Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tử huyệt của Nga tại eo biển Kerch!


Mất cảnh giác, thiếu khả năng ngăn chặn từ xa thì tàu mặt nước “tấn công liều chết” là nỗi kinh hoàng của cầu Crimea.
Tử huyệt của Nga tại eo biển Kerch chính là cầu Crimea. Do đó, người Nga phải bảo vệ bằng được cầu Crimea trước tuyên bố phá hủy của chính quyền Kiev và các thế lực thù địch khác.
Phá hủy cầu Crimea sẽ có nhiều phương án, trên không, trên bộ, trên biển, ngầm dưới biển…nhưng trong đó Nga lo lắng nhất là tấn công trên biển…Đây là đòn đánh cực kỳ nguy hiểm vì chính đòn đánh này mới gây hại lớn cho cầu Crimea.
Để hiểu điều này, chúng ta trước hết khả năng tấn công và chống đỡ của Nga và Ukraine từ các phướng án tấn công khác vào cầu Crimea có kết cục như thế nào…
Đầu tiên, phải biết rằng, để tấn công làm sập một nhịp của cầu Crimea mà không gây ra nghiêm trọng gì khác, thì theo tính toán của các chuyên gia, lượng thuốc nổ phải cần đến vài trăm ký TNT, điều này tương đương với đầu nổ của một quả tên lửa như Tomahawk của Mỹ…
1, Tấn công bằng đường không
Bên tấn công sẽ dùng máy bay ném bom hoặc dùng tên lửa mặt đất phóng vào cây cầu.
Máy bay thì Ukraine sẵn có, tên lửa thì Ukraine cũng có thừa nhưng phương án này còn phụ thuộc vào hệ thống phòng không của Nga triển khai để bảo vệ cầu Crimea.
Tại khu vực bán đảo Crimea: Riêng hệ thống S-400 hiện đại nhất Nga đã triển khai 4 bộ phận bao phủ toàn Crimea và eo biển Kerch.
Trên 2 bờ eo biển Kerch: Được bố trí: S-400, Pantser-C1 cùng với hệ thống radar bắt mục tiêu ngoài đường chân trời “Hướng dương” và radar cảnh báo tên lửa “Voronezh. Ngoài ra, 2 đầu cầu được bố trí thêm trang bị phòng không di động cực gần là Igla và Verba.
Như vậy, nếu có một cuộc tập kích lớn bằng đường không (chỉ có tập kích với số lượng máy bay, tên lửa lớn, cấp tập…thì mới khả thi) thì Ukraine không thể triển khai được lực lượng bởi toàn bộ không quân đều bị Nga chiếu xạ, ngắm bắn ngay khi cất cánh và tên lửa cũng cũng không bay qua được hệ thống phòng không bảo vệ cầu.
Ở trên mới nói về việc Nga chỉ phòng thủ bị động mà không nói đến phòng thủ chủ động. Nếu phòng thủ chủ động thì Nga sẽ tấn công vào nơi mà tên lửa phóng ra, máy bay cất cánh “ngay và luôn”, lúc đó, cầu Crimea sẽ an toàn tuyệt đối.
2, Tấn công trên bộ
Phương án này sử dụng xe ô tô vượt qua tổ khám xét đến giữa cầu kích nổ. Phương án này, Nga không sợ, bởi lượng chất nổ không nhiều nên không gây hại gì cho cầu, chỉ như “gãi ngứa cho gấu”.
3, Tấn công ngầm dưới biển
Cây cầu Crimean để bảo vệ là một vật thể siêu phức tạp, bởi vì phần đáng kể và quan trọng nhất của nó được giấu dưới nước. Do đó nhiệm vụ bảo về ngầm là rất quan trọng…
 Cây cầu Crimean có đôi mắt và tai dưới nước của nó đặc biệt thú vị, hiện đại, đó là hệ thống "Fin" mà người nhái của Ukraine dù có mưu trí anh dũng cỡ nào cũng khó thoát khỏi bị phát hiện, nhưng dù không bị phát hiện thì khả năng mang chất nổ để đánh sập một trụ cầu nào đó là không thể.
4, Tấn công bằng tàu mặt nước
Có thể nói, đây là đòn tấn công gây ra nguy hiểm nhất cho lực lượng bảo vệ Nga.
