Làm một quốc gia trung lập là một chiến
lược khôn ngoan, nhưng rất khó để thực hiện trong thời buổi thế giới hỗn loạn…
Những lý do cho cuộc không kích của Liên Xô
vào Stockholm
năm 1944 vẫn còn được tranh luận ngày hôm nay. Phiên bản chính thức của
Thụy Điển nói rằng đó là một lỗi điều hướng, nhưng một số người tin rằng bằng
cách ném bom thành phố, Liên Xô đã cố gắng đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc cho
quốc gia trung lập này.
Ném bom
Vào ngày 22
tháng 2 năm 1944, buổi tối mùa đông lúc 8 giờ, bốn máy bay ném bom nước
ngoài không xác định xuất hiện trên bầu trời Thụy Điển. Hệ thống phòng không
của quân đội Thụy Điển hoàn toàn vô dụng…
Thụy Điển là
nước trung lập, Thụy Điển đã không công khai tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột
nào trong gần 150 năm, đã bị sốc nặng, họ có cảm giác rằng họ đang ở giữa cuộc
chiến...
Bom, lần đầu
tiên trong lịch sử của thành phố, bắt đầu rơi vào các nơi của thủ đô Thụy
Điển. Một quả bom nặng 100kg, phá hủy một nhà hát ngoài trời mới, để lại
một miệng hố khổng lồ sâu 3 mét và rộng 5 mét.
Không chỉ thủ
đô Stockholm
chịu đựng, thị trấn nhỏ của strangnas, vài dặm về phía tây, cũng bị tấn
công…
Sau khi những
quả bom cuối cùng rơi xuống lúc gần 1 giờ sáng, những chiếc máy bay ném bom bí
ẩn đã bay về phía biển Baltic. May mắn thay, không có trường hợp tử vong
trên mặt đất. Chỉ có hai lính Thụy Điển bị thương.
Khi mảnh đạn từ
bom được xác định là của Liên Xô, một câu hỏi được đặt ra: đó có phải là một
sai lầm hoặc có một cuộc xâm lược hoàn toàn bởi Liên Xô mới chỉ bắt đầu?
Bom rơi, đạn nổ là thế nào đối với một quốc gia yên bình gần 150 năm nay! |
Liên Xô không nhận lỗi…
Một cuộc kiểm
tra đạn pháo cho thấy cuộc không kích vào Stockholm
đã được thực hiện bởi máy bay Liên Xô. Tuy nhiên, nó đã sớm được khẳng định
rằng không có cuộc xâm lược của Liên Xô sắp xảy ra. Nhưng câu hỏi vẫn còn
cho đến ngày nay: mục đích của cuộc tấn công này là gì?
Vào tháng 2 năm
1944, không quân Liên Xô đã tiến hành các vụ đánh bom khổng lồ ở Phần
Lan. Các cuộc tấn công đặc biệt khốc liệt đã được thực hiện ở Helsinki,
Turku và Kotka, nhưng các máy bay ném bom cũng đã tới Mariehamn trên Quần đảo
Aland từ Thụy Điển.
Cuối cùng,
người Thụy Điển kết luận rằng cuộc không kích Stockholm là một sai lầm và các máy bay ném
bom của Liên Xô chỉ đơn giản là lạc đường trong đêm mùa đông đen tối đó bởi
những sự cố như vậy không phải là chưa từng có…
Năm 1940, máy
bay Liên Xô đã vô tình ném bom Pajala ở miền bắc Thụy Điển trong Chiến tranh
Mùa đông. Tuy nhiên, Liên Xô không phải là người duy nhất. Không quân
Hoàng gia Anh đã tấn công nhầm Malmo và Lund vào năm 1940 và 1943.
Chính thức,
Thụy Điển đã nhận ra vụ tai nạn là lỗi điều hướng của không quân Liên
Xô. Tuy nhiên, lãnh đạo của đất nước đã phẫn nộ rằng không giống như người
Anh, đã xin lỗi, Liên Xô không muốn thừa nhận lỗi của mình.
Vậy tại sao
Liên Xô không xin lỗi Thụy Điển như Vương quốc Anh?
Đơn giản là vì
Liên Xô cố tình làm vậy để thứ nhất, cảnh báo cho Thụy Điển không được hỗ trợ
và gửi quân đến Phần Lan như đã làm trong Chiến tranh Mùa đông và thứ hai, thả
viên sỹ quan tình báo Nga đang bị họ bắt giữ.
