Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Đánh giá thấp Nga – sai lầm địa chính trị khủng khiếp nhất!



Nga không chấp nhận hệ thống thống trị thế giới thịnh hành của Mỹ…
Vào ngày 7/6 tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin có một bài phát biểu được đi vào lịch sử như bài phát biểu thứ 2 (bài phát biểu thứ nhất tại Hội nghi an ninh Munich năm 2007 được coi một diễn văn chính trị có tính lịch sử quan trọng của thế kỷ 21...)
Nếu như tại Munich, sau bài phát biểu, không ai nghe Putin nói, báo chi truyền thông Mỹ phản ứng coi thường, chỉ coi đó là “tiếng gầm gừ của con rận”, là “ những lời hoa mỹ và vô lý của Putin, của một đế chế đang chết dần”… thì lần này tất cả im tiếng trong khi châu Âu “nhảy dựng lên”.
Bài phát biểu của Putin lần này không quá say mê và khinh miệt nhưng, Putin từ lâu đã nổi tiếng là một chính trị gia với nắm đấm sắt luôn đeo găng tay nhung, nên bản chất không thay đổi…
Tổng thống Nga Vladimir Putin, lần đầu tiên, tuyên bố trước toàn thế giới rằng, Nga không còn công nhận hệ thống thống trị thế giới thịnh hành của Mỹ. Nga đưa ra một thách thức hoàn toàn cho hệ thống này và hợp nhất với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới trong cuộc đối đầu.
Đây là những ý chính trong bài phát biểu của Putin:
1, Nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ khủng hoảng
Chính thức, sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu được đặc trưng bởi các giá trị tích cực - trung bình 2,8% hàng năm trong giai đoạn 2011-2017. Nhưng, bất chấp sự tăng trưởng nêu trên, mô hình quan hệ kinh tế hiện nay đang gặp khủng hoảng toàn diện.
Đó là mô hình toàn cầu hóa được đề xuất vào đầu thế kỷ trước đã lỗi thời.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, kiến ​​trúc của nền kinh tế thế giới đã thay đổi. Mô hình toàn cầu hóa tự do Euro-Atlantic đã bắt đầu khẳng định vai trò toàn cầu. Tuy nhiên, các quốc gia có thị trường mới nổi, có sức nặng trong nền kinh tế không ngừng tăng trưởng, có quan điểm riêng về quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, và những quan điểm này không tương quan với các mô hình do các nước phương Tây đặt ra.
2, Nền kinh tế toàn cầu đã bước vào kỷ nguyên của chủ nghĩa bảo hộ trực tiếp.
Thương mại toàn cầu đã không còn là động lực của nền kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới trước đây, những người đã ủng hộ các nguyên tắc thương mại tự do, nay đã nói bằng ngôn ngữ của các cuộc chiến tranh thương mại, các lệnh trừng phạt và đột kích kinh tế ngay khi họ cảm thấy sự cạnh tranh gia tăng từ các nền kinh tế theo sau đến thời điểm này.
Một ví dụ là việc xây dựng đường ống Nord Stream 2. Dự án đáp ứng đầy đủ lợi ích quốc gia của tất cả những người tham gia - cả người châu Âu và Nga. Nhưng điều này không đáp ứng lợi ích của những người đã quen với sự độc quyền và cho phép. Thực hành phá hoại như vậy di cư sang các ngành công nghiệp mới. Tình hình xung quanh Huawei, đang bị đẩy ra khỏi thị trường toàn cầu, minh họa hoàn hảo cho điều này.
3, Niềm tin vào đồng đô la giảm
“Hệ thống tiền tệ Jamaica” (Hệ thống tiền tệ quốc tế được thông qua tại Jamaica năm 1976) với sự ưu tiên của đồng đô la Mỹ đã không giải quyết được các vấn đề của hệ thống tài chính. Vai trò của đồng đô la như một loại tiền tệ dự trữ cần phải được xem xét lại, bởi vì nó đã biến thành một công cụ gây áp lực của nhà phát hành đối với các quốc gia khác. Niềm tin vào đô la rơi xuống, và đây là một sai lầm của các cơ quan tài chính Mỹ.
  4, “Phi quân sự hóa” nền kinh tế thế giới.