Tấn công bằng tàu mặt nước được hiểu không phải bằng lực lượng hải quân đại khái như vụ xảy ra ngày 25/11. Ở đây người ta nhồi một lượng thuốc nổ có thể lên đến hàng ngàn ký TNT và khi đến giữa cầu thì kích nổ. Lúc đó số nhịp cầu bị bay không phải là con số 1 là chắc chắn.
Rõ ràng lợi thế của phương án này là mang được rất nhiều chất nổ mà chỉ cần Nga sơ sẩy trong kiểm tra là bất kỳ tàu vận tải hay tàu chiến cỡ to hay nhỏ nếu tấn công theo lối “liều chết” là cầu Crimea sẽ gặp nguy hiểm…
Đó là lý do vì sao ngày 25/11 Nga nổ súng không thương tiếc vào đội tàu hải quân Ukraine xuất phát từ căn cứ Odessa “xăm xăm tiến đến cầu Crimea” bất tuân hiệu lệnh.
May cho 3 tàu này và 2 tàu tiến ra từ cảng Berdyansk biển Azov biết độ dừng, nếu không thì 2 chiếc Su-25 và một Su-30 của không quân Nga sẽ không, chắc chắn sẽ không cho phép chúng tiến thêm nửa liên mà sẽ được lệnh hủy diệt…
Tại sao? Lực lượng bảo vệ cầu Crimea của Nga FSB làm sao có thể biết được trên những con tàu đó có chứa bao nhiêu tấn thuốc nổ TNT và ý đồ của họ…
Khi chính quyền Kiev và các lực lượng thù địch càng ngày càng công khai, quyết tâm phá hủy cầu Crimea thì một nhà phân tích chính trị, quân sự Nga, ông Semen Bagdasarov đề xuất:
“Để thoát khỏi mối đe dọa lớn nhất cho cầu Crimea, Nga nên suy nghĩ về việc chấm dứt hoàn toàn việc tiếp nhận tàu Ukraine vào eo biển Kerch và kết quả là Biển Azov. Đó không chỉ là về hải quân, mà còn về dân sự, bao gồm cả tàu buôn…”
Tại sao Nga lại kiên quyết? Vì lo sợ tình huống này xảy ra mà thiếu cảnh giác đề phòng thì lãnh hậu quả nghiêm trọng.
Rõ ràng các phương án tấn công gây nguy hiểm khác cho cầu Crimea đều mang dấu ấn của quốc gia, do đó, không một quốc gia nào dám tuyên chiến, đối đầu với Nga chỉ trừ bọn khủng bố và lực lượng giấu mặt. Và, chính những con tàu đi vào eo biển Kerch có ưu thế thực hiện hành động khủng bố nhất.
Sau sự kiện ngày 25/11, Ukraine đã công bố số lượng tàu Ukraine và tàu mang cờ EU vào cảng biển Mariupol và Berdyansk qua eo biển Kerch khá lớn buộc phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi lệnh từ Nga…tất cả đều vì lý do an ninh cho cầu Crimea.
Và, như đã nói, việc hủy bỏ Hiệp ước Hữu Nghị Nga-Ukraine thực thi từ năm 1999 của chính quyền Kiev thì Hiệp ước  biển Azov và eo biển Kerch ký với Nga năm 2003 bị mất cơ sở pháp lý nên cũng hủy bỏ theo.
Lúc này, chính Ukraine tự tước quyền tự do đi lại trên eo biển Kerch…khiến cho Nga tiến hành các bước kiểm tra, ngăn chặn các tàu Ukraine, các tàu treo cờ EU qua eo biển Kerch không bị chế tài nào cản trở.
Việc một con tàu dù nhỏ chứa chất nổ lao đến gầm cầu kích nổ là cực kỳ nguy hiểm cho cầu, chẳng khác nào quân khủng bố IS sử dụng xe bom liều chếtở chiến trường Syria.
Vì thế, nếu lực lượng bảo vệ Nga mất cảnh giác, kiểm tra tàu bè hời hợt và phương tiện ngăn chặn bằng hỏa lực để hủy diệt từ xa thiếu, không đủ sức mạnh thì cầu Crimea sẽ có nguy cơ thương tích gãy nhịp khi chúng tiếp cận được gầm cầu.
Rõ ràng sự lo ngại, cảnh giác, quyết liệt, dứt khoát của Nga trước các con tàu đi qua eo biển Kerch là có cơ sở

2 nhận xét:

  1. Cháu thấy Nga có gì đó rất lù đù

    Trả lờiXóa
  2. Cây cầu này cực kỳ quan trọng; đo đó Nga có các biện pháp phòng ngừa là đúng

    Trả lờiXóa