Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Ả Rập Saudi xuống thang hay ngả sấp mặt?


Đã đến lúc nhà Saudi bỏ thói quen chỉ ra đòn mà không bị chịu đòn đáp trả.
Chính thức nhà Saudi thông qua Thủ tướng Iraq đề nghị đàm phán trực tiếp với Iran điều mà trước đây chưa từng có trong ý tưởng của Thái tử Mohammed bin Salman (MBS). Hành động xuống thang hay bị đánh sấp mặt rơi xuống thang của Nhà Saudi?
Ba sai lầm nghiêm trọng của nhà Saudi
1, Phải thừa nhận rằng khi Hệ thống petrodollar đang là một công cụ cai trị thế giới tuyệt đối của Mỹ mà không ai dám đụng vào; khi Ả Rập Saudi là con Át chủ bài của Petrodollar được Mỹ hứa bảo vệ cho nhà Saudi ngồi vững chắc trên ngai vàng…thì Hoàng gia Saudi “dưới một người nhưng trên vạn người” thích làm gì từ thời trung cổ…thế giới cũng hổng ai dám nói, trong khi chỉ một chút xíu bất bình đẳng nào đó ở một quốc gia nghèo khó nào đó là “những nhà dân chủ, nhân quyền” lao vào như kền kền thấy xác chết.
Thế nhưng cái Petrodollar nó đã không còn thiêng, các cường quốc đã đang loại bỏ nó, mua dầu không cần phải dùng dollar…vì chính thức Mỹ đã suy giảm quyền lực thế giới, mất ưu thế quân sự toàn cầu và đặc biệt huyền thoại “bất khả xâm phạm” cũng bị sụp đổ thì cũng qua rồi thời “dưới một người, trên vạn người” của nhà Saudi.
Đáng tiếc là nhà Saudi đứng đầu là MBS cố chấp không chịu hiểu để có chính sách đối ngoại, đối nội phù hợp với trật tự quyền lực thế giới đa cực. Mỹ - người bảo kê mạnh nhất mà cũng bị ăn đòn đáp trả thì “cậu ấm” Ả Rập Saudi chưa đủ tuổi để “nói gì làm nấy”.
2, Quá tin tưởng và hoang tưởng đánh giá sai sức mạnh của quân đội Hoàng gia Ả Rập Saudi.
3, Quá tin tưởng vào sự bảo vệ của Mỹ và vũ khí Mỹ.
Sai lầm thì phải tổn thất…
Sai lầm như là căn bệnh ung thư mà khi nó đã phát tiết thì kéo theo hậu quả không thể tránh khỏi… Ba sai lầm tầm chiến lược về nhận thức “biết địch, biết ta” của MBS đã khiến cho Ả Rập Saudi nhận được những hậu quả đắng chát tương xứng…
Cậy mình là con át chủ bài của hệ thống petrodollar; cậy mình có nhiều tiền…Ả Rập Saudi không yên phận, đã lao sâu vào “trò chơi địa chính trị” –  “trò chơi” chỉ dành cho những kẻ có sức mạnh, bằng một chính sách đối ngoại hung hăng, hiếu chiến…
Năm 2011, hòa chung khí thế “Assad must go” trong đám cháy ngùn ngụt tại Syria bởi do Mỹ, phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh mà Ả Rập Saudi không thể thiếu, họ thò bàn tay đầy tiền dollar để cấp, nuôi dưỡng cho cái gọi là lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Assad – Syria…
Tham vọng không chỉ dừng lại ở đó, vào tháng 3/2015, Ả Rập Saudi chủ mưu, đứng đầu 10 quốc gia vùng Vịnh tấn công vào Yemen với ý đồ là biến Yemen thành thuộc địa kiểu mới của nhà Saudi…
Phải công nhận trong số các quốc gia giàu có nhờ múc dầu lên bán, vũ khí trang bị hiện đại tiến tiến nhờ mua của Mỹ ở vùng Vịnh thì Ả Rập Saudi là quốc gia có những tuyên bố, hành động hung hăng, hiếu chiến nhất…
Tháng 9/2015, Nga can thiệp quân sự tại Syria trực tiếp thách thức Mỹ tại Trung Đông khiến cho hàng loạt “đội quân ủy nhiệm” bị đánh tan tác trong đó có đám của nhà Saudi.
Logic của trò chơi là khi (ở Syria) ngay cả Mỹ-NATO còn không dám động đến Nga để cứu “con đẻ, con hoang” của mình thì Nhà Saudi chưa đủ tuổi cũng phải “ngồi nhìn” mà thôi. Ả Rập Saudi cũng chỉ như đám kền kền  trước cái xác sắp chết Syria chứ có gì khác.
Nhiều người sẽ cho rằng, nói như vậy là coi thường Ả Rập Saudi. Một quốc gia giàu mạnh…thì mới đây, 2 đòn tấn công nhằm vào Ả Rập Saudi của lực lượng Houthi – Yemen như 2 quả đấm mạnh khiến cho lớp mặt nạ sức mạnh bong tróc từng mảng…
Đòn đầu tiên vào ngày 14/9 chứng minh toàn bộ các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của Ả Rập Saudi thuộc ngân hàng các mục tiêu của “quân giải phóng Yemen” không được bảo vệ và không thể bảo vệ trước UAV và tên lửa hành trình vì hệ thống PK vô dụng và sự kết hợp tinh tế giữa chiến thuật và công nghệ của Houthi – Iran.
Đương nhiên, liên minh Mỹ - Ả Rập Saudi nhận thức được điều này và việc di chuyển Sở chỉ huy trung tâm Không quân đầu não tại Trung Đông của Mỹ ở Qatar về chính quốc để tránh UAV và tên lửa hành trình của Iran-Yemen chứng minh điều đó.
Đòn tiếp theo là từ mặt đất giáng ngay vào lãnh thổ Ả Rập Saudi. Đây là một trận đánh rất tinh tế khiến cho nhiều chuyên gia quân sự Mỹ-PT và nhà Saudi hết coi thường lực lượng “chân đất” Houthi.
Chúng ta sẽ phân tích kỹ khía cạnh quân sự trong đòn đánh này sau, nhưng chỉ biết rằng, chỉ trong 72 giờ, 3 Lữ đoàn trang bị cả xe tăng, thiết giáp tại thị trấn Najran của Ả Rập Saudi bị xoa sổ…đã thể hiện khả năng thực hiện đòn cấp chiến dịch của lực lượng Houthi…
Cuộc chiến bị che đậy giữa Ả Rập Saudi và Yemen được bùng phát bởi 2 đòn tấn công đã khiến giới quân sự thế giới phải nhớ lại bài học Việt Nam và có tư duy mới về tác chiến trong bối cảnh vũ khí công nghệ cao và không gian mạng được phổ cập, toàn cầu hóa…
Thật đáng tiếc, ngân sách quốc phòng đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc, không có nghĩa là mạnh thứ 3 thế giới. Nhà Saudi có thể có tiền để mua vũ khí nhiều hơn cả Mỹ, thuê lính đánh thuê đông gấp đôi quân đội Trung Quốc, nhưng ý chí, con tim người lính –  thứ quyết định thành bại cuộc chiến thì bằng tiền không thể mua được
Khởi đầu cấp chiến dịch bằng 2 cú đánh trên không và trên bộ của lực lượng Houthi –Yemen đã khiến cho nhà Saudi “chôn chân, bó tay” và tất nhiên là ngã sấp mặt vào sàn đấu. Thói quen chỉ ra đòn mà không bị chịu đòn đáp trả thì hậu quả là thế thôi.
Đúng như tờ Middle East Eye nhận định: “Ả Rập Saudi tự cứu mình chỉ còn cách phải đàm phán với Iran”. Rút quân khỏi Yemen, bồi thường chiến tranh nếu như không muốn ngai vàng có vấn đề…

1 nhận xét:

  1. Mọi quết sách của một nước đều phải căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định; quyết định đúng sẽ gặt hái thành công; sai thì ngược lại

    Trả lờiXóa