Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Mỹ đã mất con át chủ bài chiến tranh!



Phần 1: Con át chủ bài chiến tranh
Ngày 15 tháng Tư, Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ (SPACECOM) thông báo, Nga đã thử một tên lửa đánh chặn chống vệ tinh trực tiếp. Theo Lầu Năm Góc, vụ phóng được thực hiện từ sân tập Plesetsk. Bộ Quốc phòng Nga không báo cáo về vụ phóng này và không đưa ra bình luận chính thức.
Tướng John Raymond, tư lệnh SPACECOM nói: “Thử nghiệm này của Nga là một ví dụ khác về thực tế rằng mối đe dọa đối với các hệ thống không gian của Mỹ và các đồng minh là có thật, nghiêm trọng và đang phát triển”.
Sự thật về những lo ngại của Lầu Năm Góc về vũ khí thần kỳ của Nga như thế nào? Và tại sao một thử nghiệm chưa được xác nhận có thể kích thích sự hốt hoảng của Tư lệnh Lực lượng Vũ trụ Mỹ đến thế?
1, Thế nào là tên lửa đánh chặn vệ tinh trực tiếp quỹ đạo thấp?
Tuyên bố của SPACECOM đề cập đến cái gọi là tên lửa đánh chặn chống vệ tinh trực tiếp ở quỹ đạo Trái đất thấp (Tiếng Anh chống vệ tinh trực tiếp: DA-ASAT). 
DA-ASAT bao gồm các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể tấn công trực tiếp các mục tiêu trên quỹ đạo Trái đất thấp từ bề mặt Trái đất. Các vệ tinh bay trên quỹ đạo cách mặt đất từ 160 km đến 2000 km thuộc quỹ đạo Trái đất thấp và chúng đều là những vệ tinh phục vụ chính cho quân sự.
Nói như vậy có nghĩa là đã có hệ thống tấn công gián tiếp vệ tinh ở quỹ đạo Trái đất thấp. Thật vậy, từ năm 1960, gần như đồng thời Mỹ và Liên Xô đã có phương tiện để tấn công hiệu quả vệ tinh và tên lửa ICBM trên quỹ đạo thấp này…
Vào thời điểm đó, khả năng của các thiết bị điện tử trên tàu rõ ràng là không đủ để điều khiển động cơ đánh chặn chính xác tới mục tiêu, vì vậy cả hai đối thủ trong Chiến tranh Lạnh đều chọn cùng một giải pháp: đầu đạn hạt nhân theo nguyên tắc, thay vì bắn trúng hay gây hủy hoại mục tiêu ở bán kính 1m thì vụ nổ hạt nhân sẽ gây ra kết quả đó trong bán kính 200m.
Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy sẽ có một nhược điểm. Bất kỳ vụ nổ hạt nhân vũ trụ nào cũng gây bùng nổ của tầng điện ly trái đất trong nhiều ngàn km xung quanh, xảy ra do bức xạ gamma từ vụ nổ. Lúc đó, tầng điện ly của trái đất trở nên mờ đục đối với sóng vô tuyến khiến tất cả các radar, dù là của địch hay ta, trong điều kiện như vậy chỉ đơn giản là bị “mù”. Ngoài ra, liên lạc với các vệ tinh tạm thời bị mất và nhiều thành phần điện tử bị hỏng bởi xung EMP, cả trong không gian và trên Trái đất dẫn đến địch hay ta đều bị “điếc”. 
Rõ ràng, cách này chỉ xảy ra khi có một cuộc tấn công hạt nhân lớn, nhưng để đáp lại vụ phóng, ví dụ, tên lửa có độ chính xác cao với đầu đạn thông thường…thì sự bảo vệ như vậy có vẻ quá mức. Thật vô nghĩa khi bắn vào những con chim sẻ bằng “pháo hạt nhân” - sẽ có nhiều thiệt hại hơn cho chính mình.