Phi quân sự hóa nền kinh tế có nghĩa là loại bỏ khỏi các lệnh trừng phạt, khi chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hàng tỷ người trên thế giới và để bảo vệ khỏi các cuộc chiến cung cấp hàng hóa thiết yếu - thuốc men, thiết bị y tế, hệ thống cho các tiện ích và năng lượng.
5, Nga là một trong những nhà lãnh đạo thế giới về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo
Trong thập kỷ tới, tăng trưởng GDP thế giới do sự ra đời của trí tuệ nhân tạo sẽ là 1,2% mỗi năm. Thị trường thế giới cho các sản phẩm sử dụng trí tuệ nhân tạo đó là công nghệ gen cho y học, nguồn năng lượng di động, vật liệu mới…sẽ tăng trưởng gần 17 lần vào năm 2024. 
Nga là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển công nghệ này, đã chuẩn bị Chiến lược phát triển quốc gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, một nghị định về việc ra mắt sẽ sớm được ký kết. Các công ty có sự tham gia của nhà nước tiếp nhận các công nghệ này thì Nga đã sẵn sàng cho sự thay đổi và mời mọi người hợp tác bình đẳng.
Như vậy, cách đây 12 năm Putin đã tuyên bố “Mô hình đơn cực không chỉ không chấp nhận mà còn không thể. Những tuyên bố của Washington về vai trò bá chủ thế giới không chỉ là không có cơ sở - chúng cực kỳ nguy hiểm, bởi vì chính người Mỹ đã đặt mình lên trên tất cả các thể chế quốc tế và có quyền “giải quyết mọi vấn đề cho tất cả các quốc gia”. Lúc đó, không ai nghe.
12 năm chờ đợi, hôm nay, Putin tuyên bố với thế giới rằng, sự thật cái mô hình toàn cầu hóa trước hành vi thống trị, bá chủ của Mỹ đã lỗi thời. Đã đến lúc (thay bằng vàng?) phải loại bỏ bỏ đồng đô la dùng làm tiền tệ dự trữ quốc gia vì nó là công cụ của Mỹ gây áp lực lên các quốc gia khác.
Thế giới cần thiết phải xây dựng một cấu trúc, mô hình phát triển kinh tế mới bình đẳng mà Nga và Trung Quốc đồng nhất hành động.
Với Châu Âu, đằng sau xung đột lợi ích xung quanh đường ống dẫn khí là cuộc xung đột của toàn bộ các lợi ích quan trọng. Tranh chấp Mỹ với Châu Âu không phải là một sự hiểu lầm về vấn đề hiểu biết khác nhau về các nguyên tắc dân chủ, đó là tranh chấp tồn tại giữa kẻ săn mồi và nạn nhân.
Châu Âu bắt đầu hiểu điều này và Putin nói to cho cả thế giới nghe thấy. Tờ iarex.ru bình luận: “Lần đầu tiên trong sự nghiệp chính trị của mình, Putin tuyên bố ý định tách Châu Âu ra khỏi Hoa Kỳ”. Quả thật, phát biểu của Putin xoáy sâu vào mâu thuẫn gay gắt không thể hòa giải của Châu Âu với Mỹ-Anh đã nói lên điều đó.
Rõ ràng tuyên bố của Putin, về bản chất, Putin đã công bố một học thuyết mới về sự đối đầu toàn cầu với Hoa Kỳ, đưa Nga trở thành người dẫn đầu trong quá trình biến đổi toàn cầu. Putin nhận thấy, Nga có một cái gì đó, một loại “vũ khí” mới để đánh bại bá quyền Mỹ, đó là “trí tuệ nhân tạo, công nghệ gen cho y học, nguồn năng lượng di động, vật liệu mới”.
Một cuộc cách mạng về công nghệ? Hãy nghe Nga Putin nói: “chúng tôi đánh giá một cách tỉnh táo khả năng của mình để trở thành một nhà lãnh đạo thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, và chúng tôi sẽ đạt được”.
Chúng ta hãy chờ, có điều, đánh giá thấp khả năng người Nga là phạm phải sai lầm khủng khiếp nhất. Napoleon, Hitler và Clinton đã xác nhận.

5 nhận xét: