Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Moscow-Riyadh đang 'đập hội đồng' ngành dầu đá phiến Mỹ?

Ngày 17/3/20 
Nếu khai thác dầu đá phiến Mỹ sụp đổ cùng với OPEC thì coi như Hệ thống “dầu cho dollar” hết vai trò ý nghĩa
Thứ Sáu ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại Hội nghị Bộ trưởng dầu mỏ OPEC+...diễn ra tại Viena (Áo) để thảo luận thông qua đề xuất của Ả Rập Saudi việc giảm sản xuất để ổn định giá dầu, theo đó OPEC+ giảm sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày, trong đó Nga chiếm 500 ngàn thùng/ngày.Có thể mọi người cho rằng đây chỉ là thuyết âm mưu vì Mỹ và Ả rập Saudi là đồng minh thân cận của nhau, Ả Rập Saudi lại là thành phần cốt lõi, sống còn, của hệ thống petrodollar toàn cầu của Mỹ thì làm gì có hành động này…Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, vì lợi ích quốc gia, khi tình thế thay đổi thì mọi điều đều có thể.
Mỹ chẳng quan tâm đến hội nghị này vì chắc rằng OPEC+ sẽ dễ dàng đồng ý đề xuất của Ả Rập Saudi (tức là lệnh của Mỹ). Tuy nhiên, khi Bộ trưởng năng lượng Nga, ông Kovak đến muộn, mang theo lệnh của Điện Kremlin thì một trận chấn động thế giới đã xảy ra ngay và luôn sau tuyên bố: Nga từ chối đề xuất của Ả Rập Saudi.
Từ chỗ Ả Rập Saudi đề xuất giảm sản lượng để ổn định giá dầu thì sau khi Nga từ chối, nhà Saudi lập tức tuyên bố ngược lại với đề xuất, sẽ tăng sản lượng từ 9 đến 13 triệu thùng/ngày, đồng thời giảm giá từ 4-8 USD/thùng cho đối tác…khiến giá dầu giảm ngay xuống còn 31 USD/thùng.
Người ta đang theo dõi cuộc chiến giá dầu xảy ra giữa Nga-Ả Rập Saudi, người ta phân tích thực lực đôi bên để xem bên nào knock out, nghĩa là đang theo dõi mà chưa có kết luận, nhưng rất thú vị, khi có một bên thứ ba – các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ, thì lại chết ngay không đợi đến kết quả trận đấu Nga-Saudi.
Biểu hiện thứ nhất: Ả Rập Saudi đánh chuột (Nga) đã đánh vỡ bình (Mỹ).
Rõ ràng là việc Nga không giảm sản lượng làm giá dầu hạ sẽ khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ điêu đứng, xây xẩm thì Ả Rập Saudi còn ra tay hạ giá dầu xuống thấp nữa, chẳng khác nào tung một quả đấm bồi để “dầu đá phiến Mỹ” knock out.
Vào năm 2014, 2015, Ả Rập Saudi đã đơn phương hạ giá dầu. Một số tờ báo phương Tây đã mô tả đó là Ả Rập Saudi ra đòn để hạ gục dầu đá phiến Mỹ, nhưng thực ra không phải. Bản chất của vụ việc là Ả Rập Saudi nhằm vào đối tượng chính là Nga, muốn hạ gục Nga như đã từng với Liên Xô năm 1985. Tuy nhiên, bất luận thế nào, khi giá dầu giảm thì đều gây khó cho dầu đá phiến Mỹ, bởi chi phí sản xuất rất cao. Do đó, tư tưởng tác chiến là phải “đánh nhanh, thắng nhanh”, tức là nếu không hạ gục Nga nhanh thì dầu đá phiến Mỹ sẽ ngừng thở trước.
 Vấn đề là, lần này Nga chủ động hạ giá dầu, do đó, Ả Rập Saudi thừa biết nội lực của mình so với Nga ra sao, thế nhưng, Ả Rập Saudi lại ra đòn giống như “cùng chết” thì phải chăng nhà Saudi quyết tâm thắng Nga? Cũng không phải.
Ả Rập Saudi lợi dụng đòn đánh của Nga để ra đòn “đáp trả”, qua mặt Mỹ nhằm 2 mục đích:
1, Hạ knock out ngay và luôn các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ, loại bỏ một thế lực cạnh tranh nguy hiểm kiểu “xã hội đen” với dầu mỏ Saudi, sau đó đàm phán ăn chia với Nga trong một OPEC+ mới.
Thực tế là Ả Rập Saudi chẳng thích thú gì khi phải chấp nhận giữ giá để cho dầu đá phiến Mỹ ngoi lên chiếm hết thị phần. Đây không phải là sự cạnh tranh mà mệnh lệnh của ông chủ Mỹ với nhà Saudi. Trong khi đó, Nga, đương nhiên cũng không muốn vì Mỹ được lợi lại dùng năng lượng làm đòn bẫy chính trị cấm vận, trừng phạt Nga và bạn bè Nga…
Việc các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ bị phá sản thì trước tiên Mỹ không thể là nhà xuất khẩu mà trở thành nhà nhập khẩu hoàn toàn. Đó là lúc OPEC+ tăng giá bao nhiêu tùy mà không phụ thuộc vào Mỹ, bởi dầu đá phiến Mỹ đã chôn cất xong, Nga và Ả Rập Saudi có cùng mục tiêu lợi ích nên họ không dại gì để chiến với nhau tiếp.
Biểu hiện thứ hai: Thoát khỏi hợp đồng không công bằng lợi ích với Mỹ trong Hệ thống Petrodollar.
Có thể nói Hệ thống petrodollar toàn cầu của Mỹ trong đó lấy Ả Rập Saudi làm nòng cốt. Theo đó:
Mỹ sẽ bảo vệ quân sự cho các mỏ dầu của Ả Rập Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia “sát thủ”, hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Ả Rập Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản: 
1, Nhà Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng dollars.
2, Ả Rập Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Có thể coi đây là một cú “trúng thầu” của Mỹ tại Ả Rập Saudi mà không chỉ thế, Mỹ còn “trúng thầu” toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Bởi vì đến năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy “hợp đồng bên B” của Mỹ.
Thông thường trong một bản hợp đồng giữa 2 bên, bên nào thu được thắng lợi lớn thì bên kia sẽ bị thiệt hại, là sự mất công bằng. Ả Rập Saudi và Mỹ trong hệ thống Petrodollar cũng không thoát khỏi nguyên tắc đó.
Khi trên thị trường chỉ được phép mua dầu bằng dollar thì khi giá dầu cao bao nhiêu thì dollar càng có giá bấy nhiêu, các quốc gia trên thế giới càng cần dollar bấy nhiêu và FED được quyền in ra nhiều dollar để cho vay, nhập khẩu bấy nhiêu. Việc có quyền in ra nhiều dollar khiến cho chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ hoạt động không cần lo lắng vì thiếu tiền và trở nên hung hăng, hiếu chiến sử dụng vũ lực để bảo vệ quyền được in tiền cho thế giới…
Nếu giá dầu thấp chỉ xảy ra ngoài ý muốn và duy nhất trong ý muốn khi chỉ khi hạ bệ lẫn nhau. Năm 1985, 2014 dùng để hạ bên Liên Xô và Nga và nay 2020.
Thế nhưng tình hình thế giới đã thay đổi, Nga, Trung Quốc, đặc biệt là Nga đã trở thành một đối thủ địa chính trị thách thức lớn với sự thống trị của Mỹ là người chơi chính có uy lực tại Trung Đông nổi lên từ năm 2015 đến nay đã khiến cho Ả Rập Saudi và các quốc gia Trung Đông biết, dám, nói không với Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình.
Thực tế với tình hình địa chính trị, quân sự rất phức tạp tại Trung Đông, Ả Rập Saudi, sau khi bị nếm đòn tên lửa Houthis pro của Iran, đánh vào trung tâm dầu mỏ và nguy cơ đe dọa tuyến vận chuyển dầu qua eo biển Hormuz đã khiến Ả Rập Saudi mất tin cậy về sự bảo đảm an ninh của Mỹ, buộc phải tính toán an ninh cho mình trong tình thế mới.
Điều gì sẽ xảy ra khi giá dầu thấp? Nếu Nga và Ả Rập Saudi duy trì sức chiến đấu đủ lâu để Mỹ trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, vượt qua Trung Quốc, khi ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ đã “mồ yên mả đẹp” thì cả hai sẽ đình chiến. Lúc đó thế giới chỉ có 2 người chơi, bạn mua dầu bằng dollar hay rub, euro…tùy túi bạn có tiền gì. Đương nhiên, FED không thể in ra nhiều dollars vì không ai bị bắt buộc đến Mỹ để vay dollar mua dầu cả.
Bây giờ chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ sống và làm việc từ đồng tiền mồ hôi, nước mắt của người dân Mỹ thay vì từ máy in tiền của FED.
Rõ ràng là việc thế giới chỉ sử dụng tiền dollar do Mỹ được quyền in ra là không công bằng dẫn đến việc lạm dụng quyền lực. Khách quan, hệ thống Petrodollar phải loại bỏ để thế giới đi vào thực chất hơn, tự do hơn.
Lê Ngọc Thống

2 nhận xét:

  1. Cuộc cạnh tranh dầu mỏ xem ra rất căng thẳng và nước nào cũng muốn thắng trong trận chiến này

    Trả lờiXóa
  2. Các nước đều có chiến thuật rieng để mang lại lợi nhuận lớn nhất từ dầu mỏ; nhưng xem ra Nga đã hết sức chủ động trong ván bài này

    Trả lờiXóa