Tại Liên Xô vào những năm 1980, hệ thống phòng thủ chống không gian (chương trình “Máy bay chiến đấu vệ tinh”) và đến thời Nga – Putin đã có các máy bay như MiG-41 diệt vệ tinh và các vệ tinh có chức năng diệt các vệ tinh khác mà Mỹ đã báo động coi đó là “vệ tinh thám sát”…
Vào tháng 9 năm 1985, Mỹ sử dụng tên lửa chống vệ tinh ASM-135 ASAT có tính cơ động cao được phóng từ máy bay chiến đấu F-15 (tấn công gián tiếp) đã bắn hạ vệ tinh vật lý thiên văn khoa học Solwind ở độ cao 555 km. Vào tháng 2 năm 2008, vệ tinh quân sự US-193 đã bị phá hủy thành công bởi một tên lửa phòng thủ SM-3 của hải quân Mỹ ở độ cao 247 km.
Vào tháng 1 năm 2007, Trung Quốc sử dụng tên lửa chống vệ tinh phóng từ vũ trụ Xichang, đã bắn trúng tàu vũ trụ khí tượng Fengyun-1C ở độ cao 865 km. Kết quả là, một đám mây gồm hơn 2000 mảnh vỡ được hình thành trên quỹ đạo, buộc tàu vũ trụ phải thực hiện các cuộc diễn tập trốn tránh.
Vào tháng 3 năm 2019, Ấn Độ đã bắn hạ vệ tinh quân sự của mình, microsat-R, trên quỹ đạo với độ cao khoảng 270 km.
Bỏ qua Trung Quốc và Ấn Độ, hãy xem hệ thống tên lửa đánh chặn trực tiếp vệ tinh và ICBM của Mỹ như thế nào để nó trở thành một con át chủ bài chiến tranh…
2, Vũ khí biến thế giới trở về thời đồ đá…
Để thực hiện ý đồ chiến lược “tấn công toàn cầu bất ngờ”, Mỹ đã tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế tấn công gián tiếp như sử dụng tia laser mạnh, nhưng cồng kềnh, phụ thuộc thời tiết, nên ý tưởng phá hủy các vệ tinh với sự trợ giúp của một đầu đạn đánh chặn động học khí quyển - một đầu đạn đặc biệt được phóng từ bề mặt trái đất bằng một tên lửa cổ điển.
Đầu đạn của một tên lửa như vậy là một bộ máy cơ động nhỏ di chuyển trong phần cuối cùng của quỹ đạo với tốc độ riêng khoảng 2,7 km/s. Ở tốc độ này, nó không cần mang chất nổ lao vào một mục tiêu, như ICBM hoặc vệ tinh gần Trái đất với tốc độ ngày càng lớn…Và, với một đầu đạn chỉ nặng khoảng 30kg - như các thử nghiệm của Mỹ đã chỉ ra, năng lượng như vậy là khá đủ không chỉ để phá hủy một vệ tinh mỏng manh mà còn phá hủy một đầu đạn ICBM được bảo vệ đầy đủ.
Để thực hiện nguyên tắc đánh chặn động học, nó đòi hỏi ít nhất hai điểm thiết yếu từ một đầu đạn đánh chặn. Đầu tiên, việc phóng tên lửa sẽ bắt đầu trong quá trình đánh chặn, và không phải sau ICBM hoặc vệ tinh. Thứ hai, đầu đạn đánh chặn đòi hỏi độ chính xác chưa từng có trong việc bắn trúng mục tiêu. Tức là nó cần phải đi vào mạch của ICBM hoặc vệ tinh, nếu không, nguyên tắc hiệu ứng động học đơn giản sẽ không hoạt động.
Để có điểm thứ hai, sự phát triển của đánh chặn động học trực tiếp, ngay cả ở Mỹ, chỉ được thực hiện vào đầu những năm 2000, khi các thiết bị điện tử trở nên nhỏ gọn để phù hợp với thân đầu đánh chặn. Và tốc độ phải cao, để đảm bảo điều chỉnh chính xác đầu đánh chặn khi nó tiếp cận mục tiêu bay rất nhanh.
Ban đầu, việc đánh chặn động học được thực hiện đối với hệ thống tên lửa GBI của Mỹ được lắp đặt ở AlaskaCalifornia vào năm 2005.