Sĩ quan tình
báo Liên Xô Vasily Sidorenko bị Thụy Điển bắt vào năm 1942 vì tội gián điệp.
Nhiều lần Liên Xô yêu cầu Thụy Điển thả Sidorenko, nhưng người Thụy Điển từ
chối và đã kết án ông 12 năm tù.
Bộ trưởng Ngoại
giao Liên Xô, Molotov đã nói mạnh mẽ với đặc phái viên Thụy Điển, ông Wilhelm
Assarsson rằng, “Bạn đang để Sidorenko chết vì đói và bị ngược
đãi. Sidorenko tự do, đó là những gì chúng tôi đang đòi hỏi, trước hết và
quan trọng nhất”.
Nếu cuộc không
kích của Liên Xô có những mục tiêu như vậy (gần như chắc chắn), thì nó đã đạt
được chúng: Thụy Điển đã không giúp đỡ cho Phần Lan và hơn thế nữa, Vasily
Sidorenko đã được thả ra bốn ngày sau vụ đánh bom Stockholm .
Thực ra đây là
một câu chuyện lịch sử nhỏ nhoi không đáng để kể ra làm mất thời gian bạn đọc,
nhưng thật thú vị là có vẻ như mùi khét lẹt của khói bom, thuốc đạn năm đó cách
đây 75 năm chưa tan khỏi bầu trời Stockholm, hay độ rung chấn từ bom đến nay
vẫn chưa ngừng…
Bắc cực tan băng, Thụy Điển muốn chia phần…
Lần đầu tiên
trong lịch sử của khối NATO, Thụy Điển, sau một thập kỷ rưỡi, đã trải qua toàn
bộ chu trình chuẩn bị cho gia nhập NATO đã từ chối nó.
Thật khó để cho
rằng những người Thụy Điển thân thiện với Liên bang Nga, vì ở đó cũng có sự
tuyên truyền chống Nga giống như toàn bộ châu Âu, tuy nhiên, chính phủ Thụy
Điển nhận thức được rằng “phong tỏa Nga là một mối đe dọa chính mình”.
Bạn không cần
phải là một nhà chiến lược quân sự vĩ đại để hiểu rằng, việc gia nhập một quốc
gia vào NATO gần biên giới Nga sẽ khiến nó trở thành một trong những mục tiêu
đầu tiên của quân đội Nga trong trường hợp có xung đột xảy ra. Do dó Thụy Điển
đã từng “hủy hôn” với NATO sau một thời gian dài chuẩn bị.
Tuy nhiên gần
đây, khi Bắc Cực đã tan băng đã xuất hiện một tuyến hàng hải rất quan trọng,
đồng thời đã vén lên tấm băng đá, làm xuất hiện dưới dáy đại dương một nguồn
năng lượng khổng lồ khiến cho Thụy Điển mê mẩn, thèm muốn…
Mặc dù từ trước đến nay Thụy Điển và Phần
Lan vẫn giữ vị trí trung lập với NATO, nhưng gần đây hai nước này đã nghiêng
hẳn và NATO chống Nga. Họ tham gia ngày càng tích cực vào các cuộc tập trận
quân sự chung với NATO được tổ chức ở khu vực Bắc Cực hàng năm trên không phận
Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan kể từ năm 2013 mang tên Arctic Challenge Exercise.
Bắt đầu từ ngày 20/5 đến ngày 5/6/2019 với
sự tham gia của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đan Mạch, Đức, Pháp, Na Uy và hai quốc
gia trung lập Thụy Điển và Phần Lan. Mục tiêu của cuộc tập trận được tuyên bố
công khai là chống sự gia tăng quân sự của Nga.
Vậy là đã rõ,
Thụy Điển đã rời bỏ tính trung lập để nghiêng hẳn về NATO chống Nga và thật khó
hiểu, nếu như không muốn nói là dại dột, trong khi Nga đã là một ông Vua ở Bắc
Cực với đầy đủ sức mạnh, ưu thế vượt trội, đã đi trước 1 thập kỷ so với
Mỹ-NATO.
Phải chăng,
người Thụy Điển đã quên, đã không còn nghe được tiếng bom nổ tại thủ đô Stockholm năm nào vọng
lại?…
Lịch sử không muốn dạy ai điều gì, nhưng không học nó thì sẽ
bị trừng trị nghiêm khắc.
Bài viết rất hấp dẫn bạn đọc, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa