nhờ” NATO đứng đầu là Pháp, tại Libya đang là một “nhà nước thất bại”, tạo ra một cuộc nội chiến rất quyết liệt giữa một bên là chính quyền Triboli (GNA) do Pháp-NATO dựng lên được LHQ bảo trợ và Quân đội quốc gia (LNA) thân Nga-Ai Cập do tướng Khalifa Haftar chỉ huy, đang kiểm soát phần lớn phía Đông Libya có Benghazi và Tobruk.
Với “quán tính” Syria, Nga + Ai Cập + LNA sẽ nhanh chóng lập lại hòa bình tại Libya nhưng Mỹ-Phương Tây sẽ không ngồi nhìn. Tuy nhiên, với lợi thế hơn hẳn, chiến dịch Libya của Nga sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

1 nhận xét:

  1. Những đòn của TT PuTin luôn làm cho Mỹ và đồng minh kính nể

    Trả lờiXóa