Thế hệ đầu đạn đánh chặn đầu tiên vẫn còn cồng kềnh: đầu đạn tên lửa GBI nặng khoảng 64 kg, và để mang lại cho chúng tốc độ ban đầu mong muốn, chúng phải sử dụng tên lửa đánh chặn phóng từ mặt đất được thiết kế đặc biệt cho chúng. Việc sản xuất tên lửa GBI trở nên rất đắt đỏ…nên trong 2 khu vực trên Mỹ chỉ có 44 tên lửa GBI.
Vào giữa những năm 2010, Mỹ đã quyết định phát triển tên lửa SM-3 nhỏ gọn hơn, rẻ hơn và đặc biệt là chúng có thể sử dụng bệ phóng Mk-41 tiêu chuẩn. Chính từ bản cài đặt này, người Mỹ đã phóng mọi thứ mà chúng ta chỉ thấy và nghe được trong tin tức: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow và tên lửa phòng không SM-2 cùng những lời cáo buộc lẫn nhau giữa Nga và Mỹ xung quanh việc Mỹ rút khỏi INF…
Tuy nhiên, việc sử dụng một tên lửa nhỏ gọn mới, phù hợp để phóng từ Mk-41, có những nhược điểm. Do trọng lượng ban đầu của tên lửa SM-3 hóa ra rất nhỏ, chỉ 1,5 tấn, cho nên tương đương, khối lượng của thiết bị chặn động học giảm xuống còn 30 kg - so với 64 kg tính theo GBI. Trên quỹ đạo phẳng, phạm vi của đầu đánh chặn động học SM-3 bị giới hạn chỉ 500 km và chiều cao tối đa của thiệt hại đối với vật thể giảm xuống còn 250 km. 
Chính vì lẽ đó, về chiến thuật, các bệ phóng tên lửa SM-3 phải được đặt càng gần biên giới của “đối thủ tiềm tàng”, ví dụ như Nga và Iran, càng lợi hại… nếu không, chúng sẽ vô dụng trong việc chặn ICBM hay vệ tinh bay độ cao trên 300km. Và đó cũng là lý do Nga phản đối gay gắt việc Mỹ đặt các bệ phóng Mk-41 tại châu Âu ở các quốc gia sát Nga như Ba Lan với chiêu bài “phòng thủ”….
Nếu như, hoạt động của con người hiện đại đều phụ thuộc vào những thứ mà con người đã đưa vào khoảng không vũ trụ hầu như trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, quân sự, văn hóa chính trị…mà một ngày nào đó tất cả mọi thứ trên đó bị mất đi thì con người trở về thời kỳ đồ đá…Và thật không may, Mỹ - siêu cường số 1 thế giới đã có “công cụ” để có thể khiến cho con người hiện đại trên thế giới đang sống trở về thời kỳ đồ đá bất kể lúc nào…
Phần 2: Mỹ mất con át chủ bài chiến tranh
Bất luận một cuộc chiến tranh hiện đại hay trong tương lai bên nào chiếm lĩnh, thống trị độ cao bên đó thắng.
Tư duy của chiến tranh Vũ khí công nghệ cao (VKCNC) trong thế XXI, việc thống lĩnh vùng trời là nhân tố quyết định cuộc chiến…không phải là mới mà các cường quốc đã đang thực hiện, nhưng ở độ cao cao hơn là chiến lĩnh khoảng không vũ trụ thì…chưa có năng lực hoặc chỉ mới manh nha trong các hình thức tác chiến EW…
Tuy nhiên, khi không và chưa làm chủ được khoảng không vũ trụ thì các cường quốc đã có tư tưởng tấn công, đánh phá…Và, tất yếu điều đó sẽ biến khoảng không vũ trụ thành một chiến trường…Phòng thủ hay tấn công?
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, với sự tan rã của Liên Xô và hiện tại nát bét của Nga đã cho Mỹ có tham vọng lớn sở hữu độc quyền các tên lửa đánh chặn động học. Theo đó, Lầu Năm Góc xây dựng học thuyết sử dụng các phương thức chiến tranh khác nhau về một cuộc tấn công toàn cầu bất ngờ - khi, bằng cách sử dụng đánh chặn chống vệ tinh trực tiếp, “mắt”, “tai” và thông tin vệ tinh của kẻ thù tiềm năng sẽ bị vô hiệu hóa bởi cuộc tấn công điểm đầu tiên. Sau đó, sau khi một nạn nhân bị “mù - điếc” và mất khả năng phối hợp thì không cần vũ khí hạt nhân, chỉ với vũ khí thông thường có độ chính xác cao cũng có thể giáng một đòn mạnh, buộc đối phương quỳ gối mà không bị trừng phạt, đáp trả…
Đây chính là “Ưu thế quân sự” và “Bất khả xâm phạm” đã tạo điều kiện, tiền đề cho sự hung hăng, hiếu chiến của chính quyền Mỹ trong thời gian qua.
Thực tế, bằng cách này hay cách khác, cho đến gần đây, rõ ràng, Mỹ đã coi các đầu đạn đánh chặn động học gắn trên tên lửa GBI và SM-3 là phản ứng độc quyền của nó đối với bất kỳ mối đe dọa nào từ ngoài vũ trụ.
Việc chỉ định chính thức các hệ thống này - các hệ thống chống tên lửa của người Mỹ phải được hiểu đúng bản chất: với các thiết bị đánh chặn xuyên khí quyển của hệ thống GBI, bất kỳ mục tiêu nào cũng có thể bị chặn trong quỹ đạo cao tới 2000 km và bán kính của tên lửa này đạt tới 5500 km (so với ISS). “Em gái” của GBI, SM-3, cũng đạt được quỹ đạo không gian, mặc dù trong trường hợp của nó, để chắc chắn đánh bại mục tiêu quỹ đạo, nó sẽ bay gần như ngay trên bệ phóng của đối thủ.
Kết quả là cả hai hệ thống này đều là các hệ thống thuộc cùng một lớp DA-ASAT va, để che đậy, người Mỹ tiếp tục nói với công chúng rằng nhiệm vụ chính của các hệ thống phòng thủ tên lửa này là kiềm chế “các kế hoạch xâm lược” của Triều Tiên, Iran và các quốc gia khác khỏi “trục ma quỷ”. Nói cách khác, Washington định vị vũ khí chống vệ tinh của mình chỉ như một phương tiện phòng thủ, bằng mọi cách che giấu khả năng tấn công thực sự của mình, bao gồm cả một cuộc tấn công toàn cầu đầu tiên bất ngờ.
Mỹ sợ điều gì?
Bây giờ nó trở nên rõ ràng tại sao Mỹ rất sợ sự phát triển của Nga trong lĩnh vực đánh chặn chống vệ tinh trực tiếp. Nếu Nga, theo các chuyên gia từ SPACECOM, đã có khả năng tạo ra các thiết bị đánh chặn động học xuyên khí quyển của riêng mình, thì điều này có nghĩa là cơ sở nguyên tố, thuật toán tìm kiếm, cũng như các giải pháp thiết kế hướng dẫn và hệ thống điều chỉnh đường đi cho người Nga đã đạt đến cấp độ của Mỹ. Hoặc thậm chí vượt qua người Mỹ, đó cũng là điều rất có thể.
Trong trường hợp này, Mỹ đã mất quyền độc quyền công nghệ cao trên đỉnh cao do một cuộc đánh chặn trực tiếp chống vệ tinh, mà Washington cho đến gần đây đã sử dụng nó như là một trong những con át chủ bài trong cuộc đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào, kể cả Nga.
Trên thực tế, cho đến nay, Nga chỉ có một câu trả lời cho nhiều mối đe dọa của Mỹ bằng cách đe dọa khởi động kịch bản Ngày tận thế - với sự leo thang ngay lập tức của cuộc xung đột đến mức độ của một cuộc chiến tranh nhiệt hạch toàn cầu không thể chấp nhận được đối với các đòn tấn công của Mỹ.
Nếu Nga có phương tiện đánh chặn trực tiếp chống vệ tinh, thì trong một cuộc xung đột có khả năng xảy ra, Mỹ sẽ trở nên dễ bị tổn thương trong không gian nếu như Mỹ coi các đối thủ có thể có của mình, bao gồm cả Nga. Và điều này có nghĩa là Nga có một phương án đáp trả đối xứng, hiệu quả toàn cầu trong bất kỳ xung đột nào mà không chuyển nó sang giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của sự leo thang hạt nhân.
Rõ ràng việc Tổng thống Nga Putin tuyên bố trong thông điệp Liên bang tháng 3 năm 2018 về các loại vũ khí siêu nhiên chưa đủ làm Mỹ hốt hoảng vì đó mới chỉ điều kiện, chỉ là một “con hổ không có cánh” khi Mỹ có ưu thế độc quyền đánh sập toàn bộ hệ thống vệ tinh của Nga trong quỹ đạo Trái đất thấp. Nhưng, khi Nga đã có đủ khả năng công nghệ để đáp trả và bảo vệ các phương tiện vũ khí của mình hoạt động trong khoảng không vũ trụ thì đó chính là lúc Nga như “Hổ mọc thêm cánh”.
Khi ưu thế độc quyền để làm “mù và điếc” người Nga trong một cuộc chiến tranh thông thường đã không còn; khi người Nga đã có những loại vũ khí mà Mỹ không theo đuổi kịp để biến hệ thống đánh chặn tên lửa thành đống sắt gỉ thì bất kỳ một kẻ hung hăng, hiếu chiến nào cũng phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi đụng vào Nga.
Đến đây cũng phải lưu ý rằng tại sao người Mỹ có “tuyên bố đặc biệt” là về Nga chứ không phải là Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia này cũng đã có tên lửa diệt vệ tinh được phóng thử thành công? Đơn giản là nguyên tắc hoạt động của tên lửa Trung Quốc và Ấn Độ chưa phải tầm mà Nga và Mỹ đã đạt được – đánh chặn động học, như đã nói ở phần đầu.
Quả thật, để diệt vệ tinh, Mỹ cũng như Nga có nhiều phương tiện. Nga không chỉ máy bay mà còn có vệ tinh diệt vệ tinh, còn Mỹ thì ngoài ra còn có máy bay không gian XS-1, X-37B…Tuy nhiên sự xuất hiện hệ thống Nudol của Nga lại là chuyện khác…


Trong một thời gian dài, Quân đội Nga đã giữ bí mật hệ thống này. “Nudol” được phía Nga định nghĩa là hệ thống chống tên lửa giai đoạn giữa và có khả năng tiêu diệt vệ tinh quỹ đạo thấp. Hệ thống “Nudol” là phiên bản cải tiến của hệ thống chống tên lửa A-135 của Nga, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo tấn công trong giai đoạn giữa.
Điểm đặc biệt quan trọng nhất về chiến thuật, Nudol là một hệ thống chống vệ tinh di động. Gọi là “di động” thì có nghĩa là nó di chuyển bất cứ nơi đâu thay vì như GBI của Mỹ được đặt tại các hầm phóng ngầm. Về mặt kỹ thuật thì tên lửa đánh chặn 14A042 thực hiện theo nguyên tắc đánh chặn động học không chỉ với vệ tinh mà cả ICBM.
Tháng 11/2014, Nga đã sử dụng tên lửa đánh chặn 14A042 tiêu diệt thành công một vệ tinh quỹ đạo thấp, nhưng tiêu diệt một ICBM thì chưa có thông tin. Tuy nhiên, khi nghe đối thủ của nó la lối thì chúng tỏ nó – tên lửa đánh chặn 14A042, lợi hại như nào, ít ra nó cũng như SM-3 của Mỹ. Và cho đến hôm 15/4/2020, hệ thống Nudol đã không còn ở giai đoạn thử nghiệm, nó đã đi vào trực chiến.
Bộ quốc phòng Nga đang im lặng, không bình luận gì về tuyên bố của Tướng John Raymond, tư lệnh SPACECOM của Mỹ, song, có lẽ “im lặng là đỉnh cao của âm thanh”, người Nga đã đi các nước cờ đã vạch ra một cách lạnh lùng…để đoạt con át chủ bài của đối thủ.

1 nhận xét:

  1. Cuộc chạy đua vũ khí chiến tranh giữa Mỹ và Nga luôn căng thẳng, hiện nay Nga đã có rất nhiều vũ khí vượt mặt Mỹ; đây là vấn đề mà Mỹ lo ngại nhất

    Trả lờiXóa